ݺߣ

ݺߣShare a Scribd company logo
NHÓM CHÍCH HÚT HẠI LÚA
Người thực hiện:
Phan ánh nguyệt
1.Rầy nâu.
-rầy nâu thường chiếm tới 95% tổng số rầy có trên
đồng ruộng và có mặt khắp các vùng trồng
lúa.ngoài kí chủ chính là cây lúa,rầy nâu còn có
các loài kí chủ tạm thời như lúa mì và nhiều loại
cỏ dại như cỏ chân vịt,cỏ lồng vực…
a, đặc điểm hình thái
-rầy trưởng thành:có 2 dạng là dạng cánh dài,cánh
phủ quá bụng và dạng cánh ngắn,cánh chỉ dài
tới 2/3 thân.
-cơ thể có màu nâu.dạng cánh dài hay bay nhảy
và di chuyển còn dạng cánh ngắn chỉ bò và
nhảy, ít di chuyển
-trứng:hình bầu dục,cong,một đầu to,một
đầu nhỏ,trong suốt.
-rầy non:có 5 tuổi,lúc nhỏ màu đen xám sau
chuyển sang vàng nâu.thân hình tròn trĩnh
tựa rệp rau nhưng nhảy nhanh nhẹn,lớn
đẫy sức fài khoảng 3mm.
b, đặc điểm sinh vật:
Rầy nâu có tính ưa ánh sáng đèn.tỉ lệ cánh dài và
ngắn trong quần thể phụ thuộc vào chất lượng
thức ăn, điều kiện sống và mật độ quần thể,rầy
nâu thường di chuyển vào lúc hoàng hôn hoặc
rạng sáng,khi có gió nhẹ,rầy có thể di chuyển xa
hàng trăm km.
-rầy trưởng thành bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hoá
4-5 ngày và đẻ tập trung nhiều vào ngày thứ 6-
10.rầy đẻ thành ổ trong bẹ lá.mỗi ổ trung bình từ
15-30 quả.mỗi con cái trung bình đẻ 150-300
trứng.số lượng trứng phụ thuộc vào chất lượng
thức ăn trong giai đoạn sâu non và sau vũ hoá.
-rầy non có 5 tuổi. ở tuổi từ 1-2 thường gọi là rầy
cám.lúc này rầy ít hoạt động,thường sống tập
trung dưới gốc lúa.khi bị khua động,rầy non tuổi
1 nhảy xa không quá 5cm,rầy tuổi 5 có thể nhảy
xa 20cm.
c,quy luật phát sinh gây hại.
-quy luật phát sinh gây hại của rầy nâu có quan hệ
rất chặt chẽ vối các yếu tố khí hậu thời tiết,chế
độ mùa vụ và kĩ thuật canh tác.
-nhiệt độ thích hợp cho rầy phát triển khoảng 25-
30 độ C.nếu nhiệt độ thấp,thời gian sinh trưởng
kéo dài.
-độ ẩm thích hợp là 70-80%.trời khô hanh rầy ít
phát triển nhưng mưa nhiều nước ngập sâu là
trứng không nở được cũng làm mật độ rầy giảm.
-chế độ mùa vụ ảnh hưởng rất lớn đến phát sinh
của rầy,gieo cấy dày,bón nhiều phân đạm,thời
vụ gieo cấy dài làm cho rầy có thức ăn nhiều sẽ
tạo điều kiện cho rầy nâu phát triển,tích luỹ số
lượng nhanh,nhiều,gây hại lớn,
-giống lúa dài ngày thường có 3-4 lứa rầy.
-giống lúa trung bình có 2-3 lứa rầy.
-giống lúa ngắn ngày có 1-2 lứa rầy.
-thời gian phát dục các pha:
Trứng:6-7 ngày
Rầy non:12-13 ngày
Trưởng thành 10-12 ngày.
d,biện pháp phòng trừ:
-cần chủ động phòng rầy nâu bằng mọi biện
pháp:vệ sinh đồng ruộng,gieo cấy đúng thời
vụ,dùng các giống kháng rầy…
-dùng dầu hoả đổ lên mặt ruộng su đó gạt lúa cho
rầy rơi xuống nước dính dầu bị ngạt thở mà
chết.lượng dầu sử dụng 5-7l/ha.
-dùng bẫy đèn, đốt thuốc,thả vịt con để diệt rầy.
-dùng thuốc hoá học:các loại thuốc đặc hiệu trừ
rầy là các loại có tác dụng tiếp xúc,vị độc như
bassa,mipsin,padan,trebon…thường phun với
nồng ffộn 0,1 %.nên sử dụng luân phiên các loại
thuốc để tránh rầy quen thuốc.
