ݺߣ

ݺߣShare a Scribd company logo
II. Các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Nếu môi trường kinh doanh giữa các quốc gia như nhau sẽ không gây khó
khăn cho nhà kinh doanh quốc tế trong việc lựa chọn thì trường nước ngoài để kinh
doanh. Trên thực tế thì chúng không giống nhau. Điều này đòi hỏi nhà kinh doanh
cần phải cân nhắc khi quyết định thực hiện kinh doanh quốc tế. Dưới đây đây sẽ là
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi tham gia
vào thị trường quốc tế.
1. Các yếu tố chính trị và luật pháp
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc
hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Nó cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường
kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào. Vì vậy nghiên
cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh
nghiệp tham gia vào thị trường. Cụ thể đó là các yếu tố: Sự ổn định chính trị, hệ
thống luật pháp hoàn thiện, quan điểm của chính phủ về hoạt động kinh doanh
quốc tế, bộ máy hành chính.
- Do tác động của thuế nhập khẩu sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam-
Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào năm 2001 có hiệu lực nên các mặt hàng Việt Nam
đã và sẽ thâm nhập thị trường Hoa Kỳ có thể tạm được phân thành hai nhóm:
nhóm có thuế nhập khẩu thấp hoặc bằng 0, và nhóm có thuế nhập khẩu cao hơn.
Cà phê hạt các loại là mặt hàng được hưởng mức thuế suất bằng 0 cho dù nước
xuất khẩu được hay không được hưởng quy chế Tối huệ quốc (Đãi ngộ Tối huệ
quốc (Most Favoured Nation, viết tắt là MFN) là một trong những quy chế pháp lý
quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coilà một
trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, Việt Nam không nằm trong số những
nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan.
- Môi trường kinh tế - chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở Mỹ, người
ta tin rằng thị trường tự do làm gia tăng hiệu quả kinh tế và là cách thức nâng cao
giá trị chính trị của mình – đặc biệt là cam kết của họ đối với tự do cá nhân và đa
nguyên chính trị cũng như sự chống đốicủa họ đối với việc tập trung quyền lực
quá đáng. Tuy nhiên, niềm tin của người Mỹ vào doanh nghiệp tự do không loại bỏ
vai trò quan trọng của chính phủ. Các doanh nghiệp Mỹ sử dụng chính phủ để bảo
vệ họ trong cạnh tranh. Vì thế, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ
trước khi gia nhập vào thị trường cạnh tranh khốc liệt này.
- Các chính sách, luật lệ của Hoa Kỳ khi tham gia thương mại với Việt Nam
trong
ngành cà phê.
+ Theo báo The Wall Streets Journal ngày 9/7/2007, ngành công nghiệp cà
phê Hoa Kỳ đã có những cố gắng nhằm thi hành các biện pháp để làm tăng thêm
sức ép đốivới những người trồng và xuất khẩu cà phê châu Á, trong đó có Việt
Nam, gây trở ngại cho hoạt động phát triển cà phê chất lượng cao của nước ta. Giờ
đây, ngoài đòi hỏi nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận về quá trình chấp hành
qui định hải quan và tờ khai về các nơi cung cấp cà phê, nhà xuất khẩu còn phải
cung cấp thông tin nhằm bảo đảm có thể dễ dàng tìm ra xuất xứ của từng lô cà phê.
Người ta dự kiến quá trình này sẽ làm tăng thêm ít nhất 1% chi phí xuất khẩu, tức
là khoảng 10 đến 15 USD cho mỗi tấn cà phê.
+ Về mối quan hệ với bạn hàng, hầu hết các doanh nghiệp, công ty Hoa Kỳ
không thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòihỏi mọi việc phải
được trả lời nhanh chóng, rõ ràng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hoa Kỳ
thường có nhu cầu xuất nhập hàng hóa rất lớn. Đây mới chính là các đốitác chủ
yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
+ Mặc dù tự do thương mại nhưng ở Hoa Kỳ hiện có rất nhiều luật lệ quy
định về kỹ thuật và chất lượng, tạo thành các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm cà
phê nước ngoài.
