công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với kinh tế tri trức
1 of 4
Downloaded 214 times
More Related Content
Cnhhđh gắn với tri thức.
1. I. Kinh tế tri thức.
1. Thế nào là kinh tế tri thức?
Từ những kết quả và những tồn tại của quá trình CNH - HĐH trong những năm đổi mới, Đại
hội X của Đảng đã tổng kết lý luận, thực tiễn và đề ra chủ trương rút ngắn quá trình CNH-
HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đảng nhận định: “Khoa học và công nghệ sẽ
có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa: Kinh tế tri thức là nền kinh
tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự
phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Đặc trưng của nền kinh tế tri thức.
- Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo nên sự tăng trưởng cao.
- Sự sáng tạo thường xuyên là động lực thúc đẩy sự phát triển.
- CNH - HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Lấy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. (Để
tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố : Vốn, KH & CN, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế
chính trị và quản lý nhà nước trong đó con người là yếu tố quyết định và nguồn nhân
lực cho CNH - HĐH đòi hỏi đáp ứng cả về lượng và chất).
- Lực lượng cán bộ KH –CN, KH quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò
đặc biệt quan trọng
- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH – HĐH (Khoa học và công
nghệ có vai trò quyết định đến tăng năng suất lao động , giảm chi phí sản xuất nâng
cao lợi thế cạnh tranh).
- Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Cơ sở thực tiễn cho chủ trương CNH – HĐH rút ngắn này không phải là nóng vội duy ý chí
mà do xu thế toàn cầu hóa, khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức trên thế giới phát triển và nội
lực của chúng ta được phát huy.Để rút ngắn quá trình CNH - HĐH đất nước, tinh thần Văn
kiện Đại hội X là phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các bước đi được rút
ngắn do áp dụng khoa học công nghệ hiện đại (coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của
nền kinh tế và CNH - HĐH) và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những
ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Đó là
những ngành kinh tế mới dựa vào công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học
2. và cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng
dụng khoa học công nghệ cao.
II. Nội dung và định hướng CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
1. Nội dung.
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế
tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế
tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Nội dung cơ bản của quá trình này là:
- Phát triển mạnh các ngành, sản phẩm có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức.
- Kết hợp tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.
- Coi trọng số lượng, chất lượng tăng trưởng trong mỗi bước phát triển, từng vùng, từng
địa phương, từng dự án.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động tất cả các ngành, nhất là các
ngành có sức cạnh tranh cao.
Những quan điểm, nội dung cơ bản của việc đẩy mạnh CNH - HĐH theo định hướng XHCN
gắn với phát triển kinh tế tri thức cần nắm vững là:
- CNH - HĐH đất nước là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng nhiều chủ thể thực hiện, huy động mọi
nguồn lực của xã hội cho quá trình CNH rút ngắn theo hướng hiện đại.
- Tập trung các nguồn lực đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển
nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa đa dạng và giá trị gia tăng ngày càng lớn. Chú trọng
công nghiệp chế biến và tăng tiềm lực khoa học, công nghệ, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã
hội cho quá trình phát triển CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Kết hợp thật tốt nội lực và ngoại lực trong quá trình CNH - HĐH thành một nguồn lực
tổng hợp để đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Theo đó phải chăm lo nguồn lực nội
sinh để phát triển nhanh, mạnh một số ngành công nghiệp có tính then chốt của nền
kinh tế quốc dân để “xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực
và lãnh thổ”. (Văn kiện Đại hội X, tr.88).
- Phát huy cao độ nguồn lực tri thức Việt Nam, kết hợp với những tri thức mới của nhân
loại để phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao, tạo ra
sản phẩm hàng hóa Việt Nam có thương hiệu ở thị trường trong nước và thị trường
quốc tế.
3. - Đẩy nhanh CNH - HĐH đất nước gắn liền bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả tài
nguyên, bảo đảm sự phát triển bền vững cho nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của
con người.
2. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình CNH – HĐH gắn
với kinh tế tri thức
a) Nông nghiệp.
Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của quá trình công nghiệp hóa
đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trên thế giới, bởi vì công nghiệp hóa là quá
trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng
dịch vụ và đô thị.
Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu và lao động cho công nghiệp và thành
thị, là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời
điểm khi bắt đầu công nghiệp hóa. Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn
là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa.
Ở nước ta, trong những năm qua, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn được đặt ở vị trí quan trọng. Trong những năm tới, định hướng phát triển cho quá trình
này là:
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị
gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa
phương
- Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ,
giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp
b) Công nghiệp.
- Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp
phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu
và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng
cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất tư liệu sản xuất quan
trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn nước
ngoài và các công ty lớn xuyên quốc gia.
- Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng để
khai thác dầu khí, lọc dầu và hóa dầu luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất cơ bản, phân
4. bón, vật liệu xây dựng. Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô. Thu hút
chuyên gia giỏi, cao cấp của nước ngoài và trong cộng đồng người Việt định cư ở
nước ngoài.
- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội nhất là các sân bay quốc tế,
cảng biển, đường cao tốc, đường ven biển, đường đông tây, mạng lưới cung cấp điện,
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở các đô thị lớn, hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước.
Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tăng
nhanh năng lực và hiện đại hóa bưu chính viễn thông.
c) Dịch vụ.
- Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất
lượng cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ
cao hơn tốc độ tăng GDP.
- Tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc để tạo bước phát triển ngành “công nghiệp
không khói” này.
- Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải,
thương mại, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch. Phát triển mạnh các dịch vụ
phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phục vụ đời sống ở khu vực nông thôn.
d) Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.
- Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia , nhất là tài nguyên đất, nước, khoáng sản ,
rừng …
- Từng bước hiện đại công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, chủ động phòng
- chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn…
- Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi
trường, bảo đảm phát triển bền vững.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú
trọng lĩnh vực quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.