2.bọ trĩ hại lúa.
a,phân bố:bọ trĩ phân bố rộng ở nhiều nơi trong và ngoài
nước(trung quốc,triều tiên,nhật bản)
b,phạm vi cây chủ:ngoài cây lúa,bọ trĩ có thể gây hại trên
ngô,lúa mì,thuốc lá,hành…
c,mức độ và triệu chứng tác hại:bọ trĩ có thể phá hại
lúa,mạ của các thời vụ,song thường gây hại đáng kể
trên lúa chiêm-xuân thời kì lúa con gái,thời kì làm đòng-
trổ.bọ trĩ trưởng thành và bọ non có thể hút nhựa hoa,do
đó có thể làm cho cây sinh trưởng cằn cỗi,khô héo,hoa
bị hại không thụ phấn được tạo thành hạt lép dẫn đến
sản lượng giảm sút nghiêm trọng.
-triệu chứng gây hại của bọ trĩ: khi lá lúa non bị hại thường
để lại nhiều điểm trắng nhỏ nhưng khi bị phá hại nặng
thì chóp lá có hiện tượng khô vàng và cuốn quăn lại,dần
dần khô cả lá
d,hình thái:
bọ trĩ trưởng thành con cái có thân dài
1,5-1,8mm.màu nâu đỏ hoặc nâu đen.
Đầu có dạng hơi giống hình chữ nhật,
mặt kép bé xấp xỉ bằng 1/3 bề dài của
đầu,phần gốc và phần ngọn râu màu nâu.ngực trước
tương đối ngắn.ngực giữa và ngực sau hơi rộng hơn
ngực trước. Đoạn giữa của cánh trước hơi hẹp.mép
trước của phần góc cánh có 3 sợi lông.phần cuối đốt
chày chân trước và bà chân trước màu vàng.bao chùa
giữa và sau màu vàng nâu.
-trứng hình bầu dục dài 0,23mm,rộng 0,13mm,trứng mới
đẻ màu trắng sữa sau biến thành màu vàng nhạt.
-bọ trĩ non dày sức dài độ 1mm,màu vàng nhạt.
e,tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại
-bọ trưởng thành rất hoạt động,khi bị khua động thì nhanh
nhẹn nhảy đi chỗ khác lẩn trốn hoặc rơi xuống đất.bọ
trưởng thành thường bò và cong bụng ở trên mặt
đất,trong hoa hoặc trong các lá cuốn,lá nõn.bọ trĩ trưởng
thành ưa hoạt động phá hại vào những ngày trời râm
mát hoặc ban đêm,khi trời nắng thường ẩn náu trong
các lá nõn hoặc lá uốn.
-bọ trĩ trưởng thành sau khi vũ hoá 3-4 ngày chưa giao
phối và đẻ trứng.con cái trung bình đẻ 12-13 quả trứng.
-sâu non sau khi nở sống tập trung nhiều con một chỗ
trong lá nõn và gây hại 1-2 con/cây thì chóp lá nõn có
thể bị cuốn.
Thời gian sinh trưởng phát dục của bọ trĩ:
-nhiệt độ khởi diểm phát dục của trứng là 12,81 độ C
-nhiệt độ khởi điểm phát dục của pha tiền nhộng và nhộng
là 10,97 độ C.
-thời gian phát dục của các pha:
Trứng:4-5 ngày
Sâu non:5-8 ngày
Nhộng và tiền nhộng:2 ngày
Trưởng thành:10-11 ngày.
-bọ trĩ phát sinh gây hại chịu sự chi phối bởi một số yếu tố
Khi nhiệt độ từ 15 độ C thì mật độ bọ trĩ tăng dần.khi nhiệt
độ 25 độ C trở lên thì mật độ giảm xuống.
Mưa có tác dụng làm giảm rõ rệt số lượng bọ trĩ.
g.biện pháp phòng trừ:
-có thể áp dụng các biện pháp canh
tác,thuốc hoá học. Đối với bọ trĩ cần lưu ý
công tác trừ cỏ dại,khoanh ruộng.
Các loại thuốc hoá học phòng trừ bọ trĩ
thuộc nhóm lân hữu cơ,cacbamat.