+ Ngoài ra, hoạt động của hàng chục hiệp hội ngành hàng tại Hoa Kỳ
trong đó có Hiệp hội cà phê là điều mà doanh nghiệp phải tìm hiểu khi tham gia
xuất khẩu ở thị trường này. Hiện chi phí mà một công ty thành viên phải đóng hàng
năm cho hiệp hội vào khoảng từ 700-800 USD.
 Tóm lại, tình hình chính trị của Mỹ khá ổn định, luật pháp có sự khác
nhau giữa các bang nhưng nhìn chung đều nghiêm minh và rõ ràng. Mặc dù, khi
Trung Nguyên kinh doanh tại thị trường này sẽ gặp một số khó khăn do rào cản kỹ
thuật nhưng đây lại là nơi có bộ máy hành chính khá thông thoáng, đơn giản, thuận
lợi cho việc đầu tư. Vì thế, đầu tư vào thị trường cà phê tại Mỹ với các yếu tố chính
trị, luật pháp hiện tại vừa tạo thời cơ cũng là thách thức đốivới Trung Nguyên.
2. Các yếu tố kinh tế và tài chính
Trước khi quyết định xâm nhập vào thị trường của một quốc gia nào đó,
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải phân tích tỉ mỉ tình hình kinh tế, tài chính
của quốc gia đó. Các yếu tố kinh tế có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm
nhập mở rộng thị trường của ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả
ngành hàng khác do nó ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổinhu cầu tiêu dùng hay
xu hướng phát triển của các ngành hàng.
Mỹ là nền kinh tế mạnh nhất thế giới, với mức GDP và thu nhập đầu người
nằm trong top những nước cao nhất thế giới. Những năm vừa qua, do ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề, lạm phát cao,
thất nghiệp tăng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2010 trở lại đây, nền kinh tế Mỹ đã có
những dấu hiệu phục hồi. Tính chung cả năm 2010, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2.9%,
sau khi sụt giảm 2.6% trong năm 2009. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho các nước
xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ nói chung và cho xuất khẩu cà phê Việt Nam nói
riêng. Vì điều này phần nào đó chứng tỏ sức mua của người tiêu dùng đang tăng,
tình hình lạm phát hay suy thoái đã được kiểm soát.Nền kinh tế Mỹ phát triển
mạnh vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn cho doanh nghiệp của ta.
Các nhà nhập khẩu Mỹ có sức mạnh về kinh tế nên họ sử dụng nguồn lực tài chính
mạnh để kìm giá cà phê tại sàn Luân Đôn xuống mức rất thấp, khiến cho lợi nhuận
của doanh nghiệp không cao, thậm chí là hòa vốn.
=> Nền kinh tế Mỹ là cơ hội lớn để mở rộng kinh doanh qua thị trường đầy tiềm
năng này.
3. Các yếu tố văn hoá xã hội
Đặc điểm của văn hóa xã hội của mỗi quốc gia là không giống nhau do các
nguyên nhân về truyền thống, lịch sử… Các yếu tố văn hoá xã hội có ảnh hưởng
lớn tới hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Đây là yếu tố hình thành
tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng. Các yếu tố về dân tộc, nền văn hoá phản ánh
quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm, điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tình riêng
biệt vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp có thể đánh giá được ở mức độ
khác nhau về nhu câu sản phẩm, đốitượng phục vụ qua đó lưạ chọn các chủng loại
sản phẩm, mẫu mà, hình thức quảng cáo tiếp thị, cách thức phân phối sản phẩm
cho phù hợp.
