1. 1
BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
Chương 4: Đầu tư tài chính
Câu hỏi ôn tập
1. Phân biệt chứng khoán nợ và chứng khoán vốn
2. Căn cứ cho sự phân loại đầu tư tài chính thành ngắn hạn và dài hạn.
3. Các khoản đầu tư dài hạn bao gồm các loại nào? Yếu tố để phân biệt các
khoản đầu tư dài hạn
4. Hãy nêu đối tượng kế toán để hạch toán đối với cổ phiếu thương mại và cổ
phiếu đầu tư.
5. Hãy nêu cách xử lý khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản khi đem đi góp
vốn vào công ty liên kết.
6. Cách xử lý chi phí giao dịch liên quan đến mua và bán cổ phiếu thương mại.
7. Khoản lãi được hưởng trước khi nắm giữ cổ phiếu được gọi là gì? Và được
kế toán ghi nhận như thế nào?
8. Hãy kể tên các loại vốn góp liên doanh. Trường hợp nào được theo dõi khoản
vốn góp liên doanh trên TK 222.
9. Khi nào cần lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán? Hãy cho biết các chỉ
tiêu nào Bảng cân đối kế toán và trên Báo cáo KQHĐKD bị ảnh hưởng khi lập dự
phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
10. Ngày 1/7/x0, công ty A cho công ty B vay 1 tỷ đồng với thời hạn 1 năm, nhận
lãi và vốn khi đáo hạn, lãi suất 10%/năm. Công ty A và B chỉ lập BCTC năm. Hãy
nêu các bút toán kế toán liên quan đến hoạt động này ở công ty A và B tại các ngày
1/7/x0; 31/12/x0 và 30/6/x1. Giả sử việc cho vay và thu hồi bằng tiền mặt và công ty
B thực hiện đúng cam kết.
Bài tập
Bài 1. Điền vào chỗ trống:
Đấu tư tài chính là hoạt động khai thác và sử dụng …
của doanh nghiệp để đầu tư ra bên ngoài doanh
nghiệp.
a. Tiền
b. Nguồn lực
c. Tài sản khác
Nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50%
quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư thì được coi là
ảnh hưởng … đối với bên nhận đầu tư
a. Đáng kể
b. Không đáng kể
c. Kiểm soát
Trường hợp nhà đầu tư góp vốn vào cơ sở kinh
doanh đồng kiểm soát nhưng không có quyền đồng
kiểm soát, khoản đầu tư này sẽ được ghi nhận vào TK
a. TK 222
b. TK 128
c. TK 228
Ảnh hưởng đáng kể là quyền tham gia của bên … vào a. Nhà đầu tư / Bên
2. 2
việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và
hoạt động của bên …
nhận đầu tư
b. Bên nhận đầu tư /
Nhà đầu tư
Công ty con là công ty chịu sự … của công ty mẹ a. Kiểm soát
b. Ảnh hưởng
c. Quản lý
Kế toán có thể tham chiếu quy định trích lập dự
phòng giảm giá đầu tư chứng khoán để phục vụ cho
công tác kê khai thuế ở …
a. Chuẩn mực kế toán
b. Thông tư 244/2009
c. Thông tư 228/2009
Bài 2. Công ty F mua 4.000 cổ phiếu phổ thông của công ty S như một khoản đầu
tư sẵn sàng để bán với giá mua 52.800.000đ đã thanh toán bằng chuyển khoản.
Trong năm, S chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 1.200đ cho mỗi cổ phiếu. Vào cuối
năm, cổ phiếu của S được bán với 12.400đ/cổ phiếu.
Yêu cầu:
a. Hãy thực hiện các bút toán kế toán để công ty F ghi (a) mua khoản đầu tư, (b)
cổ tức nhận được.
b. Giá trị khoản đầu tư được trình bày trên Bảng cân đối kế toán của công ty F
là bao nhiêu?
Bài 3. Sử dụng dữ liệu của bài tập trên với giả định rằng công ty F mua cổ phiếu với
mục đích đầu tư. Thông tin bổ sung, công ty S đang có 1.000.000 cổ phiếu cổ thông
đang lưu hành.
Yêu cầu: Hãy thực hiện các bút toán kế toán để công ty F ghi (a) mua khoản đầu tư,
(b) cổ tức nhận được.