3.bọ xít dài
a, đặc điểm hình thái
-trưởng thành:có màu xanh hơi pha
màu nâu,thân thon,dài khoảng
15-20mm.con cái ở cuối đốt bụng
thứ 7,8 chẻ đôi, ở giữa có đường
xẻ dọc.con đực cuối đốt bụng tròn
to
bọ xít đẻ trứng thànhb 1-2 hàng tạo thành ổ,mỗi ổ
từ 10-15 qủa.trứng hình bầu dục có màu trắng
đục sau chuyển thành nâu đen,
bọ xít non :có 5 tuổi ,tuổi 1 dài khoảng 2,5mm,tuổi
5 dài khoảng 13-14mm
b, đặc điểm sinh vật:
-bọ xít có xu tính với ánh sáng yếu, ưa mùi hôi
tanh,thường hoạt động mạnh vào buổi sáng lúc
trời râm mát.bọ trĩ thường đẻ trứng trên 2 mặt
phiến lá.thời gian đẻ trứng kéo dài nhưng tập
trung ở 3 tuần lễ đầu sau vũ hoá.số trứng
khoảng 200 qủa trong vụ đông xuân và 100 quả
trong vụ mùa.
-trứng thường nở vào buổi sáng.bọ xít non sau khi
nở 2-3 giờ thì phân tán và hút nhựa lúa.cả bọ xít
non và trưởng thành đều có khả năng làm cho
lúa bị lép trắng.
c,quy luật phát sinh và gây hại.
-vào tháng 10-11sau khi thu hoạch lúa mùa bọ xít di
chuyển từ đồng vào vườn cây,sang ruộng màu…để trú
ngụ qua đông.
Vào tháng 3-4.bọ xít di chuyển dần sang đồng lúa ăn bổ
sung và đẻ trứng trên các bông lúa hay cỏ trổ sớm và
hại lúa chiêm xuân.
Tháng 6-7 sau khi gặt lúa chiêm xuân bọ xít lại di chuyển
vào vườn và các nơi khác để qua hè
Tháng 8-9 bọ xít lại di chuyển ra đồng hại lúa mùa.
-trên đồng ruộng bọ xít thường có 4 lứa.
-thời gian phát dục các pha:
+trứng 5-6 ngày
+bọ xít non:17-22 ngày
+trưởnh thành:6-14 ngày
Vòng đời trung bình:30-41 ngày.
d,biện pháp phòng trừ:
-vệ sinh đồng ruộng diệt trừ cỏ dại là những
cây kí chủ phụ
-diệt bọ xít bằng biện pháp cơ giới.
-dùng thuốc hoá học
như:padan,azodrin,dipterex,dimecron.

More Related Content

BVTV - C7.Nhóm chích hút hại lúa

  • 1. NHÓM CHÍCH HÚT HẠI LÚA Người thực hiện: Phan ánh nguyệt
  • 2. 1.Rầy nâu. -rầy nâu thường chiếm tới 95% tổng số rầy có trên đồng ruộng và có mặt khắp các vùng trồng lúa.ngoài kí chủ chính là cây lúa,rầy nâu còn có các loài kí chủ tạm thời như lúa mì và nhiều loại cỏ dại như cỏ chân vịt,cỏ lồng vực… a, đặc điểm hình thái -rầy trưởng thành:có 2 dạng là dạng cánh dài,cánh phủ quá bụng và dạng cánh ngắn,cánh chỉ dài tới 2/3 thân. -cơ thể có màu nâu.dạng cánh dài hay bay nhảy và di chuyển còn dạng cánh ngắn chỉ bò và nhảy, ít di chuyển
  • 3. -trứng:hình bầu dục,cong,một đầu to,một đầu nhỏ,trong suốt. -rầy non:có 5 tuổi,lúc nhỏ màu đen xám sau chuyển sang vàng nâu.thân hình tròn trĩnh tựa rệp rau nhưng nhảy nhanh nhẹn,lớn đẫy sức fài khoảng 3mm.
  • 4. b, đặc điểm sinh vật: Rầy nâu có tính ưa ánh sáng đèn.tỉ lệ cánh dài và ngắn trong quần thể phụ thuộc vào chất lượng thức ăn, điều kiện sống và mật độ quần thể,rầy nâu thường di chuyển vào lúc hoàng hôn hoặc rạng sáng,khi có gió nhẹ,rầy có thể di chuyển xa hàng trăm km. -rầy trưởng thành bắt đầu đẻ trứng sau khi vũ hoá 4-5 ngày và đẻ tập trung nhiều vào ngày thứ 6- 10.rầy đẻ thành ổ trong bẹ lá.mỗi ổ trung bình từ 15-30 quả.mỗi con cái trung bình đẻ 150-300 trứng.số lượng trứng phụ thuộc vào chất lượng thức ăn trong giai đoạn sâu non và sau vũ hoá.