Nước Mỹ là quốc gia trẻ và đầy sức sống, con người ở đây ưa sống tự do, tất
cả đều theo sở thích, văn hóa cà phê cũng không ngoài lệ. Người Mỹ sử dụng cà
phê hoàn toàn theo ý thích, không sành điệu như người châu Âu, cũng không cầu
kì như người Arab, uống để mà uống, uống thoải mái, vì vậy Mỹ là nước tiêu thụ
cà phê lớn nhất thế giới, dù ở nhà, trường học, công sở hay chốn công cộng và bất
cứ ở đâu, lúc nào, người ta đều có thể ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của cà phê.
Howard Schultz là người có công mang văn hóa cà phê từ Italy du nhập vào Mỹ
năm 1983 trong một lần du lịch thành phố Milan. Văn hóa cà phê du nhập từ Italy
với lối pha dùng máy Barista đã nhanh chóng trở thành đại chúng trong dân chúng
Mỹ sau hơn hai mươi năm phát triển. Hai hình thái văn hóa khác nhau, một đàng
thì chầm chậm tà tà ngồi chờ đợi, cònđàng kia thì nhanh gọn tranh thủ thời gian.
Văn hóa cà phê Mỹ là nhanh gọn rẻ mà vẫn không mất đi chất thơm đắng đúng
nghĩa cà phê, thời giờ ở Mỹ rất quí báu vì ai cũng phải đi làm đầu tắt mặt tối có
chăng vài tháng một lần nể bạn bè đi ra quán ngồi đồng uống cà phê phin.
Mặc dù chức năng chính của cà phê không phải là để giải khát giống như
hầu hết các loại thức uống khác nhưng người Mỹ đã uống nó như một thứ nước
giải khát. Vùng Bắc Mỹ ngày nay là nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, và Seattle
chính là thánh địa mới của cà phê. Thành phố ẩm ướt này khai sinh ra “văn hóa
Latte” những năm thập kỉ 70 và nhanh chóng lan rộng khắp đất nước giúp cải thiện
đáng kể chất lượng và kiểu cách của dân Hoa Kì. Ngày nay, bất kì nơi công cộng
nào ở Mỹ ta đều bắt gặp một hay vài xe cà phê lưu động phục vụ nhiều loại cà phê
và thức ăn nhanh. Vì vậy, Mỹ là quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới. Theo
thống kê, trung bình mỗi người dân Mỹ tiêu thụ 4,8kg hay 646 tách một năm
(tương đương 1,8 tách mỗi ngày). Vì thế, hàng năm, Mỹ phải nhập khẩu một lượng
cà phê rất lớn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới.
4. Khả năng tiêu thụ
Hoa Kỳ không những là một nền kinh tế đứng đầu thế giới, mà cònlà một
thị trường rộng lớn với dân số đông thứ ba thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, dân số
trẻ chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số. Phần lớn người dân Hoa Kỳ có thói quen
uống cà phê và xem cà phê là một thức uống rất quan trọng trong cuộc sống hàng
ngày của họ.Hoa Kỳ là nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Hoa
Kỳ không trồng cà phê nên tất cả cà phê tiêu dùng ở Hoa Kỳ kể cả cà phê nguyên
liệu đều từ nguồn nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước này tương đối
ổn định mỗi năm trên 7 triệu tấn. Tuy nhiên, do giá cà phê thế giới thường biến
động nên trị giá nhập khẩu cũng thường biến động theo.
Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng tương
đối qua trong những năm vừa qua, do đây là một thức uống không thể thiếu trong
cuộc sống người Hoa Kỳ, bên cạnh đó thì trong những năm vừa qua dân số Hoa Kỳ
tăng trưởng ở mức cao.Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOPA) Thị trường Hoa
Kỳ rất ưa chuộng loại cà phê Catimor thuộc họ Arabica. 70% lượng cà phê tiêu thụ
tại Hoa Kỳ là loại Arabica nhập từ Colombia, Brazil, Mêhico, số cònlại là Robusta
nhập từ Việt Nam và Indonesia. Ở thị trường Hoa Kỳ, cà phê Việt Nam chiếm
chưa đến 15% số lượng và 6% tổng giá trị nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ, 90% cà
phê Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ dưới dạng nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10%
tách hạt và rang xay đóng hộp.