Bài 4. Xác định tỷ lệ quyền kiểm soát, tỷ lệ lợi ích và mối quan hệ giữa của Công ty
X với các bên nhận đầu tư:
Bài 5. Công ty HT có danh mục đầu tư chứng khoán như sau vào ngày 31/12/X0
như sau:
X
Y
Z
P
Q
K
L
G
60%
30%
55%
23%
25% 80%
35%
48%
3. 3
Cổ
phiếu
Số lượng
(cp)
Giá gốc (đ) Giá thị trường
vào ngày 31/12
Tổng giá thị trường
X 4.000 60.000.000 12.800đ/cp
Y 2.000 64.000.000 33.000đ/cp
Z 7.000 168.000.000 22.000đ/cp
Tổng cộng 292.000.000 x
Yêu cầu:
a. Tính tổng tổng giá trị danh mục khoản đầu tư theo giá thị trường vào ngày
31/12
b. Với tình hình trên thì kế toán sẽ thực hiện những nghiệp vụ gì liên quan đến
khoản đầu tư trên và thực hiện các bút toán cần thiết. Biết rằng công ty HT
nắm giữ các chứng khoán trên nhằm mục đích thương mại.
c. Kế toán sẽ trình bày thông tin về khoản đầu tư trên Bảng cân đối kế toán vào
ngày 31/12 như thế nào? (điền thông tin vào mẫu sau):
Chỉ tiêu Mã số Số tiền
Bài 6. Có tình hình về đầu tư tài chính tại công ty H như sau:
Số dư ngày 30/11/20X0 của một số tài khoản như sau:
TK 121: 60.000.000đ
TK 1211M: 40.000.000đ (chi tiết 2.000 cổ phần của CTCP M)
TK 1122S: 20.000.000đ (chi tiết 10 kỳ phiếu ngân hàng S, mệnh giá 2 triệu
đồng/kỳ phiếu, thời hạn 6 tháng, lãi suất 0,8% tháng, thu lãi cuối kỳ)
TK 129: 4.000.000đ (dự phòng giảm giá cổ phiếu công ty M)
Trong tháng 12/20X0, một số nghiệp vụ phát sinh:
1. Ngày 1/12, trích tiền gởi ngân hàng 50.000.000đ mua tín phiếu kho bạc, thời
hạn 12 tháng, lãi suất 1% tháng, thu lãi một lần khi đáo hạn.
2. Ngày 5/12, xuất quỹ tiền mặt 20.000.000đ để mua kỳ phiếu của ngân hàng V,
thời hạn 6 tháng, mệnh giá 1.000.000đ/ kỳ phiếu, lãi suất 8%/năm, lãi nhận ngay
khi mua kỳ phiếu.
3. Ngày 22/12, bán 1.000 cổ phần của CTCP M, tổng giá bán là 21.000.000đ đã
thu bằng tiền gởi ngân hàng. Phí giao dịch đã thanh toán bằng chuyển khoản là
63.000đ.
4. Ngày 30/12, nhận giấy báo Có của ngân hàng về tiền lãi kỳ phiếu ngân hàng S.
4. 4
5. Ngày 31/12, xuất quỹ tiền mặt 30.000.000đ để cho công ty G vay 3 tháng với lãi
suất là 1,2% tháng, thu lãi và gốc 1 lần khi đáo hạn.
6. Ngày 31/12, giá thị trường của cổ phiếu CTCP M là 20.000đ/cp
Yêu cầu: Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài 7. Có tình hình về đầu tư tài chính tại công ty B&B như sau: (Các giao dịch mua
bán, cổ phiếu đều giao dịch qua ngân hàng)
1. Ngày 2/4 mua 10.000 cổ phần (CP) của công ty X với giá 28.000đ/CP với mục
đích bán kiếm lời, chi phí môi giới là 0,2% giá trị giao dịch.
2. Ngày 1/7, mua 30.000 CP của công ty Y với giá 30.000đ/CP với mục đích bán
kiếm lời, chi phí giao dịch là 0,15% giá trị giao dịch.
3. Ngày 20/7, bán 5.000 CP của công ty X với giá 40.000đ/CP, chi phí môi giới là
0,2% giá trị giao dịch.