  • 5. -rầy non có 5 tuổi. ở tuổi từ 1-2 thường gọi là rầy cám.lúc này rầy ít hoạt động,thường sống tập trung dưới gốc lúa.khi bị khua động,rầy non tuổi 1 nhảy xa không quá 5cm,rầy tuổi 5 có thể nhảy xa 20cm. c,quy luật phát sinh gây hại. -quy luật phát sinh gây hại của rầy nâu có quan hệ rất chặt chẽ vối các yếu tố khí hậu thời tiết,chế độ mùa vụ và kĩ thuật canh tác. -nhiệt độ thích hợp cho rầy phát triển khoảng 25- 30 độ C.nếu nhiệt độ thấp,thời gian sinh trưởng kéo dài.
  • 6. -độ ẩm thích hợp là 70-80%.trời khô hanh rầy ít phát triển nhưng mưa nhiều nước ngập sâu là trứng không nở được cũng làm mật độ rầy giảm. -chế độ mùa vụ ảnh hưởng rất lớn đến phát sinh của rầy,gieo cấy dày,bón nhiều phân đạm,thời vụ gieo cấy dài làm cho rầy có thức ăn nhiều sẽ tạo điều kiện cho rầy nâu phát triển,tích luỹ số lượng nhanh,nhiều,gây hại lớn, -giống lúa dài ngày thường có 3-4 lứa rầy. -giống lúa trung bình có 2-3 lứa rầy. -giống lúa ngắn ngày có 1-2 lứa rầy.
  • 7. -thời gian phát dục các pha: Trứng:6-7 ngày Rầy non:12-13 ngày Trưởng thành 10-12 ngày.
  • 8. d,biện pháp phòng trừ: -cần chủ động phòng rầy nâu bằng mọi biện pháp:vệ sinh đồng ruộng,gieo cấy đúng thời vụ,dùng các giống kháng rầy… -dùng dầu hoả đổ lên mặt ruộng su đó gạt lúa cho rầy rơi xuống nước dính dầu bị ngạt thở mà chết.lượng dầu sử dụng 5-7l/ha. -dùng bẫy đèn, đốt thuốc,thả vịt con để diệt rầy. -dùng thuốc hoá học:các loại thuốc đặc hiệu trừ rầy là các loại có tác dụng tiếp xúc,vị độc như bassa,mipsin,padan,trebon…thường phun với nồng ffộn 0,1 %.nên sử dụng luân phiên các loại thuốc để tránh rầy quen thuốc.
  • 9. 2.bọ trĩ hại lúa. a,phân bố:bọ trĩ phân bố rộng ở nhiều nơi trong và ngoài nước(trung quốc,triều tiên,nhật bản) b,phạm vi cây chủ:ngoài cây lúa,bọ trĩ có thể gây hại trên ngô,lúa mì,thuốc lá,hành… c,mức độ và triệu chứng tác hại:bọ trĩ có thể phá hại lúa,mạ của các thời vụ,song thường gây hại đáng kể trên lúa chiêm-xuân thời kì lúa con gái,thời kì làm đòng- trổ.bọ trĩ trưởng thành và bọ non có thể hút nhựa hoa,do đó có thể làm cho cây sinh trưởng cằn cỗi,khô héo,hoa bị hại không thụ phấn được tạo thành hạt lép dẫn đến sản lượng giảm sút nghiêm trọng. -triệu chứng gây hại của bọ trĩ: khi lá lúa non bị hại thường để lại nhiều điểm trắng nhỏ nhưng khi bị phá hại nặng thì chóp lá có hiện tượng khô vàng và cuốn quăn lại,dần dần khô cả lá
  • 10. d,hình thái: bọ trĩ trưởng thành con cái có thân dài 1,5-1,8mm.màu nâu đỏ hoặc nâu đen. Đầu có dạng hơi giống hình chữ nhật, mặt kép bé xấp xỉ bằng 1/3 bề dài của đầu,phần gốc và phần ngọn râu màu nâu.ngực trước tương đối ngắn.ngực giữa và ngực sau hơi rộng hơn ngực trước. Đoạn giữa của cánh trước hơi hẹp.mép trước của phần góc cánh có 3 sợi lông.phần cuối đốt chày chân trước và bà chân trước màu vàng.bao chùa giữa và sau màu vàng nâu. -trứng hình bầu dục dài 0,23mm,rộng 0,13mm,trứng mới đẻ màu trắng sữa sau biến thành màu vàng nhạt. -bọ trĩ non dày sức dài độ 1mm,màu vàng nhạt.