5. Đối thủ cạnh tranh:
Ngay tại Mỹ đã có khá nhiều cơ sở sản xuất cà phê, ngoài ra còn có nhiều
mặt hàng từ thế giới đầu tư vào nên tính cạnh tranh khá gay gắt. Đây là một thách
thức cho Trung nguyên khi đầu tư vào thị trường này.
Được mệnh danh là người khổng lồ trong lĩnh vực cafe của Mỹ -Starbucks
Coffee hiện là thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Ra đời ngày
30/3/1971, có trụ sở chính tọa lạc tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Starbucks là
quán cà phê lớn nhất thế giới, với 17.800 quán trên 49 quốc gia. Trong đó 11.068
quán ở Hoa Kỳ, gần 1.000 quán ở Canada và hơn 800 quán ở Nhật Bản.Hiện nay,
mỗi tuần Starbucks bán được trên 20 triệu ly cà phê, với doanh thu hàng chục triệu
USD. Gần như tất cả trên 50.000 nhân viên Starbucks đều tự tin khi thành thạo
phân biệt được các loại hương vị và mùi vị của 880 loại cà phê khác nhau. Họ ý
thức rất cao về chất lượng cà phê và chất lượng phục vụ của Starbucks. Mỗi tuần
Starbucks bán được trên 20 triệu ly cà phê với mùi vị của 880 loại cafe khác nhau.
Ngoài ra còn có các đốithủ khác như Neslets hay một số hãng cà phê trong
nội địa thị trường Mỹ.
6. Một số yếu tố khách quan khác
-Yếu tố kỹ thuật công nghệ: ảnh hưởng đến yêu cầu đổimới công nghệ trong
thiết bị khả năng sản xuất sản phẩm với chất lượng khác nhau, năng suất lao động
và khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ.
+ Tốc độ phát triển nhanh của khoa học – kỹ thuật – công nghệ : Ngày càng
nhiều ý tưởng nghiên cứu đem lại kết quả và thời gian từ khi có ý tưởng mới đến
việc khi thực hiện thành công được rút ngắn nhanh tróng và thời gian áp dụng
thành công trong sản xuất cũng ngắn lại.
+ Xu hướng chuyển giao công nghệ: diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ
=> Khoa học - Công nghệ phát triển mạnh tạo ra cơ hội cho Doanh Nghiệp có thế
tiếp cận được với nhiều công nghệ mới giúp tăng sản lượng sản xuất, tăng chất
lượng cho sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và cho phép tạo ra các sản phẩm mới.
Đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức : đòi hỏi phải liên tục cập nhật, đổi mới
công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và không bị đốithủ
cạnh tranh lấn áp.
-Sản phẩm thay thế: Ngày càng có nhiều các đồ uống hay các thực phẩm
dinh dưỡng khác có mùi vị hấp dẫn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cải thiện
chất lượng cà phê của mình để có thể giữ vững vị trí sản phẩm trên thị trường.
-Chất lượng nguồn nhân lực: Đây cũng là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng
đối với việc lựa chọn địa điểm kinh doanh. Nếu lao động nước sở tại được đào tạo
tốt, hoặc ý thức kỉ luật cao thì năng suất cao.
Lao động tại đây có tay nghề cũng như chuyên môn khá cao, ý thức kỷ luật tốt. Đội
ngũ lao động khá trẻ, năng động và nhiệt tình.Tuy nhiên, chi phí thuê nhân công là
không hề rẻ. Vì vậy, để vận hành được mặt hàng tại đây thì cần có những chiến
lược quản lý nhân công phù hợp sao cho tối thiểu hóa chi phí.
