1. Nhóm sâu hại lá lúa
• Người thực hiện
Lê Thị Thanh Thủy
Đinh Thị Thu Hằng
2. Sâu cuốn lá loại nhỏ
• Đặc điểm sinh thái và
gây hại
- Trứng hình bầu dục, đẻ
cả ở mặt trên và mặt
dưới lá (nhưng chủ yếu ở
mặt trên lá). Trứng mới
đẻ màu hơi đục, khi gần
nở chuyển màu ngà
vàng.
- Sâu non tuổi 1 đã rất linh
hoạt; tuổi 2-3 trở đi nhả
tơ khâu hai mép lá cuốn
thành tổ nằm bên trong.
3. - tuổi 4-5 nhả tơ dệt gập lá
theo chiều ngang hoặc
chập nhiều lá thành bao.
- Sâu non mới nở màu
trắng trong, đầu màu nâu
sáng, khi bắt đầu ăn cơ
thể chuyển màu xanh lá
mạ.
- Sâu non đẫy sức chuyển
màu vàng hồng chui ra
khỏi bao tìm chỗ hoá
nhộng theo cách nhả tơ,
cắn đứt hai mép lá khâu
thành bao hoặc bò xuống
gốc lúa, bẹ lá dệt kén
mỏng hoá nhộng.
4. - Nhộng: có mầm cánh,
râu đầu và chân vượt quá
mép sau đốt bụng thứ 4.
Lỗ thở trồi lên, các đốt
bụng thứ 6, 8 thót vào.
- Trưởng thành (ngài): có
màu vàng nâu, mép
trước cánh trước màu
nâu đen, cánh có dạng
tam giác trên cánh có 2
đường sọc ngang. Ngài
của sâu cuốn lá nhỏ có
tính hướng quang; ban
ngày thường ẩn nấp, nếu
khua động thì chỉ bay lên
bằng chiều cao ngọn lúa.
5. Đặc điểm sinh học
• Vòng đời của sâu cuốn
lá nhỏ từ 30-37 ngày:
+ Thời gian trứng: 3-4
ngày.
+ Thời gian sâu non: 15-
17 ngày.
+ Thời gian nhộng: 6-7
ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa
đến đẻ trứng: 2-3 ngày.
6. Quy luật gây hại
• Sâu thường gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh. Tuy
nhiên phổ biến nhất là giai đoạn trỔ bông. Và gây
hại nhiều nhất ở vụ lúa tháng 5 và giữa tháng 9
• Sâu non gây hại bằng cách ăn mô lá chỉ chừa lại
lớp biểu bì màu trắng, ruộng lúa bị hại trông xơ xác,
nhìn từ xa thấy bạc trắng, làm giảm khả năng quang
hợp và làm cho cây lúa sinh trưởng kém, ruộng lúa
bị hại nặng sẽ làm cho hạt bị lép và làm giảm năng
suất.
7. • Khả năng sống của sâu non phụ thuộc chặt chẽ
vào nhiệt độ khoảng 22-25 độ, độ ẩm cao.
• Mật độ sâu tăng lên khi có các giống lúa mới,
cấy dầy, bón quá nhiều đạm lại bón lai rai nhiều
lần để lúc nào cây lúa cũng xanh tốt là điều kiện
lý tưởng để SCLN phát sinh phát triển.
8. Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
- Tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng
hợp kết hợp hài hòa các biện pháp thủ công, canh
tác, sinh học.
- Biện pháp canh tác rất quan trọng từ khâu làm đất
bón phân, thời vụ, mật độ gieo cấy, chế độ nước,
v.v, nếu làm đúng các biện pháp trên sẽ điều chỉnh
sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung
và SCLN nói riêng sẽ giảm.
