4. Từ cuối thể kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh
giai đoạn độc quyền. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng
cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược và áp bức
nhân dân các dân tộc thuộc địa.
7. Sự thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân
dân lao động các nước trở nên cùng cực.
Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày
càng gay gắt, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở
các nước thuộc địa.
9. Năm 1917, CM Tháng Mười Nga giành được thắng lợi. Đây
là cuộc CM vô sản đấu tranh cho giai cấp công nhân.
20. Trước những thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân
Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh tuy rất
khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán
thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi tìm con đường
cứu nước mới.
• Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá
trình tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu kỹ các cuộc CM điển hình
trên thế giới như CM Mỹ (1776) và CM Pháp (1789).
23. Người đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con
người của 2 cuộc CM Pháp và Mỹ nhưng cũng nhận thức rõ những hạn
chế của các cuộc CM tư sản. Người nhận thấy: Cách mệnh Pháp cũng
như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến
nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công
nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa.
Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường CM tư sản. Người khẳng
định con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh
phúc thật sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói
riêng.
24. Bên cạnh đó, Người đặc biệt quan tâm tìm hiểu CM Tháng Mười Nga
năm 1917. Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách
mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng
được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.
25. Hồ Chí Minh thấy được CM Tháng Mười Nga không chỉ là cuộc CM
vô sản, mà còn là một cuộc CM giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương
sáng về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và “mở ra trước mắt
họ thời đại CM chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
26. Tại Đại Hội Đảng Xã hội Pháp ( tháng 2 – 1920), Nguyễn Ái Quốc
bỏ phiếu tán thành việc gia nhập quốc tế cộng sản và tham gia thành
lập Đảng Cộng Sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc
đời hoạt động cách mạng của người – từ người yêu nước trở thành
người cộng sản.
27. Người “hoàn toàn tin theo Lê-nin và Quốc tế thứ ba” bởi vì Lê-nin
và Quốc tế thứ ba đã “bênh vực cho các dân tộc bị áp bức”. Người
thấy trong lý luận của V.I.Lê-nin một phương hướng mới để giải
phóng dân tộc: Con đường CM vô sản.
Vượt qua những hạn chế về mặt tư tưởng của các sĩ phu và các nhà
CM có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học
thuyết CM của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn khuynh hướng
chính trị vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản”.
29. Việc lựa chọn con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc cũng xuất phát
từ tấm lòng yêu quê hương, đất nước vô bờ, với sự quyết tâm tìm ra con
đường cứu nước cao cả .
Động lực, hun đún thành ngọn lửa cứu nước, và bằng tài năng mẫn cảm
chính trị của mình cũng như những hoạt động miệt mài, Nguyễn Ái Quốc đã
tìm ra con đường giải phóng cho cả dân tộc.
30. - Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, đánh dấu sự thắng lợi
của khuynh hướng cách mạng vô sản.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945.
- Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp (1954) và kháng chiến chống
Mỹ (1975)
- Thắng lợi của công cuộc Đổi mới hiện nay.
Tất cả đã chứng tỏ hướng đi đúng đắn của dân tộc và người có vai trò
quan trọng nhất trong việc tìm ra và đặt nền tảng cho cách mạng Việt
Nam không ai khác, đó là Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh vĩ đại.