 Tóm lại, việc đầu tư pháttriển kinh doanh cà phêcủa hàng Trung Nguyên
ra thị trường Mỹ vừa là cơ hội vừa là thách thức. Vì vậy, việc nhận thức
được những ảnh hưởng của các yếu tố tác động đóng vaitrò quan trọng và
không thể thiếu để giúp Trung Nguyên đứng vững trên thị trường Mỹ nói
riêng và trên toàn thế giới nóichung.

More Related Content

Chủ đề- Tìm số chia

  • 1. II. Các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu môi trường kinh doanh giữa các quốc gia như nhau sẽ không gây khó khăn cho nhà kinh doanh quốc tế trong việc lựa chọn thì trường nước ngoài để kinh doanh. Trên thực tế thì chúng không giống nhau. Điều này đòi hỏi nhà kinh doanh cần phải cân nhắc khi quyết định thực hiện kinh doanh quốc tế. Dưới đây đây sẽ là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế. 1. Các yếu tố chính trị và luật pháp Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào. Vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Cụ thể đó là các yếu tố: Sự ổn định chính trị, hệ thống luật pháp hoàn thiện, quan điểm của chính phủ về hoạt động kinh doanh quốc tế, bộ máy hành chính. - Do tác động của thuế nhập khẩu sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) được ký kết vào năm 2001 có hiệu lực nên các mặt hàng Việt Nam đã và sẽ thâm nhập thị trường Hoa Kỳ có thể tạm được phân thành hai nhóm: nhóm có thuế nhập khẩu thấp hoặc bằng 0, và nhóm có thuế nhập khẩu cao hơn. Cà phê hạt các loại là mặt hàng được hưởng mức thuế suất bằng 0 cho dù nước xuất khẩu được hay không được hưởng quy chế Tối huệ quốc (Đãi ngộ Tối huệ quốc (Most Favoured Nation, viết tắt là MFN) là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coilà một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan. - Môi trường kinh tế - chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở Mỹ, người ta tin rằng thị trường tự do làm gia tăng hiệu quả kinh tế và là cách thức nâng cao giá trị chính trị của mình – đặc biệt là cam kết của họ đối với tự do cá nhân và đa nguyên chính trị cũng như sự chống đốicủa họ đối với việc tập trung quyền lực quá đáng. Tuy nhiên, niềm tin của người Mỹ vào doanh nghiệp tự do không loại bỏ
  • 2. vai trò quan trọng của chính phủ. Các doanh nghiệp Mỹ sử dụng chính phủ để bảo vệ họ trong cạnh tranh. Vì thế, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ trước khi gia nhập vào thị trường cạnh tranh khốc liệt này. - Các chính sách, luật lệ của Hoa Kỳ khi tham gia thương mại với Việt Nam trong ngành cà phê. + Theo báo The Wall Streets Journal ngày 9/7/2007, ngành công nghiệp cà phê Hoa Kỳ đã có những cố gắng nhằm thi hành các biện pháp để làm tăng thêm sức ép đốivới những người trồng và xuất khẩu cà phê châu Á, trong đó có Việt Nam, gây trở ngại cho hoạt động phát triển cà phê chất lượng cao của nước ta. Giờ đây, ngoài đòi hỏi nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận về quá trình chấp hành qui định hải quan và tờ khai về các nơi cung cấp cà phê, nhà xuất khẩu còn phải cung cấp thông tin nhằm bảo đảm có thể dễ dàng tìm ra xuất xứ của từng lô cà phê. Người ta dự kiến quá trình này sẽ làm tăng thêm ít nhất 1% chi phí xuất khẩu, tức là khoảng 10 đến 15 USD cho mỗi tấn cà phê. + Về mối quan hệ với bạn hàng, hầu hết các doanh nghiệp, công ty Hoa Kỳ không thích làm việc qua trung gian, coi trọng luật lệ và luôn đòihỏi mọi việc phải được trả lời nhanh chóng, rõ ràng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hoa Kỳ thường có nhu cầu xuất nhập hàng hóa