2. I.Khái quát về màn hình LCD
LCD là tên viết tắt của Liquid
Crystal Display hay
còn gọi là màn hình tinh thể lỏng
Năm 1888 chất lỏng tinh thể
trong LCD được khám phá lần
đầu tiên bởi Friedrich Reinitzer
là nhà thực vật học người Áo
Nhưng đến 1968 phiên bản thử
đầu tiên của màn hình LCD mới được ra đời
Đến ngày nay LCD đã phát triển lên một bước
đáng kể với những tính năng ưu việt nên màn
hình LCD đã được ứng dụng và ưa chuộng rất
nhiều trong cuộc sống
3. II.Cấu tạo và nguyên lí hoạt động
1.Cấu tạo:
Màn hình LCD là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi
các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng thay
đổi tính phân cực của ánh sáng
Tinh thể lỏng không có cấu trúc mạng tinh thể cố
định như các vật rắn, mà các phân tử có thể
chuyển động tự do trong một phạm vi hẹp như
một chất lỏng. Các phân tử trong tinh thể lỏng
liên kết với nhau theo từng nhóm và giữa các
nhóm có sự liên kết và định hướng nhất định, làm
cho cấu trúc của chúng có phần giống cấu trúc
tinh thể. Vật liệu tinh thể lỏng có một tính chất
đặc biệt là có thể làm thay đổi phương phân cực
của ánh sáng truyền qua nó, tuỳ thuộc vào độ
xoắn của các chùm phân tử. Độ xoắn này có thể
điều chỉnh bằng cách thay đổi điện áp đặt vào hai
đầu tinh thể lỏng.
4. Do hình ảnh được mã hoá và hiển thị dưới dạng
bản đồ ma trận điểm ảnh, nên màn hình LCD
cũng phải được cấu tạo từ các điểm ảnh. Mỗi
điểm ảnh trên màn hình LCD sẽ hiển thị một điểm
ảnh của khung hình. Trong mỗi điểm ảnh trên
màn hình LCD, có ba điểm ảnh con (subpixel),
mỗi điểm ảnh hiển thị một trong ba màu: đỏ,
xanh lá, xanh lam
5. Có hai kiểu cấu tạo màn hình tinh thể lỏng
chính, khác nhau ở thiết kế nguồn sáng
* Màn hình tinh thể lỏng đen trắng không
tự phát sáng:
thường là đèn huỳnh quang. Màn hình tinh
thể lỏng được cấu tạo bởi các lớp xếp
chồng lên nhau. Lớp dưới cùng là đèn nền,
có tác dụng cung cấp ánh sáng nền (ánh
sáng trắng). Đèn nền dùng trong các màn
hình thông thường, có độ sáng dưới
1000cd/m2
6. Lớp thứ hai là lớp kính lọc phân cực có quang trục phân cực
dọc, kế đến là một lớp tinh thể lỏng được kẹp chặt giữa hai
tấm thuỷ tinh mỏng, tiếp theo là lớp kính lọc phân cực có
quang trục phân cực ngang. Mặt trong của hai tấm thuỷ tinh
kẹp tinh thể lỏng có phủ một lớp các điện cực trong suốt
Các lớp cấu tạo màn hình LCD
7. Chúng sử dụng ánh sáng tự nhiên đi vào từ mặt trên và có
gương phản xạ nằm sau, dội ánh sáng này lại cho người
xem. Đây là cấu tạo thường gặp ở các loại màn hình tinh
thể lỏng đen trắng trong các thiết bị bỏ túi
● Cấu trúc các lớp của một màn hình tinh thể lỏng
đen trắng không tự phát sáng:
1.Kính lọc phân cực thẳng đứng để lọc ánh sáng tự
nhiên đi vào.
2.Lớp kính có các điện cực ITO. Hình dáng của điện
cực là hình cần hiển thị.
3.Lớp tinh thể lỏng.
4.Lớp kính có điện cực ITO chung.
5.Kính lọc phân cực nằm ngang.
6.Gương phản xạ lại ánh sáng cho người quan sát.
8. * Màn hình tinh thể lỏng dùng nguồn sáng tự cấp:
Cấu tạo một điểm ảnh con
9. Ánh sáng được phát ra từ một đèn nền, có
vô số phương phân cực như các ánh sáng
tự nhiên. Ánh sáng này được cho lọt qua
lớp kính lọc phân cực thứ nhất, trở thành
ánh sáng phân cực phẳng chỉ có phương
thẳng đứng. Ánh sáng phân cực phẳng này
được tiếp tục cho truyền qua tấm thủy tinh
và lớp điện cực trong suốt để đến lớp tinh
thể lỏng. Sau đó, chúng tiếp tục đi tới kính
lọc phân cực thứ hai; có phương phân cực
vuông góc với kính lọc thứ nhất, rồi đi tới
mặt người quan sát. Kiểu màn hình này
thường áp dụng cho màn hình màu ở máy
tính hay TV. Để tạo ra nàu sắc, lớp ngoài
cùng, trước khi ánh sáng đi ra đến mắt
người, có kính lọc màu
10. 2.Nguyên lí hoạt động:
a. Hoạt động bật tắt cơ bản:
Nếu điện cực của một điểm ảnh con
không được áp một điện thế, thì phần
tinh thể lỏng ở nơi ấy không bị tác động
gì cả, ánh sáng sau khi truyền qua chỗ
ấy vẫn giữ nguyên phương phân cực, và
cuối cùng bị chặn lại hoàn toàn bởi kính
lọc phân cực thứ hai. Điểm ảnh con này
lúc đó bị tắt và đối với mắt đây là một
điểm tối.
