2. Đại cương
• Bệnh lậu (gonorrhea, gonococcie) là một bệnh
lây qua đường tình dục do song cầu khuẩn Gr (-)
(Neisseria Gonorrhoae) gây ra, lậu cầu thường
sống ở các niêm mạc được phủ bởi các tế bào
hình trụ, do đó chúng thường thấy ở trong các cơ
quan niệu sinh dục.
• Biểu hiện bệnh chủ yếu ở niệu đạo trước của
nam và có thể lan tràn khắp nơi như : họng, hậu
môn, mắt …
3. Đại cương
• Lậu cầu rất nhạy cảm với điều kiện khô và lạnh.
• Là một trong những bệnh được biết sớm nhất
của loài người.
• Thường gặp ở người trẻ tuổi, trong giai đoạn
hoạt động tình dục.
• Tần suất cao ở nước đang phát triển.
• Tần suất ca mới/năm toàn thế giới: 62 triệu
người.
• Mỹ: 700.000 người.
• Việt Nam theo thông báo của Viện Da liễu
Quốc gia, năm 2003 lậu chiếm 4,82% trong các
STD.
4. Đại cương
• Chủng tộc: không.
• Giới: tỷ lệ nam/nữ 1,5/1.
• Tuổi: phụ nữ 15-19 tuổi và nam giới 20-24 tuổi.
• Bệnh thường gặp ở thành thị hơn nông thôn.
• Yếu tố nguy cơ: có nhiều bạn tình hay có bạn
tình mới, trẻ tuổi, cô đơn, dân tộc thiểu số, lạm
dụng chất gây nghiện, tình trạng giáo dục và
kinh tế xã hội kém.
5. • Đường lây:
• 90% do quan hệ tình dục: sinh dục, hậu môn,
miệng.
• 10% qua các đường khác:
Trẻ sơ sinh qua âm đạo mẹ bị lậu.
Trẻ gái bò lê dưới đất, qua quần áo nhiễm khuẩn
lậu.
Mắt: do tay dơ.
• Yếu tố nguy cơ: có nhiều bạn tình hay có bạn
tình mới, trẻ tuổi, cô đơn, dân tộc thiểu số, lạm
dụng chất gây nghiện, tình trạng giáo dục và
kinh tế xã hội kém.
Đại cương
6. Hình ảnh lâm sàng và chẩn đoán
• Nhiễm lậu cầu gây tổn thương tế bào biểu mô
hình trụ ở màng nhầy ở niệu đạo, cổ tử cung,
trực tràng, hầu, và kết mạc.
• Thời gian ủ bệnh: trung bình từ 3-5 ngày nhưng
có thể kéo dài hơn từ 2-3 tuần. Thời gian ủ bệnh
càng dài, bệnh càng nhẹ.
• Chia làm 4 thể chính:
Tại chỗ: Nam
Tại chỗ: Nữ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Lan tỏa
7. A. Lậu ở cơ quan sinh dục:
Nam:
• 10% nhiễm không có triệu chứng.
• Biểu hiện thường gặp nhất là viêm niệu đạo trong
vòng 4 ngày đầu.
• Hơi ngứa, nhồn nhột → chất nước trong → đục →
mủ vàng trắng, dễ ra khi vuốt dọc đường tiểu
• 80%, niêm mạc đường tiểu sưng to rất đau →
không dám đi tiểu → tiểu lắt nhắt nhiều lần.
• Khám lỗ tiểu sưng đỏ có mủ màu vàng đặc hay
trắng đục giống như kem.
• Hạch thường không bị ảnh hưởng.
Hình ảnh lâm sàng và chẩn đoán
8. - Có thể có tổn thương sâu:
• Viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn: đau
và sưng tinh hoàn (thường do Clamydia
trachomatis);
• Viêm trực tràng: mủ nhầy ở trực tràng, đau
khi đại tiện, táo bón và mót rặn ( thường gặp
ở đồng tính nam);
• Viêm hầu họng: hiếm, thường không triệu
chứng, có thể đi kèm hạch cổ, hồng ban loét
có màng giả ở hầu.
Hình ảnh lâm sàng và chẩn đoán
12. Nữ:
• 50% các trường hợp bị nhiễm không có
triệu chứng, biến chứng nghiêm trọng là
dẫn đến vô sinh, thường gặp ở cổ tử cung.