9. • Biện pháp sinh học dựa vào tính đa dạng
sinh học, SCLN có rất nhiều loại ký sinh
đặc biệt là các loài ong và nấm, vi
khuẩn… nên con người đã lợi dụng thả
thêm ong ký sinh, trứng trên đồng ruộng,
phun nấm hoặc vi khuẩn vào giai đoạn
thích hợp
• Biện pháp hóa học là vũ khí cuối cùng
phải sử dụng khi thời tiết thuận lợi cho sâu
bệnh bùng phát mà các biện pháp khác
không đủ sức khống chế
10. • Khi sử dụng biện pháp
hóa học cần thực hiện
theo nguyên tắc 4 đúng
để tiết kiệm chi phí mà
hiệu quả phòng trừ sâu
cuốn lá vẫn cao: đúng
thuốc trừ sâu cuốn lá-đặc
biệt là ưu tiên cho các
sản phẩm sinh học như
ETIMEX là thuốc ít ảnh
hưởng đến thiên địch, có
tính thấm sâu nhanh nên
ít bị rửa trôi, pha thuốc
theo liều lượng trên bao
bì hướng dẫn.
11. Sâu cuốn lá lớn
• Đặc điểm hình thái
- Bướm có thân dài 17 – 19mm, sải cánh rộng 33 – 40mm.
Mặt lưng của bụng và ngực màu nâu đen phủ lông xanh
vàng. Cánh trước màu nâu tối, gần giữa cánh có 8 đốm
trắng to nhỏ khác nhau. Cánh sau màu nâu đen, gần
phía mép ngoài có 4 đốm trắng.
- Trứng hình bán cầu, đỉnh bằng, giữa hơi lõm. Trứng mới
đẻ có màu tro, sau chuyển màu vàng.
12. - Sâu non mới nở màu xanh
lục, đầu đen lớn hơn thân.
Sâu từ tuổi 2 – 3 đầu có
màu đen nhạt dần. Sâu 5
tuổi có thân dài 40mm, rộng
4mm hai đầu hơi thon nhỏ,
giữa phình to.
- Sâu non nhả tơ kéo các lá
lại với nhau tạo thành bao.
Sâu càng lớn càng cắn
khuyết lá làm mất diệp lục
quang hợp của cây, làm
giảm năng suất lúa.
- Nhộng hình đầu đạn. Đầu
bằng, màu vàng nhạt, sắp
vũ hoá có màu đen, dài
khoảng 33mm
13. Đặc điểm sinh học
• Vòng đời của sâu cuốn lá lớn từ 32-40
ngày:
+ Thời gian trứng: 4 ngày.
+ Thời gian sâu non: 18-19 ngày.
+ Thời gian nhộng: 6-7 ngày.
+ Thời gian bướm: 4-5 ngày.
14. Đặc điểm sinh vật
• Bướm đẻ trứng vào buổi sáng và đẻ rải rác ở mặt
sau lá gần gân chính, mỗi lá từ 1-6 quả, một bướm
cái có thể đẻ 120 quả trứng. Sau khi vũ hóa 20 phút
là bướm có thể bay đi kiếm ăn. Bướm bay nhanh
từng đoạn ngắn theo đường gấp khúc. Thường sau
khi giao phối một ngày (cũng có thể sau 2 giờ) sau
thì bướm sẽ đẻ trứng. Một năm sâu cuốn lá lớn phát
sinh 6-7 lứa. Điều kiện hơi nóng bức và ẩm là thích
hợp cho sâu phát sinh gây hại.
15. Điều kiện phát sinh gây hại
- Nhiệt độ ấm và ẩm (nhiệt độ 27 – 28oC, ẩm độ 75 –
80%) là điều kiện thuận lợi cho sâu phát sinh gây
hại.
- Trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa thì giai
đoạn đẻ nhánh, đứng cái dễ bị hại nặng hơn các
giai đoạn khác.
- Hàng năm sâu có thể phát sinh 6 – 7 lứa, trong đó
thường gây hại ở lứa 5 từ tháng 8 – 9 và lứa 2
tháng 4 – 5 – 6 .
16. Biện pháp phòng trừ
• Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón phân hợp lý.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng.
• Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent
800WP,Peran, Regell,.... phun khi sâu còn tuổi 1-2,
sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun mới có
hiệu quả. Sau khi phun thuốc chăm sóc tốt để lúa
nhanh hồi phục.
• Bảo vệ lúa bằng các thiên địch trên đồng ruộng