rất lớn. Đây mới chính là các đốitác chủ yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam + Mặc dù tự do thương mại nhưng ở Hoa Kỳ hiện có rất nhiều luật lệ quy định về kỹ thuật và chất lượng, tạo thành các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm cà phê nước ngoài. + Ngoài ra, hoạt động của hàng chục hiệp hội ngành hàng tại Hoa Kỳ trong đó có Hiệp hội cà phê là điều mà doanh nghiệp phải tìm hiểu khi tham gia xuất khẩu ở thị trường này. Hiện chi phí mà một công ty thành viên phải đóng hàng năm cho hiệp hội vào khoảng từ 700-800 USD.  Tóm lại, tình hình chính trị của Mỹ khá ổn định, luật pháp có sự khác nhau giữa các bang nhưng nhìn chung đều nghiêm minh và rõ ràng. Mặc dù, khi Trung Nguyên kinh doanh tại thị trường này sẽ gặp một số khó khăn do rào cản kỹ thuật nhưng đây lại là nơi có bộ máy hành chính khá thông thoáng, đơn giản, thuận lợi cho việc đầu tư. Vì thế, đầu tư vào thị trường cà phê tại Mỹ với các yếu tố chính trị, luật pháp hiện tại vừa tạo thời cơ cũng là thách thức đốivới Trung Nguyên.
  • 3. 2. Các yếu tố kinh tế và tài chính Trước khi quyết định xâm nhập vào thị trường của một quốc gia nào đó, doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải phân tích tỉ mỉ tình hình kinh tế, tài chính của quốc gia đó. Các yếu tố kinh tế có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường của ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả ngành hàng khác do nó ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổinhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành hàng. Mỹ là nền kinh tế mạnh nhất thế giới, với mức GDP và thu nhập đầu người nằm trong top những nước cao nhất thế giới. Những năm vừa qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề, lạm phát cao, thất nghiệp tăng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2010 trở lại đây, nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu phục hồi. Tính chung cả năm 2010, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2.9%, sau khi sụt giảm 2.6% trong năm 2009. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho các nước xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ nói chung và cho xuất khẩu cà phê Việt Nam nói riêng. Vì điều này phần nào đó chứng tỏ sức mua của người tiêu dùng đang tăng, tình hình lạm phát hay suy thoái đã được kiểm soát.Nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn cho doanh nghiệp của ta. Các nhà nhập khẩu Mỹ có sức mạnh về kinh tế nên họ sử dụng nguồn lực tài chính mạnh để kìm giá cà phê tại sàn Luân Đôn xuống mức rất thấp, khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp không cao, thậm chí là hòa vốn. => Nền kinh tế Mỹ là cơ hội lớn để mở rộng kinh doanh qua thị trường đầy tiềm năng này. 3. Các yếu tố văn hoá xã hội Đặc điểm của văn hóa xã hội của mỗi quốc gia là không giống nhau do các nguyên nhân về truyền thống, lịch sử… Các yếu tố văn hoá xã hội có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Đây là yếu tố hình thành tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng. Các yếu tố về dân tộc, nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm, điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tình riêng biệt vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp có thể đánh giá được ở mức độ khác nhau về nhu câu sản phẩm, đốitượng phục vụ qua đó lưạ chọn các chủng loại
