Báo Cáo Thực Tập Các Nhân Tố Tác Động Tới Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Sang Thị Trường Nhật đã chia sẻ đến cho các bạn sinh viên nguồn tài liệu hoàn toàn hữu ích đáng để xem và tham khảo. NẾu như bạn đang có nhu cầu cần tải bài mẫu này vui lòng nhắn tin nhanh qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được hỗ trợ tải nhé.
1 of 21
Download to read offline
More Related Content
Các Nhân Tố Tác Động Tới Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Sang Thị Trường Nhật
1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi
Công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi là một đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng
TCMN phân phối ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Trong quá trình hoạt động, khi làm việc với các đối tác nước ngoài công ty sử dụng tên
tiếng anh là Yen Hung – An Thi Company Limited và tên viết tắt là Yen Hung – An Thi
Co., Ltd để giao dịch. Ngày 21 tháng 03 năm 2005, công ty được Chi Cục Thuế Thành
phố Hà Nội cấp mã số thuế số 0900234674. Trụ sở chính của Yên Hưng – Ân Thi được
đặt trên địa bàn thôn Sa Lung, xã Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Để thuận tiện
trong quá trình làm việc, giao dịch với đối tác công ty mở thêm văn phòng giao dịch tại
số 96 phố Định Công, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Đại diện pháp luật của công
ty là ông Trần Trọng Nghĩa, hiện đang giữ chức vụ là Giám đốc công ty. Và để tìm hiểu
sâu hơn về công ty, chúng ta đi vào tìm hiểu chi tiết về Công ty TNHH Yên Hưng – Ân
Thi thông qua các mục dưới đây.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi
Công ty TNHH Yên Hưng được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 01020004869 do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu
tư Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/03/2002. Cùng với đó, công ty đã tiến hành dự án đầu tư
nhà máy sản xuất hàng TCMN tại Hưng Yên. Để thực hiện công việc kinh doanh, công ty
đã thuê một khu đất có diện tích trên 50.000m2 tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi làm trụ sở
2. chính.
Giấy phép kinh doanh của công ty thay đổi lần thứ hai vào ngày 09/04/2004. Tới
năm 2005, Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi với giấy phép kinh
doanh số 0504000164 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 17/02/2005.
3. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi xây dựng mô hình bộ máy tổ chức đơn giản để
phù hợp với quy mô kinh doanh hiện tại của công ty cũng như để có thể thuận tiện trong
công tác quản lý. Xét hình 1.1 thể hiện cơ cấu bộ máy quản lý của Yên Hưng – Ân Thi:
Nguồn: Phòng HCNS và Kế toán tài vụ của công ty
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
1.1.2.2. Chức năng của các bộ phận trong sơ đồ cơ cấu tổ chức
Đầu tiên, phải kể đến là bộ phận Ban Giám đốc bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc
kinh doanh và Phó Giám đốc phụ trách tài chính. Trong đó, Giám đốc là người đứng đầu
bộ máy quản lý. Giám đốc có thẩm quyền quyết định tất cả các vấn đề có liên quan tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời, Giám đốc chính là người tổ chức
hoạch định và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh; tổ chức bộ máy
nhân sự, bổ nhiệm và cách chức các chức danh trong Công ty. Như vậy có thể thấy giám
đốc là người đại diện cao nhất của Công ty trong các hợp đồng kinh tế và các hoạt động
khác. Phó Giám đốc kinh doanh là người phụ trách các vấn đề liên quan tới hoạt động
kinh doanh nói chung của Công ty, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Phòng kinh doanh
Ban Giám đốc
Phòng HCNS và Kế toán
tài vụ
Xưởng sản xuất Phòng kinh doanh xuất
nhập khẩu
Bộ phận
hành
chính
quản trị
Tổ sản
xuất số
3
Tổ sản
xuất số
2
Bộ phận
kỹ thuật
Tổ sản
xuất số
1
Bộ phận
kế hoạch
sản xuất
– vật tư
4. xuất nhập khẩu, Phòng kế toán tài vụ và là người chủ động tìm kiếm các đối tác và các
hợp đồng kinh doanh cho Công ty. Cuối cùng, Phó Giám đốc phụ trách tài chính có trách
nhiệm về chiến lược tài chính của Công ty.
Phòng HCNS và Kế toán tài vụ có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công
ty trong việc điều hành, hướng dẫn, kiểm tra công tác cán bộ, chế độ chính sách, lao động
tiền lương, tuyển dụng và đào tạo công nhân viên. Công tác tài chính kế toán và xây dựng
các quy chế liên quan. Ngoài ra, phòng còn chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, hệ
thống tổ chức kế toán và xây dựng đội ngũ kế toán phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu là bộ phận đầu tiên trong khâu xử lý bán hàng và
cung cấp dịch vụ. Đây là nơi chịu trách nhiệm trực tiếp công tác bán hàng, chịu sự quản
lý trực tiếp của Phó giám đốc kinh doanh. Tổng số nhân viên của phòng gồm 32 người,
chia ra làm hai bộ phận chính là bộ phận nghiên cứu thị trường và bộ phận sales.
Trên cơ sở các mặt hàng được giao, các chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu bộ phận
nghiên cứu thị trường sẽ trực tiếp cử người tiếp cận thị trường tìm hiểu nhu cầu để xác
định phương án kinh doanh tối ưu nhất vừa đảm bảo pháp lý vừa đem lại hiệu quả kinh
tế. Sau đó, phương án này phải được trình Phó giám đốc kinh doanh thông qua để đảm
bảo nguyên tắc quản lý. Sau khi được phê duyệt, bộ phận sales sẽ chịu trách nhiệm chính
trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đề ra bao gồm: Tìm kiếm khách hàng, Nhận
đơn đặt hàng, xét duyệt, tìm hiểu thông tin của khách hàng cũng như các thông tin tài
chính, khả năng thanh toán. Sau đó tiến hành trao đổi với khách hàng về giá cả, hình thức
thanh toán, thời hạn thanh toán. Phòng kinh doanh XNK cũng là nơi đảm nhận trách
nhiệm về việc ký kết hợp đồng từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng, bao gồm cả việc
thanh toán tiền hàng khiếu nại bồi thường và từ chối nhận hàng.
Đồng thời trong quá trình hoạt động phòng kinh doanh XNK cũng chính là người
tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Công ty trong việc điều hành, quản lý, hướng dẫn và
kiểm tra các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Xưởng sản xuất được chia thành các bộ phận sau: bộ phận hành chính quản trị, bộ
phận kế hoạch sản xuất – vật tư, bộ phận kỹ thuật và không thể không kể đến là các tổ
5. sản xuất.
Bộ phận hành chính quản trị có chức năng điều hành, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra
công tác hành chính quản trị. Chuẩn bị các điều kiện phục vụ hội họp, tiếp khách… Tổ
chức bữa cơm ca cho công nhân viên. Chịu trách nhiệm quản lý ngày công của xưởng,
thông báo kịp thời sự thay đổi về công nhân cho bộ phận kế hoạch sản xuất vật tư để đảm
bảo phân công công việc hợp lý, kịp thời đúng tiến độ. Công tác bảo vệ, bảo mật và an
ninh nội bộ 24/24 giờ.
Bộ phận kỹ thuật là nơi phụ trách về mặt kỹ thuật, hướng dẫn, phổ biến những tiêu
chuẩn kỹ thuật. Nghiên cứu phát triển mẫu mã sản phẩm mới, chịu trách nhiệm cung cấp
đầy đủ bản vẽ, mẫu cho công nhân sản xuất. Bảo quản cẩn thận các mẫu hàng và tài liệu
kỹ thuật của Công ty. Đề xuất và xây dựng các quy trình, quy định liên quan đến chất
lượng, kỹ thuật.
Cuối cùng các tổ sản xuất là nơi tổ chức sản xuất đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về
thời gian, số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Đảm bảo hoàn thành yêu cầu về sản
xuất, thu nhận sản phẩm đã hoàn thành và nhập kho sau khi đã được kiểm tra chất lượng.
Trực tiếp quản lý công nhân, mở sổ ghi chép theo dõi chi tiết cho từng công nhân, thực
hiện tốt nội quy kỷ luật lao động trật tự trong Công ty.
1.1.3. Đặc điểm sản phẩm và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Yên
Hưng – Ân Thi
1.1.3.1. Sản phẩm của Yên Hưng – Ân Thi
Thủ công mỹ nghệ là ngành nghề mang tính nghệ thuật truyền thống mang đậm bản
sắc dân tộc. Các sản phẩm như mâm đồng, lọ hoa, câu đối, chiếu cói, đồ gốm sứ, khăn
thêu, đồ gỗ,… đã được làm từ lâu ở Việt Nam. Đây là nghề mà các khâu của quá trình
sản xuất đều được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Mỗi một sản phẩm
TCMN là một tác phẩm có giá trị, thể hiện bản sắc dân tộc.
Sử dụng nguồn vật liệu chủ yếu từ tự nhiên và có quy trình sản xuất khá phức tạp.
Bản thân các sản phẩm của Yên Hưng – Ân Thi đã nói lên rõ xuất sứ của nguyên vật liệu
để sản xuất hàng TCMN.
Hàng mây, tre, cói: mây, tre, cói,…là những nguyên liệu dễ tìm ở Việt Nam, với
6. bàn tay khéo léo của người thợ các sản phẩm này ngày càng được cải tiến, phong phú về
mẫu mã, hình thức với giá cả tương đối rẻ nên được các khách hàng trong và ngoài nước
ưa chuộng.
Hàng sơn mài, mỹ nghệ là sản phẩm có nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ song đòi hỏi quá
trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn và trình độ tay nghề cao, phải có tính sáng
tạo, óc thẩm mỹ, quá trình làm rất tỉ mỉ công phu và tốn nhiều thời gian.