• Viêm niệu đạo: tiết mủ nhầy, ngứa âm đạo
và tiểu khó. Tuy nhiên viêm âm đạo chỉ
xảy ra ở bé gái trước tuổi dậy thì hay phụ
nữ sau mãn kinh.
• Các vị trí khác: viêm tuyến Bartholin và
Skène.
Hình ảnh lâm sàng và chẩn đoán
13. • Viêm vùng chậu ( tử cung, vòi trứng, buồng trứng):
10- 40%, sốt, đau bụng dưới, đau lưng, nôn ói, xuất
huyết âm đạo, đau khi giao hợp; khám cổ tử cung
và phần phụ đau.
→ Nếu không điều trị gây abcess vòi trứng, buồng
trứng dẫn đến thai lạc chổ, đau vùng chậu mãn tính,
thường xảy ra lúc hành kinh và khó phân biệt với nguyên
nhân không do lậu.
• Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis: chiếm ¼ ca viêm vùng
chậu do lâu hay do C.Trachomatis: viêm nhiễm
đường niệu sinh dục kết hợp đau ¼ bụng trên bên
phải, chức năng gan bất thường.
• Viêm trực tràng do tự nhiễm từ dịch tiết cổ tử cung
hay tiếp xúc trực tiếp dịch tiết từ bạn tình bị nhiễm
lậu: tiết mủ nhầy ở trực tràng, đại tiên đau, táo bón,
mót rặn.
• Viêm hầu họng : tần suất tương tự như nam.
Hình ảnh lâm sàng và chẩn đoán
15. Sơ sinh và trẻ em:
• Trẻ sơ sinh mắc bệnh do tiếp xúc với chất tiết
âm đạo bị nhiễm lậu cầu của mẹ qua đường
sinh gây viêm kết mạc do lậu gây thủng giác
mạc hay sẹo giác mạc nghiêm trọng.
→ Phòng ngừa bằng nhỏ nitrate bạc, mỡ tra mắt
tetracyline hay erythromycine
• Trẻ em: đường lây truyền do tiếp xúc quần áo
có nhiễm lậu hay tiếp xúc tình dục. Triệu chứng
ở những bé gái là viêm âm hộ- âm đạo với dịch
tiết âm đạo màu vàng đục giống mủ, âm hộ
thường phù nề.
• Viêm hầu hay viêm sinh dục do lậu ở trẻ em
thường là dấu hiệu bị lạm dụng tình dục
Hình ảnh lâm sàng và chẩn đoán
16. Lậu ngoài cơ quan sinh dục:
a/ Lậu mắt:
- Xảy ra 1 hay 2 bên
- Có thể do tay dơ dính lậu cầu thường ở
người lớn nhưng có thể ở trẻ mới sinh
Hình ảnh lâm sàng và chẩn đoán
17. b/ Lậu lan tỏa:
• Lây lan qua dòng máu.
• Tỉ lệ 0,5-3% và thường đi kèm với tam chứng viêm
da, viêm đa khớp di chuyển và viêm bao hoạt dịch.
• Sưng đau xảy ra ở 1 khớp hay nhiều khớp không
đối xứng, chi trên thường gặp hơn chi dưới.
• Biểu hiện da (40-70%): nhiều dát nhỏ hay mụn mủ
xuất huyết trên nền hồng ban nằm tại bàn tay và
bàn chân hay thân mình, có thể̀ hoại tử trung tâm,
số lượng < 30 sang thương.
• Những biểu hiện khác: viêm ngoại tâm mạc, viêm
nội tâm mạc và viêm màng não (mỗi triệu chứng <
3%).
Hình ảnh lâm sàng và chẩn đoán
18. Cận lâm sàng
• Gồm cấy và soi tươi.
Tiêu chuẩn vàng: cấy tìm vi trùng.
Cấy: trên môi trường Thayer Martin cho kết
quả 24-28 giờ.
Dịch tiết niêm mạc : (+) 80 = 90%;
Dịch khớp, máu, sang thương da: (+) 10-30%.
Trường hợp lậu lan tỏa theo đường máu thì
cấy máu, dịch khớp, sang thương da.
19. Soi trực tiếp: lấy mủ hay dịch tiết niệu đạo phết
lam và nhuộm Blue Methylene hay nhuộm Gram
sẽ thấy hình ảnh đặc trưng song cầu trùng hình
hạt cà phê nằm trong bạch cầu đa nhân trung
tính.
