Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đã chia sẻ đến cho các bạn một bài mẫu khoá luận với chủ đề là các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hoàn toàn miễn phí . Các bạn học viên muốn tải bài mẫu này vui lòng nhắn tin qua zalo : 0934.573.149
1 of 4
Download to read offline
More Related Content
Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch vụ hỗ trợ viết luận văn – Zalo : 0934.573.149
1.4.1 Môi trường vĩ mô
Gồm các yều tố phản ánh các đại lượng tổng quát của nền kinh tế, hoạt động của bộ
máy Nhà nước, xã hội, tự nhiên, trình độ kỹ thuật có ảnh hưởng đến môi trường tác nghiệp
và môi trường bên trong doanh nghiệp.
Việc xem xét các yếu tố môi trường này giúp doanh nghiệp trả lời một phần câu hỏi:
Chúng ta đang đối diện với những cơ hội và nguy cơ nào? Có thể phân chia môi trường vĩ
mô thành 5 yếu tố cơ bản sau:
Yếu tố kinh tế: phản ánh sự phát triển kinh tế qua các chỉ tiêu như : GNP, GDP, tỷ lệ
lạm phát, tỷ giá ngoại hối, lãi suất tiền tệ, chính sách tiền tệ, chính sách thuế.
Yếu tố chính trị, luật pháp: phản ánh mức độ ổn định về chính trị, cơ chế quản lý của
Nhà nước, hệ thống luật pháp.
Yếu tố xã hội: phản ánh các khuynh hướng tâm lý, xã hội như mức sống, cách sống, tỷ
lệ tăng dân số, cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng. Các nhân tố nào là nền tảng của tiêu
dùng, tiết kiệm và đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ cung cầu và xu hướng biến
đổi của nó.
2. Yếu tố tự nhiên: phản ánh tài nguyên thiên nhiên, nguồn năng lượng, vấn đề ô nhiễm
môi trường.
Yếu tố công nghệ: phản ánh trình độ, xu hướng phát triển công nghệ, tốc độ đổi mới,
khả năng chuyển giao, chi phí nghiên cứu và phát triểncông nghệ, luật bảo vệ bản quyền.
1.4.2 Môi trường vi mô
a) Đối thủ cạnh tranh
Một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế luôn phải đối mặt với một hoặc nhiều
đối thủ cạnh tranh. Nếu các đối thủ cạnh tranh yếu hơn, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá
bán và tạo được nhiều lợi nhuận hơn, điều này đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội
nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì
mọi cuộc cạnh tranh về giá cả đều dẫn đến sự tổn thương.
b) Nhà cung cấp
Nhà cung cấp bao gồm các đối tượng như người bán vật tư thiết bị, nguồn nhân lực.
Khi nhà cung cấp có ưu thế họ có thể gây áp lực mạnh và tạo bất lợi cho doanh nghiệp: họ
có thể tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng sản phẩm, qua đó làm giảm khả tăng tạo
lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà cung cấp sẽ có ảnh hưởng nhất định trong một số trường
hợp:
+ Sản phẩm mà doanh nghiệp cần chỉ có một số, thậm chí chỉ có một doanh nghiệp cung
cấp độc quyền.
+ Sản phẩm của nhà cung cấp không có sản phẩm thay thế
+Vật tư của nhà cung cấp mang tầm quan trọng lớn trong doanh nghiệp
Đối với ngành thép, nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn nhất là nhà cung cấp phôi thép vì
đây là nguyên liệu quan trọng nhất để có thể duy trì sản xuất. Trong điều kiện giá cả lên
cao mà phôi thép lại hết sức khan hiếm như hiện nay thì áp lực của các nhà cung cấp ngày
càng tăng đối với doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp
3. c) Khách hàng
Khách hàng là một phần không thể tách rời của doanh nghiệp. Sự tin tưởng và tín
nhiệm là tài sản lớn nhất của công ty. Với khả năng trả giá của khách hàng, khách hàng có
ưu thế sẽ làm cho lợi nhuận của ngành giảm xuống bằng cách: ép giá người bán, đòi hỏi
người bán nâng cao chất lượng phục vụ, đòi hỏi người bán cung cấp nhiều dịch vụ hơn,
làm cho các công ty trong ngành cạnh tranh nhau gắt gao hơn
1.4.3 Môi trường nội bộ
a) Nguồn nhân lực
Doanh nghiệp thép nói riêng cũng như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, mọi
hoạt động đều không có sự tham gia của con người. Vì thế nhân tố con người là quan trọng
và có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân lực là lực lượng sáng
tạo bao gồm: quản trị, đội ngũ lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, lao động
nghiên cứu và phát triển tác động mạnh và mang tính quyết định tới mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn cần chú trọng trước hết đảm bảo số lượng, chất lượng
và cơ cấu của các loại lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo được điều kiện
vật chất, kỹ thuật cần thiết và tổ chức lao động sao cho tạo được động lực phát huy được
hết tiềm năng của đội ngũ lao động này.
b) Cơ cấu tổ chức quản lý
Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp được giao nhiệm vụ riêng biệt, nhưng giữa các bộ
phận có mối liên hệ và phụ thuộc chặt chẽ, được chuyên môn hóa nhằm thực hiện chức
năng quản trị của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến hoạt động
sáng tạo của đội ngũ lao động, cân đối hiệu quả các bộ phận nội tại doanh nghiệp, mối quan
hệ nhân quả giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm… từ đó tác động đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sẽ không thể đạt được hiệu quả kinh
doanh cao nếu như tồn tại một bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều cấp không hiệu quả.
4. c) Kỹ thuật – công nghệ
Với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay, sự phát triển nhanh chóng ở
mọi lĩnh vực kỹ thuật công nghệ đều tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp. Nếu các doanh nghiệp muốn nhanh chóng phát triển, vươn lên, tạo khả năng cạnh
tranh mạnh mẽ để có thể đứng vững trong nền kinh tế trong nước, vươn xa tới thị trường
quốc tế sẽ không thể không chú ý tới nâng cao khả năng nghiên cứu phát triển. Không chỉ
là cập nhật, chuyển giao công nghệ mà phải có khả năng sáng tạo được công nghệ, kỹ thuật
tiên tiến. Thép là một loại sản phẩm yêu cầu công nghệ kỹ thuật cao thì nhân tố này hết sức
quan trọng giúp cho doanh nghiệp không những bị tụt hậu lại mà còncó thể có cơ hội chiến
thắng trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt.