1. 47 Quỷ cốc kế
1. Thuật bãi hạp:
a. Trong nhu có cương, trong cương có nhu
Muốn thực hiện kế này phải thẩm định đối phương : Có hay không, hư hay thực, lợi và hại trước
sau. Hiểu rõ ý chí của đối phương, tùy tâm lý, dục vọng của đối phương mà thuyết phục.
KHỔNG MINH muốn gặp LỖ TÚC để sang Giang Nam, dặn LƯU BỊ nếu TÚC hỏi quân tình TÀO
THÁO thì nói không biết để TÚC gặp KHỔNG MINH........đóng để mở.
LƯU BỊ, KHỔNG MINH đóng rất giỏi vỡ kịch này. LƯU BỊ thực tình muốn KHỔNG MINH sang
Giang đông liên quân với TÔN QUYỀN nhưng vẫn giả vờ là không muốn rời KHỔNG
MINH.............lại đóng để mở.
Sang đến Giang Đông, thấy tướng TÔN QUYỀN là người cương cường, không khuất phục,
KHỔNG MINH khiêu khích, hư trương thanh thế, nói TÀO THÁO là quân nhiều tướng giỏi, thuyết
TÔN QUYỀN đầu hàng nhục nhã
.....lại là đóng để đối phương bộc lộ tính khí.
Khi TÔN QUYỀN tức giận là bộc lộ ý chí không muốn hàng TÀO, KHỔNG MINH lại hé mẹo diệt
trăm vạn quân TÀO như diệt kiến với LỖ TÚC........là cách mở để TÔN QUYỀN lọt vào.
Gặp TÔN QUYỀN lần này, KHỔNG MINH mới mở bộc lộ hết kế sách
b. Sơ nhi bất lậu: Tuyệt đối giữ bí mật
Một trong những kế sách lớn của thuật bãi hạp, đóng mở, ứng dụng vào quân sự. Khi mở thì kỹ
càng, toàn vẹn, khi đóng thì giữ gìn tuyệt đối bí mật.
c. Dĩ khuất cầu thân: Co để duỗi
Kế sách dựa trên cơ sở của thuyết âm dương, dương thịnh thì hành động, âm thịnh thì thu tàng.
Lui như rồng ẩn vực sâu, tiến thì như hổ vồ xuống núi
1/. ngay cả KHỔNG MINH cũng kiêng mặt TƯ MÃ Ý , rõ ràng TÀO SẢNG không phải là đối thủ
của Ý
2/. TÀO SẢNG danh vọng đã lên đến cực điểm : Nắm hết binh quyền , cao sang , xa hoa...chủ
quan không hiểu được âm mưu TƯ MÃ Ý , thiếu phòng bị, lại còn cao hứng kéo quân ra khỏi
hang ổ để săn bắn.
Khi gặp nguy biến,nhu nhược sợ chết,không nghe lời mưu sĩ, thiếu quyết đoán.
Đúng như lời TƯỞNG TẾ : Con ngựa hèn tham nắm đậu trong chuồng, có túi khôn cũng không
dùng được.
Khi đắc thế khoác lác la mắng cấp dưới, tiền hô hậu ủng, lúc thất bại run rẩy khóc lóc, bọn tay
chân thuộc hạ lãng ra. Chịu nhục xin gạo ăn để cầu sống, ảo tưởng kẻ thù sẽ tha mạng nhưng
kết cuc cũng bị chém giửa chợ.
3/.Ngoạn mục là TƯ MÃ Ý cáo quan, giả bệnh,giả nghễnh ngãng, yếu đuối như sắp chết, còn trối
trăn...nhưng khi có cơ hội thì sáng suốt sắp đặt đâu vào đấy, cướp lại được binh quyền địa vị.
Thủ đoạn chính trị thật ghê gớm. 1 màn kịch giả bệnh, giả sắp chết, thay đổi, khuynh đảo cả 1
thế lực của 1 triều đình.