Hàng gốm sứ là sản phẩm có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Những loại hình đồ gốm
(nồi, bát, cốc, vò...) có hình dáng đẹp, chắc, khoẻ, phần nhiều đã được chế tạo từ bàn tay.
Mặt ngoài đồ gốm phủ đầy hoa văn trang trí với những đường vạch sắc sảo, những nét
cong uyển chuyển, mềm mại, được phối trí, đối xứng và hài hòa.
Hàng thêu, dệt may là sản phẩm mang đậm tính thủ công, đòi hỏi người sản xuất
kiên trì, nhận nại và có con mắt thẩm mỹ. Đây cũng là một mặt hàng được khách nước
ngoài rất ưa chuộng.
Ngoài lĩnh vực chính là sản xuất kinh doanh hàng TCMN, những ngành nghề kinh
doanh khác của Công ty như: Đại lý ký gửi, mua bán vật liệu sản xuất, vật liệu tiêu dùng;
Sản xuất bột giấy, giấy và bìa; Sản xuất sản phẩm từ plastic; Sản xuất giấy nhăn, bìa
nhăn, bao bì từ giấy và bìa; Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan; Sản xuất khác
chưa được phân vào đâu.
1.1.3.2. Hoạt động sản xuất của Yên Hưng – Ân Thi
Tại Yên Hưng – Ân Thi quy trình sản xuất hàng TCMN do các nghệ nhân truyền
thống tạo ra từ lâu đời. Quy trình sản xuất các sản phẩm gốm, mây, tre, cói, sơn mài, trạm
khảm như sau:
Bước đầu tiên là tạo dáng sản phẩm bằng nguyên liệu từ gốm, tre hoặc gỗ, những
nguyên liệu này đã được xử lý chống cong vênh, mối mọt, làm sạch và tạo dáng sản
phẩm bằng nhiều cách theo phương pháp thủ công:
Đối với sản phẩm sơn mài sẽ được bọc bởi vải màn và sơn len bằng lớp sơn một loại
cây và mài nhiều lần (khoảng 10 lần) làm cho lớp sơn đó bóng đẹp theo màu sắc yêu cầu.
Mẫu sơn này đã được kiểm định và cho phép sử dụng rất an toàn và vệ sinh.
7. Đối với sản phẩm tre đã được ngâm dưới nước chống mối mọt khoảng 6 tháng. Sau
đó chẻ ra quấn thành sản phẩm, làm nhẵn đẹp. Nếu là màu trắng là màu tự nhiên còn màu
sắc là do sơn lên sản phẩm khoảng 5 lần. Sử dụng khô, không để đựng nước. An toàn cho
sử dụng để thức ăn, hoa quả.
Đối với sản phẩm chạm khảm vỏ trứng, vỏ con trai: Sản phẩm bằng gốm hoặc gỗ,
tre được chạm lên một lớp vỏ trứng hoặc vỏ con trai. Vỏ trứng con vịt sau khi ấp nở ra
hoặc vỏ con trai làm sạch bằng cồn và sấy khô ở nhiệt độ cao. Sản phẩm này bền, đẹp rất
an toàn khi sủ dụng.
Những sản phẩm TCMN của công ty đã được nhà nước Việt Nam kiểm định và cho
phép sản xuất và sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm khi xuất khẩu sang các nước đều được khử
trùng theo từng lô hàng dưới sự kiểm soát của Hải quan Việt Nam.
1.1.3.3. Thị trường của Yên Hưng – Ân Thi
Thị trường của của Yên Hưng – Ân Thi không chỉ tập trung tại các thị trường trong
nước, các sản phẩm TCMN của công ty còn được xuất khẩu sang các thị trường châu Á
như Nhật Bản hay các nước tại châu Âu, châu Mỹ như Ạnh, Hoa Kỳ, Thụy Điển. Bên
cạnh đó, Công ty vẫn luôn không ngừng tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới cho
mình.
Để thấy rõ hơn về tỉ trọng phân bố hàng thủ công mỹ nghệ của Yên Hưng – Ân Thi
ra thị trường nội địa và nước ngoài giai đoạn 2013 – 2017, ta đi xét bảng 1.1:
Bảng 1.1: Tỉ trọng phân bố hàng TCMN của Công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi ra
thị trường nội địa và nước ngoài giai đoạn 2013 – 2017
Đơn vị: %
TT
Thị
trường
2013 2014 2015 2016 2017
1 Nội địa 35 34 32 32 30
2 Nước ngoài
65 66 68 68 70
3 Tổng
100 100 100 100 100
Nguồn: Phòng kinh doanh XNK của Công ty
8. Ta nhận thấy tỉ trọng hàng TCMN xuất khẩu ra nước ngoài của Yên Hưng – Ân Thi
có sự gia tăng qua các năm. Năm 2013 đạt 65%, tới năm 2017 tỉ trọng xuất khẩu lên tới
70% tăng 5% so với năm 2013. Còn về tỉ trọng hàng TCMN phân bố ra thị trường nội địa
có sự giảm sút qua các năm, giảm từ 35% năm 2013 xuống 30% vào năm 2017. Như vậy
hoạt động chính của Yên Hưng – Ân Thi là xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường quốc
tế. Hay có thể nói, xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường nước ngoài là nguồn thu chính
đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Do đó, thị
trường nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng đối với Công ty TNHH Yên Hưng – Ân
Thi.
1.2. Sự cần thiết của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi sang thị trường Nhật
Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đầy tiềm năng. Nhu
cầu nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản rất lớn (khoảng hơn 3 tỷ USD/năm) vì người
Nhật có thói quen tặng quà cho nhau vào các dịp lễ hội. Trong số các thị trường xuất
khẩu sản phẩm mây tre cói của Yên Hưng – Ân Thi thì Nhật Bản là thị trường lớn đứng
nhất đạt 0,7939 triệu USD vào năm 2017 tăng 23,22% so với năm 2016. Tuy nhiên kết
quả trên vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có của công ty và chưa đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng của người Nhật do còn thiếu thông tin về thị trường, khả năng tiếp cận thị
trường của công ty chưa cao,…
Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu Nhật Bản có xu hướng chuyển việc nhập khẩu các
sản phẩm hàng TCMN từ Trung Quốc sang nhập khẩu từ Việt Nam vì sản phẩm của
Trung Quốc chỉ tốt ở những năm đầu, càng sử dụng lâu chất lượng sản phẩm bị giảm sút
rất nhanh. Mà hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng có lợi thế so sánh của
Việt Nam nói chung và của Công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi nói riêng nhờ lao động
lành nghề và có điều kiện tự nhiên thuận lợi để cung ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng TCMN của Yên Hưng – Ân Thi, Nhật Bản
là thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất lên tới trên 42%. Trên thị trường Nhật Bản, công ty
TNHH Yên Hưng – Ân Thi có nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng hoạt động xuất khẩu
của mình với điều kiện thuận lợi và tiềm năng sẵn có. Hàng thủ công mỹ nghệ của công
9. ty có thể đáp ứng được các yêu cầu rất khắt khe của người tiêu dùng Nhật Bản. Thúc đẩy
xuất khẩu hàng TCMN sang Nhật Bản góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận, tận dụng
được lợi thế so sánh, tăng thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu máy móc,
công nghệ cần thiết phục vụ cho hoạt động gia công sản xuất của công ty, đóng góp vào
sự phát triển của đất nước. Thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Nhật không
chỉ giúp Yên Hưng – Ân Thi tăng thu nhập, tiếp cận được với trình độ quản lý, công nghệ
sản xuất hiện đại mà còn tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,
góp phần nâng cao đời sống nhân dân lao động…
Tóm lại, tất cả các yếu tố trên đều cho thấy sự cần thiết của thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu hàng TCMN của công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi sang thị trường Nhật. Vì vậy
là một công ty xuất khẩu với sản phẩm chính là hàng thủ công mỹ nghệ, công ty TNHH
Yên Hưng – Ân Thi cần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng này hơn nữa sang các thị
trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Nhật.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi
Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của công ty TNHH Yên Hưng – Ân
Thi sang Nhật Bản thì việc đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp là rất cần thiết. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh
nghiệp như: môi trường quốc tế, môi trường quốc gia để thấy được những tác động tích
cực và tiêu cực đối với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của của công ty. Cùng với đó, việc
phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp như: nguồn vốn, trình độ
kỹ thuật, nguồn nhân lực phòng kinh doanh XNK, các yếu tố thuộc về sản phẩm để thấy
được những tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động trên.
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp giai đoạn 2013-2017
1.3.1.1. Môi trường quốc tế giai đoạn 2013 - 2017
Tỷ giá hối đoái
Khi tỷ giá của một quốc gia biến động sẽ gây tác động đầu tiên đến các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu. Hình 1.2 cho ta thấy một cái nhìn tổng thể về sự biến động tỉ giá
10. USD/VNĐ giai đoạn 2013 – 2017.
20000
20500
21000
21500
22000
22500
23000
2013 2014 2015 2016 2017
Đơn vị: VNĐ
Nguồn: Bloomberg
Hình 1.2: Biến động tỉ giá USD/VNĐ giai đoạn 2013 – 2017
Về tổng quan giai đoạn năm 2013 - 2017, tỉ giá hối đoái có xu hướng tăng liên tục,
USD tăng tương đối lớn so với VND, tăng từ 21036 VND lên 22730 VND, tăng 8,05%.