4. Ngày 1/10, Xuất quỹ tiền mặt 500 triệu đồng để mở tài khoản tiết kiệm, kỳ hạn 6
tháng, lãi suất 8%/năm, lãi nhận khi đáo hạn.
5. Ngày 1/10, mua kỳ phiếu ngân hàng 100 triệu đồng bằng TGNH, kỳ hạn 9 tháng,
lãi suất 0,7%/tháng, lãi nhận định kỳ hàng quý.
6. Ngày 25/12, nhận cổ tức cho cả năm 20X0 cho khoản đầu tư vào cổ phiếu của
công ty Y, đã nhận bằng tiền mặt , số tiền là 36 triệu đồng.
7. Ngày 31/12, giá thị trường các chứng khoán như sau: cổ phiếu công ty X:
25.000đ/CP; cổ phiếu công ty Y 35.000đ/CP.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Phản ánh tình hình trên vào các báo cáo tài chính thích hợp. Biết rằng năm tài
chính kết thúc vào ngày 31/12/20X0, công ty không có hoạt động tài chính nào
khác ngoài các hoạt động trên, ngoại trừ khoản chi phí lãi vay trong năm là 200
triệu đồng.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (trích)
Ngày 31/12/20X0
Đơn vị tính: ngàn đồng
TÀI SẢN MÃ
SỐ
Thuyết
minh
Số cuối năm Số đầu năm
1 2 3 4 5
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền
1. Các khoản ương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
5. 5
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (trích)
Năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X0
Đơn vị tính: ngàn đồng
CHỈ TIÊU MÃ SỐ Thuyết
minh
Năm nay Năm trước
1 2 3 4 5
6. Doanh thu tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: chi phí lãi vay
BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (trích)
Năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20X0
IV- Các chính sách kế toán áp dụng
5- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư tài chính
- Các khoản ……………………………………… được ghi nhận theo giá ……………..
- Vào thời điểm lập báo cáo tài chính, nếu giá ………………….. thấp hơn giá gốc,
các khoản đầu tư ……………………………….. sẽ được lập dự phòng ………………
bằng chênh lệch giữa giá gốc và giá ………………….
V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: ngàn đồng
02- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn
- Đầu tư ngắn hạn khác
- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Cuối năm
xxxxxxxxxxxxxxxx
xxxx
Đầu năm
xxxxxxxxxxxxxxxxx
xxx
Cộng
Bài 8. Trong tháng 6/20X0, có tài liệu về đầu tư dài hạn của Công ty Hoa Nắng như
sau:
1. Chuyển khoản 2.000.000.000đ mua cổ phần của công ty M, chi phí môi giới đã
chi bằng tiền mặt là 3.000.000đ (tỷ lệ quyền biểu quyết tương đương với phần
góp vốn là 60%)
2. Nhận thông báo chia cổ tức của công ty N là 20.000.000đ. Theo thỏa thuận số
cổ tức này được nhập vào vốn góp thêm (tỷ lệ quyền biểu quyết tương đương
với tỷ lệ vốn góp thay đổi từ 52% lên 55%)
3. Góp vốn đầu tư vào công ty H với tỷ lệ vốn góp là 40%, bao gồm:
+ Thiết bị sản xuất có nguyên giá 180.000.000đ, khấu hao lũy kế 80.000.000đ,
vốn góp được xác định là 96.000.000đ.
6. 6
+ Lô hàng hóa có giá gốc 120.000.000đ, giá được quy định bởi hội đồng góp
vốn là 130.000.000đ
+ Chi phí vận chuyển tài sản góp vốn công ty phải chịu và đã trả bằng tiền mặt
440.000đ (đã có thuế GTGT 40.000đ)
4. Chuyển khoản mua 5.000 cổ phần của công ty P, mệnh giá 10.000đ/Cp, giá
mua là 18.000đ/CP, tỷ lệ quyền biểu quyết là 12%. Phí môi giới thanh toán bằng
tiền mặt là 2.000.000đ.
5. Nhượng lại một số cổ phiếu của công ty F cho công ty R với giá bán là
200.000.000, giá gốc là 180.000.000đ (tỷ lệ quyền biểu quyết đối với công ty F
giảm từ 25% xuống còn 18%).
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào các tài khoản
có liên quan