→ Thường soi trực tiếp đối với nữ thì khó khăn hơn
nam vì có nhiều tạp khuẩn bình thường sống ở cổ tử
cung, âm đạo, nên trong trường hợp này cấy là cần
thiết.
4 vị trí lấy dịch tiết để cấy là:
* Cổ tử cung;
* Niệu đạo (nếu bị viêm niệu đạo do lậu mà không
bị viêm âm đạo, cổ tử cung);
* Hầu (kết hợp lậu sinh dục 20% trường hợp);
* Hậu môn (kết hợp lậu sinh dục 10-20%).
Cận lâm sàng
20. • Độ nhạy và độ đặc hiệu của nhuộm Gram
thay đổi: € vào vị trí nhiễm trùng và sự hiện
diện/vắng mặt của triệu trứng lâm sàng.
Viêm niệu đạo có TC ở nam, độ nhạy 95%
và độ đặc hiệu 98%.
Viêm niệu đạo ko có TC ở nam, độ nhạy
thấp hơn.
Phụ nữ có TC, độ nhạy 40-60% khi nhuộm
Gram lấy từ bệnh phẩm nội mạc tử cung,
mặc dù vậy độ đặc hiệu khá cao.
Cận lâm sàng
21. • Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp sang thương da
thấy vi trùng lậu 60% các trường hợp, PCR cho
kết quả chính xác với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
• Xét nghiệm khuếch đại acid nucleic như PCR,
transcription-mediated amplification và strand
displacement amplification.
Ưu điểm: nhanh, độ nhạy 93–99% và độ đặc
hiệu 98–99.5%
• Lậu lan tỏa nên cấy soi tìm lậu cầu trên mẫu máu,
dịch khớp và sang thương da. Tuy nhiên, chẩn
đoán nên dựa vào lâm sàng là chính vì xét nghiệm
cận lâm sàng thường dương tính trong số ít
trường hợp.
Cận lâm sàng
22. Chẩn đoán phân biệt
Loại trừLan tỏaKhu trú
- Abcess vòi-
buồng trứng
- Thai ngoài tử
cung
- Viêm ruột
thừa
- Não mô cầu
- Giang mai
- Lạm dụng tình
dục
- Nhiễm đường
tiết niệu
Chlamydia
- Bệnh viêm vùng
chậu
- Nhiễm
Trichomoniasis
Herpes Simplex
virus
- Viêm âm đạo do
vi khuẩn
- Viêm âm đạo
- Lạc nội mạc tử
cung
- Nhiễm
Mycoplasma
- Viêm tinh hoàn,
mào tinh hoàn
- Viêm khớp
nhiễm trùng
- Hội chứng
Reiter
- Viêm quanh
gan H/c Fitz-
Hugh-Curtis
- Viêm gan siêu
vi B
- Viêm gan siêu
vi C
- Bệnh Behcet
- Bệnh Lyme
- Sốt thấp khớp
23. Biến chứng
Tại chỗ:
• Viêm nhiễm tại chỗ ở cơ quan sinh dục: viêm
nội mạc tử cung, viêm vòi trứng, abscess vòi-
buồng trứng, viêm tuyến bartholin, viêm phúc
mạc và viêm bao gan ở phụ nữ; viêm quanh
niệu đạo và viêm mào tinh ở nam; viêm kết
mạc mủ cấp (ophthalmia neonatorum) ở trẻ sơ
sinh.
→ Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến
biến chứng nặng về sau như thai ngoài tử cung,
vô sinh…
24. Toàn thân:
• Nhiễm trùng huyết: tạo túi mủ ở các cơ quan.
• Viêm khớp dẫn đến phá hủy khớp vĩnh viễn.
• Viêm nội tâm mạc, viêm màng não.
• Hội chứng Reiter: viêm đường tiểu vô trùng,
viêm giác mạc, viêm khớp, dát hóa lậu.
• Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis: viêm bao gan, đi
kèm với nhiễm trùng niệu sinh dục.
Biến chứng
25. Tiên lượng – tiến triển
• Tiên lượng tốt nếu điều trị sớm với
kháng sinh thích hợp.
• Lậu lan tỏa nếu điều trị đúng trước khi
tổn thương khớp hay cơ quan cho tiên
lượng tốt.
26. Điều trị
A - Nguyên tắc điều trị:
1. Phải chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ để
tránh biến chứng và hạn chế sự lờn thuốc.