11. Để bật một điểm ảnh con, cần đặt một điện thế vào
điện cực của nó, làm thay đổi sự định hướng của các
phân tử tinh thể lỏng ở nơi ấy; kết quả là ánh sáng sau
khi truyền qua phần tinh thể lỏng ở chỗ điểm ảnh con
này sẽ bị xoay phương phân cực đi, có thể lọt qua lớp
kính lọc phân cực thứ hai, tạo ra một điểm màu trên
tấm kính trước
12. b. Hiển thị màu sắc và sự chuyển
động:
Hình ảnh hiện ra trên tấm kính trước là do sự cảm
nhận tổng thể tất cả các điểm ảnh, ở đấy mỗi
điểm ảnh mang một màu sắc và độ sáng nhất
định, được qui định, theo quy tắc phối màu phát
xạ, bởi mức độ sánh của ba điểm ảnh con của nó
(tỉ lệ của ba màu đỏ, lục và làm), tức được qui
định bởi việc bật/tắt các điểm ảnh con ấy
Để làm điều này, cùng một lúc các điện thế thích
hợp sẽ được đặt vào các điểm ảnh con nằm trên
cùng một hàng, đồng thời phần mềm trong máy
tính sẽ ra lệnh áp điện thế vào những cột có các
điểm ảnh con cần bật.
13. Ở mỗi thời điểm, các điểm ảnh ở một trạng thái bật/tắt nhất
định - ứng với một ảnh trên màn hình. Việc thay đổi trạng thái
bật/tắt của các điểm ảnh tạo ra một hình ảnh chuyển động.
Điều này được thực hiện bằng cách áp điện thế cho từng
hàng từ hàng này đến hàng kế tiếp (gọi là sự quét dọc) và áp
điện thế cho từng cột từ cột này đến cột kế tiếp (sự quét
ngang). Thông tin của một ảnh động từ máy tính được chuyển
thành các tín hiệu quét dọc và quét ngang và tái tạo lại hình
ảnh đó trên màn hình.
14. 3.Phân loại sản phẩm:Gồm 2 loại
LCD ma trận thụ động:
LCD ma trận thụ động (dual scan twisted
nematic, DSTN LCD) có đặc điểm là đáp ứng tín
hiệu khá chậm (300ms) và dễ xuất hiện các điểm
sáng xung quanh điểm bị kích hoạt khiến cho
hình có thể bị nhòe. Các công nghệ được Toshiba
và Shaph đưa ra là HDP (hybrid passive display),
cuối năm 1990, bằng cách thay đổi công thức vật
liệu tinh thể lỏng để rút ngắn thời gian chuyển đổi
trạng thái của phân tử, cho phép màn hình đạt
thời gian đáp ứng 150ms và độ tương phản 50:1.
Sharp và Hitachi cũng đi theo một hướng khác,
cải tiến giải thuật phân tích tín hiệu đầu vào
nhằm khắc phục các hạn chế của DSTN LCD, tuy
nhiên hướng này về cơ bản chưa đạt được kết
quả đáng chú ý.
15. LCD ma trận chủ động
LCD ma trận chủ động thay thế lưới điện cực điều khiển bằng
loại ma trận transistor phiến mỏng (thin film transistor, TFT
LCD) có thời gian đáp ứng nhanh và chất lượng hình ảnh vượt
xa DSTN LCD. Các điểm ảnh được điều khiển độc lập bởi một
transistor và được đánh dấu địa chỉ phân biệt, khiến trạng thái
của từng điểm ảnh có thể điều khiển độc lập, đồng thời
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại
màn hình LCD của các hãng sản xuất khác nhau
như samsung,LG,sony…..tất cả đều mang những
tính năng và công rất mới đáp ứng ngày càng nhiều
nhu cầu của mọi người
16. III.Một số loại màn hình LCD mới
nhất hiện nay:
1. Màn hình linh hoạt: InterView của EVGA (khoảng
11,6 triệu)
InterView được thiết kế "hai" màn hình có thể chồng
chéo qua lại một cách tự động
17. 2.Màn hình xanh ấn tượng: Brilliance của Philips
(khoảng 4,5 triệu )
Brilliance "thông minh" tiết kiệm 50% điện
năng tiêu thụ chiếu sáng khi "dư thừa"
18. 3. Màn hình tích hợp webcam 5.0 Megapixel:
Scopia VC240 của Samsung (khoảng 35,6 triệu)
Scopia VC240 được tích hợp webcame lên
đến 5.0 Megapixel
19. 4. Màn hình máy tính không "sợ nước": TT -
840 của Stealth (khoảng 41 triệu)
TT-840 màn hình trang bị không "sợ
nước"
20. 5. Màn hình chống chói: 2709m của HP
(khoảng gần 9 triệu)
2709m màn hình chống chói chiếu
sáng chuẩn