Theo Chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 tẩm nhìn 2030, tại Việt Nam hình thành hai loại nhà ở: nhà ở thị trường thoả mãn nhu cầu theo cơ chế thị trường và nhà ở xã hội cho tám nhóm đối tượng gặp khó khăn về nhà ở: công nhân, sinh viên, người thu nhập thấp, quân nhân, cán bộ, viên chức, hộ nghèo, đóng bào vùng lũ... Phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng hiện đã trở thành nhu cầu rất cấp bách của xã hội, đặc biệt tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế. Theo số liệu thống kê tại các hội thảo về phát triển nhà ở, Việt Nam có 7 triệu người thu nhập thấp trong các khu đô thị có mong muốn mua hoặc thuê nhà ở xã hội; có 1 triệu công nhân làm việc tại các khu công nghiệp và 1,2 triệu sinh viên có nhu cầu về nhà cho thuê phù hợp; nhu cầu nhà ở xã hội là rất lớn, chỉ riêng ở các khu đò thị lên tới 150 triệu m2 và riêng Hà Nội là 5,5 triệu m2. Theo quy luật của thị trường, có nhu cầu về nhà ở, tất sẽ có thị trường cung ứng. Tuy nhiên thị trường cung ứng đó phải là thị trường có kiểm soát. Nhà ở hay chính sách phát triển nhà ở thể hiện mức sống, trình độ tổ chức xã hội, tình hình kinh tế xã hội, văn hóa của mỗi quốc gia. Phát triển nhà ở trong mỗi quốc gia vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Tại nhiều quốc gia, để giải quyết vấn đề nhà ở, người ta thành lập Bộ riêng về nhà ở, và việc phát triển, quản lý nhà ở xã hội được thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố, trước hết là: Cơ chế- chính sách; Công nghiệp hóa xây dựng; Tài chính cho người sử dụng; Dịch vụ hạ tầng... Tại Việt Nam, Bộ Xây dựng và các địa phương thực hiện Chương trình nhà ở xã hội chủ yếu thông qua các doanh nghiệp. Mô hình phát triển nhà ở xã hội của các doanh nghiệp hiện nay được xây dựng trên nguyên tắc được Nhà nước hỗ trợ (đất, thuế...) để giảm giá thành xây dựng.