2. Phải điều trị người quan hệ sinh lý.
3. Phải thử phản ứng huyết thanh chẩn đoán giang
mai (thường là VDRL) và HIV để phát hiện bệnh
đi kèm theo chương trình lồng ghép chống các
bệnh lây truyền qua đường tình dục.
4. Điều trị lậu kết hợp với điều trị Chlamydiae
Trachomatis vì tính chất dịch tể học (10-30%), sự
phối hợp bệnh trong điều kiện thiếu phương tiện
xét nghiệm.
5. Chỉ kết luận khỏi bệnh khi cấy 2 lần liên tiếp âm
tính hoặc không tiết dịch niệu đạo với nghiện
pháp tái kích thích.
27. Điều trị
* Nghiệm pháp tái kích thích:
Cho bệnh nhân uống bia, rượu hoặc cà phê
hoặc thức khuya làm việc nặng (có thể bơm
nitrat bạc 2 vào niệu đạo).
Sáng hôm sau cho bệnh nhân nhịn tiểu và xét
nghiệm dịch tiết.
→Nếu có dịch sẽ phết lên lam;
→Nếu không có thì dùng que cho sâu vào
niệu đạo 2cm, lấy bệnh phẩm rồi phết lame và
soi trực tiếp hoặc cấy.
28. Điều trị
B - Thuốc điều trị:
1. Nhiễm lậu khu trú chưa biến chứng
Cefixim: 400mg uống liều duy nhất
Cetriaxone: 125mg tiêm bắp
Ciprofloxacine: 500mg uống
Ofloxacine: 400mg uống
Levofloxacine: 250mg uống
Dị ứng cephalosporin hay quinolones:
Spectinomycine 2g tiêm mạch
* Điều trị cùng lúc nhiễm cùng Clamydia dùng kết
hợp doxycyline và azithromycine
Doxycyline: 100mg x2 lần/ngày x 7 ngày (uống)
Azithromycine: 1g uống liều duy nhất
29. Điều trị
2. Lậu lan tỏa
Phác đồ khuyến cáo: Ceftriaxone: 1g tiêm bắp
hay tiêm mạch
Phác đồ thay thế:
Cefotaxime 1g tiêm mạch mỗi 8 giờ x 24-48 giờ
hoặc
Ceftizoxime: 1g tiêm mạch mỗi 8 giờ x 24-48 giờ
hoặc (khi dị ứng betalactam)
Ciprofloxacine 400mg tiêm mạch mỗi 12giờ x
24-48 giờ hoặc
Ofloxacine: 400mg tiêm mạch mỗi 12giờ x 24-48
giờ hoặc
Levofloxacine: 250mg tiêm mạch mỗi ngày x 24-
48 giờ hoặc
Spectinomycine: 1g tiêm bắp mỗi 12 giờ x 24-48
giờ
30. Điều trị
Sau khi bệnh bắt đầu cải thiện, duy trì liều
điều trị ít nhất là một tuần:
Cefixime: 400mg x 2 lần/ngày (uống) hoặc
Ciprofloxacine 500mg x 2 lần/ngày (uống) hoặc
Ofloxacine: 400mg x 2 lần/ngày (uống) hoặc
Levofloxacine: 500mg/ngày (1 lần) uống
Viêm màng não do lậu:
Ceftriaxone: 1- 2g tiêm mạch mỗi 12 giờ x 10
-14 ngày
31. Điều trị
3. Lậu ở trẻ sơ sinh
Ceftriaxone: 25 -50mg/kg/ngày tiêm mạch hay
tiêm bắp liều duy nhất x7 ngày
Cefotaxime: 25mg/kg tiêm mạch hay tiêm bắp
mỗi 12 giờ x 7 ngày
Viêm màng não:
Ceftriaxone: 25 -50mg/kg/ngày tiêm mạch hay
tiêm bắp liều duy nhất x10-14 ngày
Cefotaxime: 25mg/kg tiêm mạch hay tiêm bắp
mỗi 12 giờ x 10-14 ngày
Viêm kết mạc mắt :
Ceftriaxone: 25 -50mg/kg/ngày tiêm mạch hay
tiêm bắp liều duy nhất, không quá 125mg/ngày
32. Điều trị
C - Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai không dùng tetracyclines
và quinolones, dùng các thuốc sau:
Nhiễm lậu: Cephalosporin hay
Spectinomycine 2g liều duy nhất.
Nhiễm Chlamydia: Erythromycine, hoặc
Amoxiciline.