  • 4. sản phẩm, mẫu mà, hình thức quảng cáo tiếp thị, cách thức phân phối sản phẩm cho phù hợp. Nước Mỹ là quốc gia trẻ và đầy sức sống, con người ở đây ưa sống tự do, tất cả đều theo sở thích, văn hóa cà phê cũng không ngoài lệ. Người Mỹ sử dụng cà phê hoàn toàn theo ý thích, không sành điệu như người châu Âu, cũng không cầu kì như người Arab, uống để mà uống, uống thoải mái, vì vậy Mỹ là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, dù ở nhà, trường học, công sở hay chốn công cộng và bất cứ ở đâu, lúc nào, người ta đều có thể ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của cà phê. Howard Schultz là người có công mang văn hóa cà phê từ Italy du nhập vào Mỹ năm 1983 trong một lần du lịch thành phố Milan. Văn hóa cà phê du nhập từ Italy với lối pha dùng máy Barista đã nhanh chóng trở thành đại chúng trong dân chúng Mỹ sau hơn hai mươi năm phát triển. Hai hình thái văn hóa khác nhau, một đàng thì chầm chậm tà tà ngồi chờ đợi, cònđàng kia thì nhanh gọn tranh thủ thời gian. Văn hóa cà phê Mỹ là nhanh gọn rẻ mà vẫn không mất đi chất thơm đắng đúng nghĩa cà phê, thời giờ ở Mỹ rất quí báu vì ai cũng phải đi làm đầu tắt mặt tối có chăng vài tháng một lần nể bạn bè đi ra quán ngồi đồng uống cà phê phin. Mặc dù chức năng chính của cà phê không phải là để giải khát giống như hầu hết các loại thức uống khác nhưng người Mỹ đã uống nó như một thứ nước giải khát. Vùng Bắc Mỹ ngày nay là nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, và Seattle chính là thánh địa mới của cà phê. Thành phố ẩm ướt này khai sinh ra “văn hóa Latte” những năm thập kỉ 70 và nhanh chóng lan rộng khắp đất nước giúp cải thiện đáng kể chất lượng và kiểu cách của dân Hoa Kì. Ngày nay, bất kì nơi công cộng nào ở Mỹ ta đều bắt gặp một hay vài xe cà phê lưu động phục vụ nhiều loại cà phê và thức ăn nhanh. Vì vậy, Mỹ là quốc gia tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới. Theo thống kê, trung bình mỗi người dân Mỹ tiêu thụ 4,8kg hay 646 tách một năm (tương đương 1,8 tách mỗi ngày). Vì thế, hàng năm, Mỹ phải nhập khẩu một lượng cà phê rất lớn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. 4. Khả năng tiêu thụ Hoa Kỳ không những là một nền kinh tế đứng đầu thế giới, mà cònlà một thị trường rộng lớn với dân số đông thứ ba thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, dân số trẻ chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số. Phần lớn người dân Hoa Kỳ có thói quen uống cà phê và xem cà phê là một thức uống rất quan trọng trong cuộc sống hàng
  • 5. ngày của họ.Hoa Kỳ là nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Hoa Kỳ không trồng cà phê nên tất cả cà phê tiêu dùng ở Hoa Kỳ kể cả cà phê nguyên liệu đều từ nguồn nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước này tương đối ổn định mỗi năm trên 7 triệu tấn. Tuy nhiên, do giá cà phê thế giới thường biến động nên trị giá nhập khẩu cũng thường biến động theo. Nhìn chung, nhu cầu tiêu dùng cà phê của thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng tương đối qua trong những năm vừa qua, do đây là một thức uống không thể thiếu trong cuộc sống người Hoa Kỳ, bên cạnh đó thì trong những năm vừa qua dân số Hoa Kỳ tăng trưởng ở mức cao.Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOPA) Thị trường Hoa Kỳ rất ưa chuộng loại cà phê Catimor thuộc họ Arabica. 