Việc tăng tỷ giá này có lợi cho công ty khi thực hiện xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vì
công ty thu về tiền USD và thu mua nguyên vật liệu trong nước để sản xuất, xuất khẩu lại
mua bằng VND. Mặc dù xuất khẩu sang thị trường Nhật nhưng tất cả các hợp đồng của
công ty sang Nhật đều có giá trị hợp đồng tính theo USD. Bởi vậy, khi tỷ giá tăng lợi
nhuận kinh doanh của Yên Hưng – Ân Thi khi xuất khẩu sang thị trường Nhật gia tăng
theo. Phần lợi nhuận gia tăng công ty tiếp tục đổ vào vốn kinh doanh. Nguồn vốn gia tăng
tạo điều kiện thuận lợi cho Yên Hưng – Ân Thi mở rộng sản xuất đầu tư, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Từ đây, ta có thể đưa ra kết luận đây là một nhân tố ảnh hưởng
tích cực tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN của Yên Hưng – Ân Thi sang thị
trường Nhật.
1.3.1.2. Môi trường quốc gia giai đoạn 2013-2017
Kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật
Giai đoạn 2013 – 2017 kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Nhật liên tục tăng
12. Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Trung tâm thống kê Nhật Bản – Statistics Bureau and statistics Center
Hình 1.3: Kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản giai đoạn
2013 - 2017
Qua hình 1.3, ta có thể nhận thấy, kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Nhật Bản giai đoạn 2013 - 2017 tăng liên tục và đạt giá trị kim ngạch nhập khẩu cao nhất
là 3105,2 triệu USD vào năm 2017. Kim ngạch nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Nhật năm 2017 tăng 337,3 triệu USD, tăng 12,19% so với năm 2016 và tăng 54,38% so
với năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu ngày một gia tăng cho thấy nhu cầu nhập khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ của Nhật ngày càng cao.
Do đó sự tăng liên tục của kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Nhật là một nhân
tố có tác động tích cực tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang Nhật của Yên
Hưng – Ân Thi vì Nhật đang cần nhập khẩu rất nhiều hàng TCMN mà thị trường Việt
Nam là một thị trường tiềm năng xuất khẩu sang đó. Thêm vào đó, nhu cầu của người
dân tăng cao dẫn tới các doanh nghiệp ở Nhật sẽ tìm kiếm thêm các đối tác mới để đáp
ứng đủ nhu cầu nhập khẩu của mình nên Yên Hưng – Ân Thi có thêm cơ hội tiếp cận tới
2011.4
2121.6
2542.1
2767.9
3105.2
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
2013 2014 2015 2016 2017
13. nhiều đối tác hơn.
Thị hiếu của người dân Nhật Bản
Để có thể phát triển và đứng vững trên một thị trường thì việc nghiên cứu thị hiếu,
thói quen, sở thích của người tiêu dùng là một hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Bởi thị hiếu tiêu dùng là yếu tố quyết định đến việc khách hàng có chọn mua sản phẩm
của doanh nghiệp hay không.
Người Nhật hiện nay sống nhiều trong các chung cư chật hẹp, nên các sản phẩm
trang trí nhà của quá lớn không phù hợp với họ. Ví dụ các bộ bàn ghế bằng gỗ gụ, nặng
có độ bền cao bán rất tốt ở các thị trường Âu, Mỹ nhưng khi mang sang Nhật lại không
bán được. Mà đặc điểm các sản phẩm sơn mài mỹ nghệ nói chung và trang trí nội thất của
Yên Hưng – Ân Thi thì mới chỉ tập trung sản xuất hàng loạt các mẫu mã sản phẩm để
xuất sang sang nước như Nhật, Mỹ, Anh nên chưa phù hợp với thị hiếu của người Nhật.
Thực tế cho thấy, tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sơn mài, mỹ nghệ của công ty
sang thị Nhật chỉ chiếm khoảng 1% giai đoạn 2013-2017.
Ngoài ra, xu hướng tiêu dùng tại thị trường Nhật ngày nay đòi hỏi các mặt hàng
TCMN phải vừa có giá trị cao đồng thời thể hiện được bản sắc, cá tính của người tiêu
dùng. Sản phẩm của Yên Hưng – Ân Thi có nhiều ưu điểm như được làm bằng tay kỹ
càng, hấp dẫn, tuy nhiên, cũng tồn tại những điểm xấu như hàng làm còn sơ sài, thiếu sự
tinh tế, khâu hoàn thiện sản phẩm chưa tốt. Trong khi đó, người Nhật vốn là những người
rất khắt khe, tỉ mỉ, có yêu cầu rất cao về chất lượng của nguyên vật liệu và khâu hoàn
thiện sản phẩm. Điều này khiến cho các sản phẩm của công ty chưa được đánh giá cao tại
thị trường này.
Một đặc điểm nữa là, người Nhật quan niệm mỗi sản phẩm TCMN đều mang trong
mình tâm hồn của người nghệ nhân, bởi vậy khi chọn mua mặt hàng, người Nhật ưu tiên
các mặt hàng cho họ cảm nhận được hồn của người nghệ nhân. Điều này, đòi hỏi các
nghệ nhân của công ty cần tinh tế, khéo léo hơn trong quá trình tạo ra các sản phẩm.
Người nghệ nhân phải là một người thật yêu nghề, dành hết tâm huyết cho nghề mới có
thể hòa quyện với từng sản phẩm mà mình làm ra và biến chúng thành những đồ vật có
14. tâm hồn, cảm xúc.