4/. Đáng buồn là HOÀN PHẠM được gọi là túi khôn chẳng khôn chút nào, khi biết SẢNG đụt
như chó lợn thì quá muộn.
d. Tiên đả hậu ma: Trước đánh sau bắt
Phải làm cho quân địch náo loạn rồi mới đánh
2. Phản ứng nhanh
a. Dĩ giả cầu chân: lấy giả làm thật
2. Kế này tương tự như kế khích tướng. Xét cho cùng ai cũng có quyền lợi cá nhân, cũng có danh
dự và cuộc sống riêng. Một khi danh dự, quyền lợi cá nhân và cuộc sống riêng bị xúc phạm thì sẽ
phản ứng kịch liệt.
b. Đầu thạch vấn lộ: Ném đá hỏi đường
Kế này tương tự như kể đả thảo kinh xà, nhằm mục đích làm cho đối phương phải lộ diện.
CHU DU dùng các kế chính :
1/. Mỹ nhân kế, gả em TÔN QUYỀN cho LƯU BỊ.
2/. Điệu hổ ly sơn , dụ LƯU BỊ rời Kinh Châu , sang Đông Ngô , nhân đó bắt giam làm con tin
để đòi lại Kinh Châu.
3/. Đánh rắn dập đầu , quyết giết tên đầu não là LƯU BỊ.
KHỔNG MINH áp dụng các kế chính :
1/. Đầu thạch vấn lộ hoặc đả thảo kinh xà , cho người mang dê và rượu vào bái kiến Quốc lão để
KIỀU Quốc lão báo cho Quốc Thái biết , là hang ổ của TÔN QUYỀN , CHU DU. Đưa Quốc
Thái và KIỀU Quốc lão vào cuộc.
2/.Phô trương thanh thế cho 500 quân lính, kẻ áo thắm , người quần điều tấp nập mua sắm để
mọi người trong thành đều biết việc LƯU BỊ làm rễ Đông Ngô.
3/. Từ 2 kế trên dẫn đến kế thứ 3 là giả thành thật , Dĩ giả cầu chân ,chuyện đám cưới giả thành
đám cưới thật.
c. Lấy tĩnh chế động
Tĩnh là Âm , là con mái , là ở dưới ; động là Dương , là con trống , là ở trên. Âm có thể chế được
Dương
1/. TÔ TẦN muốn Tần không đánh các nước phá thế hợp tung, phải có người kềm giữ bên cạnh
vua Tần , tức là tĩnh chế động. Là lạt mềm buộc chặt.
TÔ TẦN tìm cách kích bác , hạ nhục TRƯƠNG NGHI , để TRƯƠNG NGHI tức giận vào đất Tần
tìm cơ hội trả thù TÔ TẦN . Là muốn bắt thì phải thả cũng là kế khích tướng.
2/. Có người cho rằng TÔ TẦN và TRƯƠNG NGHI là 2 tay lái buôn chính trị giỏi của thời Xuân
Thu Chiến Quốc.
Cùng học với QUỶ CỐC , nhưng xét ra tình đồng học của TÔ TẦN đối với TRƯƠNG NGHI tốt
hơn BÀNG QUYÊN đối với TÔN TẪN.
1/. Vua Đông Hồ được voi đòi tiên , được ngựa thiên lý , đòi Hoàng Hậu , được Hoàng Hậu
nước người lại còn đòi đất đai. Láo xược , hiếp người , gây chiến quá đáng.
Cái dỡ là gây chiến nhưng không phòng bị người phàn công. Cuối cùng , ngựa không được cưỡi
, người đẹp không được sống chung , thân bị giết , nước bị tiêu diệt.
2/. MẠO ĐỐN là người bình tĩnh , kiên nhẫn và nhịn nhục hiếm có. MẠO ĐỐN thỏa mãn những
đòi hỏi của đối phương , kể cả những đòi hỏi vô lý là bắt dâng cả vợ , làm cho đối phương chủ
quan , không phòng bị .
Khi đối phương thỏa mãn được những đòi hỏi , sinh ra kiêu mạn chủ quan , bộc lộ yếu điểm thì
MẠO ĐỐN nhanh chóng hành động , ào ạt xuất quân , thanh toán kẻ thù nhanh gọn. Như hổ đói
thu mình rồi lao xuống núi vồ mồi.
d. Giả si bất điên
Giả si bất điên là giả kẻ tầm thường , ngu dại , hồ đồ để che dấu mưu mô , mục đích của mình ,
qua mắt đối phương. Ẩn kín sâu xa , im lặng như sấm sét tự dấu mình trong mây những ngày
Đông giá rét.Người muốn thực hiện kế này phải hết sức bình tĩnh ,tự hạ thấp mình , nghe ngóng ,
quan sát lời nói , sự việc của đối phương và biết lợi dụng những điều kiện hoàn cảnh khách quan
để che giấu ý tưởng.