70% lượng cà phê tiêu thụ tại Hoa Kỳ là loại Arabica nhập từ Colombia, Brazil, Mêhico, số cònlại là Robusta nhập từ Việt Nam và Indonesia. Ở thị trường Hoa Kỳ, cà phê Việt Nam chiếm chưa đến 15% số lượng và 6% tổng giá trị nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ, 90% cà phê Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ dưới dạng nguyên liệu chưa rang xay, chỉ 10% tách hạt và rang xay đóng hộp. 5. Đối thủ cạnh tranh: Ngay tại Mỹ đã có khá nhiều cơ sở sản xuất cà phê, ngoài ra còn có nhiều mặt hàng từ thế giới đầu tư vào nên tính cạnh tranh khá gay gắt. Đây là một thách thức cho Trung nguyên khi đầu tư vào thị trường này. Được mệnh danh là người khổng lồ trong lĩnh vực cafe của Mỹ -Starbucks Coffee hiện là thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Ra đời ngày 30/3/1971, có trụ sở chính tọa lạc tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Starbucks là quán cà phê lớn nhất thế giới, với 17.800 quán trên 49 quốc gia. Trong đó 11.068 quán ở Hoa Kỳ, gần 1.000 quán ở Canada và hơn 800 quán ở Nhật Bản.Hiện nay, mỗi tuần Starbucks bán được trên 20 triệu ly cà phê, với doanh thu hàng chục triệu USD. Gần như tất cả trên 50.000 nhân viên Starbucks đều tự tin khi thành thạo phân biệt được các loại hương vị và mùi vị của 880 loại cà phê khác nhau. Họ ý thức rất cao về chất lượng cà phê và chất lượng phục vụ của Starbucks. Mỗi tuần Starbucks bán được trên 20 triệu ly cà phê với mùi vị của 880 loại cafe khác nhau. Ngoài ra còn có các đốithủ khác như Neslets hay một số hãng cà phê trong nội địa thị trường Mỹ.
  • 6. 6. Một số yếu tố khách quan khác -Yếu tố kỹ thuật công nghệ: ảnh hưởng đến yêu cầu đổimới công nghệ trong thiết bị khả năng sản xuất sản phẩm với chất lượng khác nhau, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ. + Tốc độ phát triển nhanh của khoa học – kỹ thuật – công nghệ : Ngày càng nhiều ý tưởng nghiên cứu đem lại kết quả và thời gian từ khi có ý tưởng mới đến việc khi thực hiện thành công được rút ngắn nhanh tróng và thời gian áp dụng thành công trong sản xuất cũng ngắn lại. + Xu hướng chuyển giao công nghệ: diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ => Khoa học - Công nghệ phát triển mạnh tạo ra cơ hội cho Doanh Nghiệp có thế tiếp cận được với nhiều công nghệ mới giúp tăng sản lượng sản xuất, tăng chất lượng cho sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và cho phép tạo ra các sản phẩm mới. Đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức : đòi hỏi phải liên tục cập nhật, đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và không bị đốithủ cạnh tranh lấn áp. -Sản phẩm thay thế: Ngày càng có nhiều các đồ uống hay các thực phẩm dinh dưỡng khác có mùi vị hấp dẫn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cải thiện chất lượng cà phê của mình để có thể giữ vững vị trí sản phẩm trên thị trường. -Chất lượng nguồn nhân lực: Đây cũng là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn địa điểm kinh doanh. Nếu lao động nước sở tại được đào tạo tốt, hoặc ý thức kỉ luật cao thì năng suất cao. Lao động tại đây có tay nghề cũng như chuyên môn khá cao, ý thức kỷ luật tốt. Đội ngũ lao động khá trẻ, năng động và nhiệt tình.Tuy nhiên, chi phí thuê nhân công là không hề rẻ. Vì vậy, để vận hành được mặt hàng tại đây thì cần có những chiến lược quản lý nhân công phù hợp sao cho tối thiểu hóa chi phí.  Tóm lại, việc đầu tư pháttriển kinh doanh cà phêcủa hàng Trung Nguyên ra thị trường Mỹ vừa là cơ hội vừa là thách thức. Vì vậy, việc nhận thức được những ảnh hưởng của các yếu tố tác động đóng vaitrò quan trọng và không thể thiếu để giúp Trung Nguyên đứng vững trên thị trường Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nóichung.