Tóm lại, những đặc điểm về thị hiếu tiêu dùng của người Nhật là một nhân tố có tác
động tiêu cực tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang Nhật của Yên Hưng –
Ân Thi.
Chính sách của chính phủ Việt Nam
Cùng với đó, giai đoạn 2013-2017, chính phủ Việt Nam không ngừng tạo ra các
chính sách hỗ trợ cho việc xuất khẩu, đặc biệt với mặt hàng TCMN nói riêng. Năm 2014,
chính phủ ban hành quyết định số 11119/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành
gốm sứ – thủy tinh công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nhờ
vậy, đã khuyến khích ngành hàng TCMN phát triển, doanh nghiệp không những giảm bớt
các thủ tục khi xuất khẩu gốm sứ sang Nhật mà còn được hỗ trợ khi cần. Việc này giúp
tăng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp nói chung và tăng kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường Nhật nói riêng.
Năm 2013, chính phủ ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013 về
bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của chính phủ về tín dụng xuất
khẩu. Nghị định trên ban hành góp phần tạo những thuận lợi cho các công ty có hoạt
động kinh doanh xuất khẩu trong đó bao gồm cả Yên Hưng – Ân Thi có thể vay vốn để
mở rộng sản xuất, thu mua phục vụ xuất khẩu, đồng thời gia hạn về thời gian cho vay vốn
tín dụng đầu tư của Nhà nước lên tới 15 năm. Nhờ vậy, công ty TNHH Yên Hưng – Ân
Thi thuận lợi hơn trong việc vay vốn để nâng cao chất lượng máy móc, công nghệ gia
công hàng TCMN để xuất khẩu.
Nhờ những chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước, công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi
vừa có thêm nguồn vốn, vừa được tạo thuận lợi để xuất khẩu, phát triển. Đây chính là
một nhân tố có tác động tích cực tới thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Yên Hưng – Ân
Thi.
Sự đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh
Nhật Bản là một thị trường lớn nhập khẩu hàng TCMN trên thế giới. Về thị trường,
Nhật Bản đã nhập khẩu hàng TCMN từ nhiều nước như Trung Quốc, Philippin, Thái
15. Lan,... Xét cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản tại bảng 1.2:
16. Bảng 1.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng TCMN của Nhật Bản giai đoạn 2013-
2017
Đơn vị: Triệu USD
TT
Thị
trường
2013 2014 2015 2016 2017
Giá trị
TT
%
Giá
trị
TT
%
Giá
trị
TT
%
Giá trị
TT
%
Giá trị
TT
%
1
Trung Quốc
1012,7 50,34 1082,5 51,02 1283,6 50,49 1383,6 49,99 1533,6 49,39
2 Philippin 375,1 18,65 367,8 17,34 467,9 18,41 507,2 18,32 600,7 19,34
3 Thái Lan 235,5 11,71 259,0 12,21 278,2 10,94 298,5 10,78 312,9 10,08
4 Đài Loan 159,8 7,95 163,1 7,69 167,2 6,58 180,5 6,52 206,2 6,64
5 Việt Nam 165,6 8,23 182,4 8,60 253,1 9,96 287,9 10,40 340,3 10,96
6 Các thị
trường
khác
62,7 3,12 66,8 3,14 92,1 3,62 110,2 3,99 111,5 3,59
7 Tổng 2011,4 100 2121,6 100 2542,1 100 2767,9 100 3105,2 100
Nguồn: Trung tâm thống kê Nhật Bản – Statistics Bureau and statistics Center
Từ bảng số liệu trên, ta nhận thấy Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Đài Loan, Việt
Nam là những thị trường nhập khẩu hàng TCMN chính của Nhật. Điển hình, Trung Quốc
chiếm tỷ trọng lớn nhất lên tới 50% nhu cầu nhập khẩu của Nhật. Trung Quốc là một
nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn và có kinh nghiệm nhiều năm nay. Mặt hàng
của Trung Quốc được khách hàng rất ưa chuộng bởi kiểu dáng mẫu mã rất đa dạng. Vì
vậy mà khả năng cạnh tranh của Trung Quốc cao vì Trung Quốc có nguồn lao động dồi
dào, hơn nữa họ rất cần cù, chịu khó và sáng tạo đó là ưu thế hơn Việt Nam và các nước
khác. Tuy nhiên tỉ trọng này có sự giảm nhẹ qua các năm do người Nhật ưa chuộng
những mặt hàng có độ bền cao mà hàng TCMN của Trung Quốc lại chưa đáp ứng được
tuổi thọ còn thấp.
Các thị trường khác mà Nhật nhập khẩu như Philippin chiếm trên 17%, Thái Lan
17. luôn chiếm tỷ trọng trên 10% qua các năm. Như vậy đây cũng chính là những thị trường
rất tiềm năng đối với Nhật Bản.