3. 1/. THÁO muốn khơi gợi bàn về thời thế luận anh hùng để cho LƯU BỊ bộc lộ quan điểm và chí
hướng của mình. LƯU BỊ thì cố gắng che đậy , né tránh.
Khi TÀO THÁO chỉ thẳng vào LƯU BỊ.cho LƯU BỊ là anh hùng thời nay thì LƯU BỊ rất lúng
túng , may nhờ tiếng sét mà trấn tĩnh lại được. LƯU BỊ còn giả làm vườn tưới rau làm cho
THÁO lầm BỊ là kẻ tầm thường không có mưu đồ sâu xa.
2/. Hai mưu kế đối chọi nhau , TÀO THÁO ứng dụng đầu thạch vấn lộ. LƯU BỊ dụng kế giả si
bất điên nhưng xem ra LƯU BỊ đóng kịch khéo hơn vì ở trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh
Đóng kịch không tỉnh táo , không nhập vai , không khéo thì bị trừ khử ngay.
3/. Nếu theo hình tượng thì LƯU BỊ như con Rồng lẩn khuất dưới vực sâu , ẩn náu chờ thời
4/. LÃO TỬ dạy người ta : Biết như con trống mà như con mái. Thông thường , khoe thông minh
, khoe tài thì dễ ; giấu tài , giấu sự thông minh thì rất khó.5/. Quỷ Cốc còn cho rằng âm thì thối
tàng, không hành động. Lẽ thường thì Âm cực điểm sẽ chuyển hóa thành Dương, đó là thời cơ
nhanh chóng hành động.
6/. Bàn về kế này người ta cho rằng bắt chước 1 loài cá gọi là mê ngư, cá sống trong bùn.Khi mặt
nước có biến động rúc nhanh xuống bùn bất động; nhịn ăn hàng năm, sáu tháng ; người ta không
phát hiện được nên nó sống sót va sống rất lâu.
1/. Có sách dẫn là Sở Trang Vương , khi lên ngôi còn quá trẻ , ông để cho triều thần nắm quyền.
2/. Trong 3 năm giả bộ ăn chơi , hư hỏng nhưng thực chất để quan sát tình hình , đợi thời cơ
chín muồi mới hành động , lấy lại những gì đã mất.
3. Nội kiện chi sách ( Kế sách vẹn toàn)
Một nước nếu Vua hôn ám , không lo quốc gia chính sự , thần dân phân tán mà không hay biết.
Đối nội theo ý chủ quan của mình , đối ngoại không chú ý đến thời cuộc. Không chiêu nạp trọng
dụng nhân tài , không lắng nghe ý kiến của mưu sĩ. Tất yếu là loạn lạc sẽ xảy ra.
a. Tấn tài sở dụng
1/. Sở Vương ỷ mình là nước lớn , cường thịnh , cố ý bày mưu sĩ nhục Án Anh , sứ nước Tề.
Án Anh biết rõ gốc gác từng mưu sĩ của nước Sở , kiến thức lại rộng rãi , ứng đối như nước chảy
phá được các mưu kế và sự chế nhạo của Vua Sở , làm cho Vua Sở kính nể.
2/. Tư Mã Thiên hết lời khen ngợi Án Tử :
Giả sử Án Tử mà còn , tôi tuy cầm roi ngựa cho ông , xin cũng vui lòng.
b. Tiến ngôn mật quyết
Tương tự , con người thường chủ quan , cảm tính và thiên kiến. Không đồng tình với ý mình thì
cho là trái. không hợp với tâm lý tình cảm của mình thì cho là nghịch. Người can gián , du thuyết
hiểu đạo lý này thì thành công không nắm vững thì thất bại
c. Tùy tâm sở dục
4. Hư chi sách ( sách lược tìm kẽ hở)
a. Công bố nghi vấn ( làm cho đối phương nghi ngờ nhau)
4/. Kế này còn gọi là kế phản gián. Binh pháp chia ra nhiều loại : nhân gián , nội gián , phản gián
, tử gián , sinh gián.
a/ Nhân gián là dùng người bản xứ làm gián điệp.
b/ Nội gián là mua chuộc quan chức nước đối phương cung cấp tình hình.
c/ Phản gián thu phục gián điệp của địch để làm việc cho mình.
d/ Tử gián là cố tạo nguồn tin , tiết lộ bí mật của mình cho địch biết. Khi địch phát hiện không
phải là tin thật có thể giết kẻ đưa tin.
e/. Sinh gián là lợi dụng 1 số người có thể tự do ra vào đất địch để nắm tin
4. b. Hư thực chi gian
c. Nữ sắc như đao
d. Biết trước thời thế
Phải biết kiên trì chờ đợi, đợi đối phương lộ điểm yếu mới tấn công, không có gì có thể giữ vững
mãi được
5. Phi kiềm chi thuật
Phải lập thế và tạo thế để kiềm chế đối phương
6 cách thử nhân tài nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dung, trung
Tạo điều kiện cho họ trở nên giàu có. Khi giàu có họ vẫn tuân thủ lễ giáo, luật pháp. Là
người nhân.
Ban cho họ địa vị. Có địa vị mà không kiêu ngạo vênh vang. Là người có nghĩa
Giao cho họ nhiệm vụ trọng đại. Khi thực hiện kiên quyết hoàn thành, không thay đổi ý
chí. Là người trung.
Giao cho họ xử lí vấn đề. Khi xử lí không dối trên lừa dưới. Là người tín.
Giao cho họ việc nguy hiểm nhưng họ vẫn không tỏ ra e ngại, sợ sệt. Là người dung
Giao cho họ xử lí những việc có sự chuyển biến bất ngờ. Nếu họ ứng phó một cách bình
tĩnh. Đó là người trí.
a. Kín kẽ chu đáo
1. Trương Nghi nhờ đút lót thân quen và nắm vững Ngận Thượng. Ngận Thượng lại biết chiều
chuộng Trịnh Tụ mà Trịnh Tụ là người sùng ái của Hoài vương. Ngận Thượng và Trịnh Tụ,
trong ngoài thông đồng nên đã chi phối, trói buộc, khống chế được Hoài Vương, theo sự giật
dây của Trương Nghi. Hoài vương như con rối dưới sự điều khiển của Trương Nghi, dẫn đến
chỗ vừa mất nước liên minh là Tề; lại bại trận, mất đất. Muốn ăn thịt Trương Nghi cho hả giận
nhưng con mồi Trương Nghi cũng vuột mất.
2. Mưu kế của Trương Nghi trong ngoài, trước sau, ngược xuôi, tiến thoái, từ việc lớn đến việc nỏ
sắp đặt lớp lang kín kẽ và chu đáo làm cho đối phương không lường được, Vì thế đi vào chỗ chết
nhưng vẫn tìm ra được đường sống.
b. Biến không thành có
1. Trương Nghi dựa vào tâm lí háo sắc, ưa nịnh bợ của Sở Hoài Vương và tâm lí ghen tuông của
Trịnh Tụ để bịa chuyện bày kế, làm cho Hoài vương và Trịnh Tụ tưởng thật.
2. Trương Nghi xoay tiền cả hai bên vua Sở và Trịnh Tụ thật khéo. Bỡn cợt Sở Hoài Vương
nhưng vua Sở không giận. Vì ai cũng muốn được người khen, người yêu của mình đẹp nhất thế
gian. Xoay tiền Trịnh Tụ nhưng Trịnh Tụ chấp nhận vì mình muốn được khen và được sùng ái.
3. Xét về phương diện nào đó Trương Nghi không phải là kẻ tốt lành. Đói ăn vụng túng làm liều
nhưng làm liều và lừa gạt như Trương Nghi cũng rất độc đáo.
Diệp Thiên Sĩ dựa vào tiếng tăm của Trương Thiên Sư để kiếm sống. Trương Thiên Sư muốn cho
Diệp Thiên Sĩ nổi tiếng bằng mẹo nhỏ biến không thành có. Người này dựng chuyện, nguỵ tạo
tâng bốc người kia để đánh vào tâm lí dễ tin của người đời.
Trong đời sống hoặc trên thương trường chuyện này không phải là hiếm.
c. Nụ cười như đao kiếm