  • 11. e,tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại -bọ trưởng thành rất hoạt động,khi bị khua động thì nhanh nhẹn nhảy đi chỗ khác lẩn trốn hoặc rơi xuống đất.bọ trưởng thành thường bò và cong bụng ở trên mặt đất,trong hoa hoặc trong các lá cuốn,lá nõn.bọ trĩ trưởng thành ưa hoạt động phá hại vào những ngày trời râm mát hoặc ban đêm,khi trời nắng thường ẩn náu trong các lá nõn hoặc lá uốn. -bọ trĩ trưởng thành sau khi vũ hoá 3-4 ngày chưa giao phối và đẻ trứng.con cái trung bình đẻ 12-13 quả trứng. -sâu non sau khi nở sống tập trung nhiều con một chỗ trong lá nõn và gây hại 1-2 con/cây thì chóp lá nõn có thể bị cuốn.
  • 12. Thời gian sinh trưởng phát dục của bọ trĩ: -nhiệt độ khởi diểm phát dục của trứng là 12,81 độ C -nhiệt độ khởi điểm phát dục của pha tiền nhộng và nhộng là 10,97 độ C. -thời gian phát dục của các pha: Trứng:4-5 ngày Sâu non:5-8 ngày Nhộng và tiền nhộng:2 ngày Trưởng thành:10-11 ngày. -bọ trĩ phát sinh gây hại chịu sự chi phối bởi một số yếu tố Khi nhiệt độ từ 15 độ C thì mật độ bọ trĩ tăng dần.khi nhiệt độ 25 độ C trở lên thì mật độ giảm xuống. Mưa có tác dụng làm giảm rõ rệt số lượng bọ trĩ.
  • 13. g.biện pháp phòng trừ: -có thể áp dụng các biện pháp canh tác,thuốc hoá học. Đối với bọ trĩ cần lưu ý công tác trừ cỏ dại,khoanh ruộng. Các loại thuốc hoá học phòng trừ bọ trĩ thuộc nhóm lân hữu cơ,cacbamat.
  • 14. 3.bọ xít dài a, đặc điểm hình thái -trưởng thành:có màu xanh hơi pha màu nâu,thân thon,dài khoảng 15-20mm.con cái ở cuối đốt bụng thứ 7,8 chẻ đôi, ở giữa có đường xẻ dọc.con đực cuối đốt bụng tròn to bọ xít đẻ trứng thànhb 1-2 hàng tạo thành ổ,mỗi ổ từ 10-15 qủa.trứng hình bầu dục có màu trắng đục sau chuyển thành nâu đen, bọ xít non :có 5 tuổi ,tuổi 1 dài khoảng 2,5mm,tuổi 5 dài khoảng 13-14mm
  • 15. b, đặc điểm sinh vật: -bọ xít có xu tính với ánh sáng yếu, ưa mùi hôi tanh,thường hoạt động mạnh vào buổi sáng lúc trời râm mát.bọ trĩ thường đẻ trứng trên 2 mặt phiến lá.thời gian đẻ trứng kéo dài nhưng tập trung ở 3 tuần lễ đầu sau vũ hoá.số trứng khoảng 200 qủa trong vụ đông xuân và 100 quả trong vụ mùa. -trứng thường nở vào buổi sáng.bọ xít non sau khi nở 2-3 giờ thì phân tán và hút nhựa lúa.cả bọ xít non và trưởng thành đều có khả năng làm cho lúa bị lép trắng.
  • 16. c,quy luật phát sinh và gây hại. -vào tháng 10-11sau khi thu hoạch lúa mùa bọ xít di chuyển từ đồng vào vườn cây,sang ruộng màu…để trú ngụ qua đông. Vào tháng 3-4.bọ xít di chuyển dần sang đồng lúa ăn bổ sung và đẻ trứng trên các bông lúa hay cỏ trổ sớm và hại lúa chiêm xuân. Tháng 6-7 sau khi gặt lúa chiêm xuân bọ xít lại di chuyển vào vườn và các nơi khác để qua hè Tháng 8-9 bọ xít lại di chuyển ra đồng hại lúa mùa. -trên đồng ruộng bọ xít thường có 4 lứa. -thời gian phát dục các pha: +trứng 5-6 ngày +bọ xít non:17-22 ngày +trưởnh thành:6-14 ngày Vòng đời trung bình:30-41 ngày.
  • 17. d,biện pháp phòng trừ: -vệ sinh đồng ruộng diệt trừ cỏ dại là những cây kí chủ phụ -diệt bọ xít bằng biện pháp cơ giới. -dùng thuốc hoá học như:padan,azodrin,dipterex,dimecron.