Đối với thị trường nhập khẩu hàng TCMN của Nhật, hàng TCMN Việt Nam tuy có
tốc độ tăng liên tục tăng qua các năm tuy nhiên tỉ trọng còn thấp do khả năng cạnh tranh
của hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn thấp hơn các nước trong khu vực như
Trung Quốc, Philippin, Thái Lan… do chất lượng hàng hoá và khả năng tiếp cận thị
trường còn yếu.
Từ đó gây ra những tác động bất lợi đối với hàng TCMN của Việt Nam nói chung
và của Công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi nói riêng. Mặc dù nhu cầu nhập khẩu của
Nhật tăng lên nhưng công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để thuyết phục các doanh
nghiệp, đối tác Nhật lựa chọn mặt hàng TCMN của mình. Như vậy, đây là một nhân tố có
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Nhật
của Yên Hưng – Ân Thi.
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp giai đoạn 2013-2017
1.3.2.1. Nguồn vốn
Công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi có tài sản và nguồn vốn liên tục tăng trong giai
đoạn 2013-2017.
Bảng 1.3: Tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi
giai đoạn 2013 - 2017
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%)
2014
2013
2015
2014
2016
2015
2017
2016
Tài sản 25,5 30,2 48,8 60,1 62,7 18,4 61,5 23,1 4,3
Tài sản ngắn hạn 10,3 14,5 25,7 34,6 35 40,7 77,2 34,6 1,2
Tài sản dài hạn 15,2 15,7 23,1 25,5 27,7 3,2 47,1 10,3 8,6
Nguồn vốn 25,5 30,2 48,5 60,1 62,7 18,4 60,5 23,9 4,3
18. Nợ phải trả 10 12,8 17,9 28,1 30,4 28 39,8 56,9 8,1
Nợ ngắn hạn 3,5 4,6 11,3 12,1 15,5 41,4 145 7,1 28,1
Nợ dài hạn 6,5 8,2 16,6 16 14,9 21,6 102 -3,6 -6,8
Vốn chủ sở hữu 10,5 17,4 30,6 32 32,3 65,7 75,8 4,5 0,9
Nguồn: Phòng HCNS và Kế toán tài vụ của công ty
Nguồn vốn của công ty bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu của
công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi trong năm đầu giai đoạn 2013 - 2017 là 10,5 tỷ VNĐ
nhưng sau 5 năm, con số này đã tăng lên là 32,3 tỷ VNĐ, gấp khoảng 3 lần. Sự gia tăng
về vốn này là do kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm của công ty đem lại, sử dụng để
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, dự trữ và phòng ngừa những rủi ro không lường
được trước.
Nợ phải trả là số tiền mà công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi đi vay từ các tổ chức
tín dụng có thể kể tên như ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và một số tổ chức tín dụng khác nhằm có
ngân sách để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Con số nợ phải
trả này cũng lớn dần theo thời gian từ con số 10 tỷ VNĐ trong năm 2013 tăng lên thành
30,4 tỷ VNĐ trong năm 2017.
Việc huy động vốn dễ dàng cùng với kết quả kinh doanh qua các năm rất khả quan
khiến cho nguồn vốn của công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi ngày một lớn mạnh. Đây là
nguồn lực để công ty thực hiện nhiều hợp đồng hơn, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ. Việc có vốn cũng đồng nghĩa công ty có thể dành nguồn lực cho việc
nghiên cứu thị trường, gia tăng sức cạnh tranh. Đó là nhân tố tích cực để công ty có thể
mở rộng quy mô kinh doanh góp phần tích cực thúc đẩy xuất khẩu hơn so với những năm
trước.
1.3.2.2. Trình độ kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy
động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng…Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật
càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường càng
cao.
19. Nhận thấy, các mặt hàng sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên thường khó chế
tác, mẫu mã hạn chế, độ bền lại không cao. Một vấn đề nữa là các nguồn nguyên liệu này
đang dần dần cạn kiệt. Bởi vậy năm 2013, công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi đã ứng
dụng công nghệ sử dụng sợi giả mây vào sản xuất. Công ty lặn lội tìm kiếm đối tác đặt
hàng sợi giả mây, đầu tư mua thêm máy móc cùng với đó là sáng tạo thêm nhiều sản
phẩm dựa trên các mẫu thiết kế.
Đặc điểm của người Nhật Bản là ưa chuộng các sản phẩm sản phẩm bền đẹp. Hay
các sản phẩm nhiều ưu điểm luôn được người tiêu dùng mua nhiều hơn. Mà sản phẩm
được sản xuất bằng sợi giả mây của công ty nổi trội là có nhiều ưu điểm: nhẹ hơn, bền
hơn, đẹp hơn nên khi mới xuất hiện trên thị trường các sản phẩm của công ty được nhiều
người Nhật ưa chuộng. Nhờ ứng dụng công nghệ mới mà Yên Hưng – Ân Thi đã có được
bước thành công nhất định, sản phẩm của công ty ngày càng được đánh giá cao tại thị
trường Nhật.
