1. 6GVHD : Ths. Nguyễn Quốc Bình
SVTH :
1) Trương Minh Quang MSSV : 08147155
2) Nguyễn Thị Thùy Dương 08147033
3) Dương Văn Thành 09114112
I – Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển xã hội và bùng nổ dân số trên thới giới thì rừng ngày càng bị thu hẹp về
diện tích giảm về mặt đa dạng sinh học. Nguyên nhân của mất rừng chủ yếu là sự can thiệp thiếu hiểu
biết của con người và với điều kiện sống ta đã khai thác rừng một cách thái quá dẫn đến khó khả năng
phục hồi. Ngoài ra cũng có những nguyên nhân tiêu cực tác động đến rừng bởi các biện pháp kĩ thuật
lâm sinh hoặc những biện pháp kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây vai trò của rừng ngày càng
được nhận thức rõ hơn bao giờ hết. Rừng cung cấp gỗ và lâm sản phục vụ cho nhu cầu của hàng triệu
đồng bào. Bên cạnh đó rừng là nơi nuôi dưỡng nguồn nước, làm sạch môi trường, chống xói mòn và
mang lại nhiều giá trị văn hóa tinh thần. Với nhận thức ấy con người đã nghĩ đến việc khai thác lâm sản
ngoài gỗ để phục vụ cho nhu cầu của mình ngày càng được hưởng ứng tích cực.
Ở nước ta, trong điều kiện khắc nghiệt của khô hạn, bão tố, đất cát nghèo dinh dưỡng… của miền
Trung và lũ lụt, mặn xâm nhập, nhiểm phèn… ở Đồng bằng sông Cửu Long thì cây dừa vẫn tỏ ra thích
nghi tốt. Với vai trò là cây trồng tiên phong, cây dừa còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tiểu
khí hậu ổn định, chống xói mòn, giữ vai trò quan trọng trong du lịch sinh thái ở ĐBSCL và ven biển
miền Trung, tham gia phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
Đặc biệt vị trí của cây dừa chiếm vị thế rất quan trọng trong đời sống tinh thần lẫn vật chất của
mỗi người dân, nó khắc sâu trong tâm khảm của người dân.
Nhắc đến cây dừa ta thường nghe các câu ca dao quen thuộc sau :
“Thấy dừa thì nhớ Bến Tre,
Thấy bông mía trắng nhớ quê Mỏ Cày”
Hoặc :
“Thấy dừa thì nhớ Bến Tre,
Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang”
Hay :
“Thấy dừa thì nhớ Bến Tre.
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười”
…………………
Bến Tre được mệnh danh là xứ dừa hay xứ ba đảo dừa xanh. Có thể thấy trong số các loại cây
trồng trên đất vườn ở Bến Tre, cây dừa chiếm vị trí hàng đầu, dẫn đầu về diện tích dừa trong cả nước.
Dừa là một trong những loại cây công nghiệp dài ngày đã tìm được mảnh đất phát triển lý tưởng trên ba
dải cù lao.
Cây dừa gắn bó với “Bến Tre” trong chiến tranh kể cả đời sống thường ngày. Riêng đối với
người dân của Huyện Giồng Trôm hiện nay xem cây dừa là một trong những loại cây cho giá trị kinh tế
chiếm thế mạnh của vùng.
II- Giới thiệu chung :
2. Huyện Giồng Trôm Nằm khoảng giữa cù lao Bảo; Bắc giáp huyện Bình Đại, ranh giợi là sông Ba
Lai; Đông giáp huyện Ba Tri; Tây giáp thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành; Nam giáp huyện Mỏ
Cày, có ranh giới là sông Hàm Luông.
Diện tích 311ha
Dân số 185092người
Mật độ 595.19 người/km2.2001.
Gồm thị trấn Giồng Trôm, và 21 xã: Sơn Phú, Hưng Phong, Phước Long, Thạnh Phú Đông, Tân Lợi
Thạnh, Long Mỹ, Thuận Điền, Lương Phú, Lương Hòa, Mỹ Thạnh, Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa,
Lương Quới, Bình Hòa, Tân Hào, Tân Thanh, Bình Thành, Hưng Nhượng, Hưng Lễ, Châu Bình.
Nói đến Giồng Trôm không ai không nhớ đến “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc”, hai loại
bánh đều được làm từ nước cốt dừa. Mỹ Lồng là tên khác của huyện Mỹ Thạnh, Sơn Đốc là tên trước
kia của huyện Hưng Nhượng.
Diện tích trồng dừa trên huyện Giồng Trôm là 9800 ha 1999.
Hiện nay, sản lượng dừa của huyện đạt từ 65-70 triệu quả/năm.
Địa danh Giồng Trôm dược cấu tạo theo đặc điểm đất cộng với tên thực vật- con giồng có cây trôm
mọc.
Cây dừa ( Cocos nucifera L )
Họ cau dừa ( Arecaceae )
Chi dừa ( Cocos Linn )
III. Chứng minh cây dừa là Lâm sản ngoài gỗ.
“Cây dừa di thực đến Việt Nam từ thế kỷ XIX, được trồng phổ biến vào đầu thế kỷ XX chủ yếu
ở các tỉnh Trung bộ và Nam bộ đặc biệt là Bến Tre, do sự du nhập giống dừa từ các thương thuyền của
những doanh nhân từ Malaysia, Philippines ra vào các cảng biển Việt Nam thời đó.”
Nguồn: www.bentre.gov.vn
Chuyện cây dừa không có trong mục giống
Nguồn từ : Bao Nong Nghiep Viet Nam hoặc http://agriviet.com
* Các sản phẩm thực phẩm chế biến từ dừa:
1. Cơm dừa khô (Copra): cơm dừa của trái dừa khô được phơi nắng hoặc sấy khô còn 6-7% ẩm độ,
đây là sản phẩm truyền thống từ trái dừa dùng để ép dầu dừa. Hiện nay sản lượng cơm dừa khô giảm
đáng kể do lợi nhuận từ ép dầu dừa thấp.
2. Dầu dừa thô: được chiết ép từ cơm dừa khô, sau đó qua giai đoạn lọc, dầu dừa được chiết ép theo
phương pháp ép khô phải qua khâu tinh luyện để khử màu, khử mùi trở thành dầu ăn (cooking oil) với
thành phần acid béo chủ yếu là acid lauric (47,3%) có mạch carbon trung bình, ngoài công dụng để ăn
nó còn để chế biến các sản phẩm và hóa chất khác sử dụng trong công nghiệp.