Tóm lại, việc ứng dụng công nghệ sử dụng sợi giả mây vào sản xuất là điều kiện
thuận lợi để hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty được nhiều người tiêu dùng Nhật biết
đến hơn. Từ đó, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty
TNHH Yên Hưng – Ân Thi sang thị trường Nhật Bản cũng được diễn ra tích cực hơn so
với những năm trước.
1.3.2.3. Nguồn nhân lực phòng kinh doanh XNK
Nguồn lực nhân lực phòng kinh doanh XNK của công ty TNHH Yên Hưng – Ân
Thi đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là nhân tố cốt lõi quyết định đến sự thành bại của
công ty.
Bảng 1.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn nguồn nhân lực phòng kinh doanh XNK của
công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi
Đơn vị: Người
TT Năm
Trình độ
2013 2014 2015 2016 2017
1 Trên SL 1 1 2 2 3
20. đại học (%) 5,26 4,35 6,67 6,90 9,37
2 Đại học
SL 11 14 19 20 23
(%) 57,89 60,87 63,33 68,97 71,88
3 Cao đẳng
SL 5 6 6 5 5
(%) 26,32 26,09 20 17,23 15,63
4 Trung cấp
SL 2 2 3 2 1
(%) 10,53 8,69 10 6,90 3,12
5
Tổng số
lao động
SL 19 23 30 29 32
Nguồn: Phòng HCNS và Kế toán tài vụ của Công ty
Từ bảng Cơ cấu trình độ chuyên môn nguồn nhân lực phòng kinh doanh XNK của
công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi, ta nhận thấy giai đoạn 2013 -2017 số lượng nhân sự
của phòng có sự gia tăng qua các năm. Năm 2013, tổng số nhân sự là 19 người, tới năm
2017 số lượng tăng lên là 32 người, tăng 68,42%. Giai đoạn này, công ty mở rộng kinh
doanh nên cần thêm nhiều nhân lực hơn để tiếp cận được nhiều đối tác hơn, gia tăng số
đơn hàng.
Nguồn nhân lực giai đoạn 2013 – 2017 của Công ty phần lớn có trình độ đại học,
năm 2017 chiếm tới gần 72% tỉ trọng nhân viên phòng kinh doanh XNK. Tuy nhiên trong
số đó, số lượng nhân viên biết tiếng Nhật và có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Nhật
lại rất thấp chỉ dưới 10%. Thị trường chính của Yên Hưng – Ân Thi là Nhật Bản, bởi vậy
mà ngôn ngữ giao tiếp là một vấn đề vô cùng quan trọng. Trong giao tiếp, người Nhật
thường nói khá nhanh bởi vậy mà khi giao tiếp với người Nhật khoảng cách về bất đồng
ngôn ngữ là rất lớn. Do đó, quá trình thực hiện các công việc thúc đẩy xuất khẩu như tìm
kiếm các đối tác mới, tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu,... ít nhiều gặp rủi ro dẫn đến
việc kí kết hợp đồng không được thành công.
Như vậy, nguồn nhân lực phòng kinh doanh XNK đã tác động tiêu cực đến hoạt
động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Nhật của Yên Hưng – Ân Thi, làm
công ty giảm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
21. 1.3.2.4. Các yếu tố thuộc về sản phẩm của công ty
Sản phẩm TCMN của Công ty TNHH Yên Hưng – Ân Thi lâu nay vẫn còn hạn
chế lớn ở khâu thiết kế mẫu mã. Bởi vậy mà vấn đề lớn nhất của hàng TCMN của công ty
vẫn hạn chế kiểu dáng đơn điệu, kém hấp dẫn, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng Nhật. Cụ thể mặt hàng gốm sứ của Yên Hưng – Ân Thi, những sản phẩm được sản
xuất chưa được tinh tế, chậm ra các sản phẩm mới mà chỉ quanh quẩn sản xuất các sản
phẩm cũ.
Bên cạnh đó, chất lượng các sản phẩm của công ty mặc dù được bạn bè trong và
ngoài nước đánh giá khá cao nhưng lại có tồn tại là các sản phẩm chưa đồng đều về chất
lượng, dẫn đến trong cùng một lô hàng xuất đi có những sản phẩm sử dụng rất bền nhưng
có một vài sản phẩm chất lượng kém, nhanh hỏng. Điều này không chỉ làm giảm kim
ngạch xuất khẩu của công ty sang Nhật mà còn ảnh hưởng tới uy tín của công ty tại thị
trường này.
Nhìn chung các yếu tố trên làm cản trở giá trị gia tăng của dòng sản phẩm này tại
thị trường Nhật. Gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng TCMN của công ty tại
thị trường Nhật với các đối thủ khác như Trung Quốc với sản phẩm có mẫu mã đa dạng,
màu sắc đẹp bắt mắt. Thêm vào đó, còn ảnh hưởng tới uy tín của công ty trên thị trường
Nhật, khiến công ty bị mất uy tín với các bạn hàng. Đây là một nhân tố có tác động tiêu
cực đối với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường Nhật của Công ty
TNHH Yên Hưng – Ân Thi.