ݺߣ

ݺߣShare a Scribd company logo
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUI

A. Câu hỏi
CHƯƠNG I: Rèn luyện kỹ năng xây dựng văn bản
1. Khái niệm văn bản. Tính mạch lạc của văn bản được thể hiện qua đề tài và chủ đề
như thế nào?

2. Nêu các phương thức liên kết câu trong đoạn văn. Cho ví dụ minh hoạ.
3. Nêu khái niệm các kiểu lập luận trong đoạn văn.
4. Mục đích yêu cầu của việc tóm tắt một tài liệu khoa học?
5. Các dạng tóm tắt một tài liệu khoa học?
6. Tại sao trong một đề tài khoa học phải trình bày Lịch sử vấn đề? Những yêu cầu
của việc trình bày Lịch sử vấn đề?
7. Hãy nêu các định hướng cơ bản khi xây dựng một văn bản?
8. Hãy nêu các bước để tạo lập một văn bản khoa học.
9. Nếu được giao làm một luận văn khoa học, anh / chị hãy xác định các bước để thực
hiện luận văn đó.
CHƯƠNG II: Rèn luyện kỹ năng dùng từ - đặt câu - chính tả
10. Nêu tóm tắt những yêu cầu chung của việc dùng từ trong văn bản.
11. Nêu tóm tắt các thao tác cơ bản khi sử dụng từ trong văn bản.
12. Lí giải nguyên nhân nào dẫn đến các lỗi sai về dùng từ?
13. Khi viết, câu cần đảm bảo những yêu cầu gì?
14. Các thao tác mở rộng câu. Tác dụng của việc mở rộng câu. Cho ví dụ minh hoạ.
15. Có thể chuyển đổi trật tự các yếu tố, các thành phần trong câu; chuyển đổi kiểu
câu được không? Việc chuyển đổi như vậy có ý nghĩa gì?
16. Chính tả tiếng Việt dựa trên những nguyên tắc nào? Tại sao phát âm địa phương
lại ảnh hưởng đến việc viết chính tả?
17. Qui định về viết dấu thanh trong tiếng Việt. Phân biệt cách viết các phụ âm ng
hoặc ngh khi đứng trước các nguyên âm?
18. Mục đích của viết hoa là gì? Tên riêng Việt Nam được qui định viết hoa như thế
nào?

B. Bài tập
CHƯƠNG I: Rèn luyện kỹ năng xây dựng văn bản
1. Viết một đoạn văn ngắn có kết cấu diễn dịch tả cảnh trường hoặc nơi quê hương
anh chị học tập, sinh sống.
2. Viết một đoạn văn ngắn có kết cấu qui nạp tả cảnh một công viên, đường phố.
3. Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tuỳ chọn có kết cấu tổng - phân - tổng.
4. Viết một đoạn văn ngắn sử dụng các phương tiện liên kết câu (phương thức trật tự,
phương thức nối, phương thức thế) tả giờ tan học của trường nơi anh chị học tập.
5. Phân tích cách lập luận trong các đoạn văn dưới đây:
a-Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực
dân gần gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại
đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.
b-Cùng trên một mảnh vườn sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt,
lời cây móng rồng thơm, lời cây chanh chua... Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất.
Đất nuôi dưỡng cây bằng sữa của mình. Đất truyền cho cây mùa màng sắc đẹp. Đất
chính là mẹ của các loài cây.
6. Phân tích cách lập luận của đoạn văn sau: Những người tù biết trời mưa khi vừa bị
lùa ra khỏi hầm. Họ đón lấy giọt mưa với nỗi sung sướng thầm lặng. Ngót một năm
rồi, họ bị nhốt kín, họ thèm ánh mặt trời, thèm mưa, thèm cỏ cây. Họ khao khát mọi
thứ tầm thường nhất mà xưa nay thiên nhiên vẫn rộng lòng ban phát cho mọi người.
7. Phân tích lỗi liên kết chủ đề của các đoạn văn sau: Ðọc tác phẩm Tắt đèn, chúng ta
thấy: người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến đã bị áp bức, hành
hạ hết sức tàn tệ. Gia đình chị Dậu không một ai là không bị hành hung. Anh Dậu
đang ốm liệt giường, liệt chiếu cũng bị trói, bị đánh đập dã man. Cái Tí bé bỏng cũng
bị roi đòn. Tên lí trưởng còn bắt dân nộp lễ vật khi đến xin con dấu vào đơn.
8. Phân tích lỗi liên kết chủ đề của các đoạn văn sau: Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu
của thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thơ ông chủ yếu ca ngợi, nêu cao tinh thần
người chiến sĩ trong giai đoạn này. Họ là những người bảo vệ biên giới Lào, Việt.
Sống trong rừng sâu núi thẳm, ăn mặc thiếu thốn nhưng họ vẫn kiên cường bất khuất.
Quang Dũng là con gia đình nhà nho nghèo lớn lên ông theo đoàn lính Tây Tiến. Khi
chuyển đi nơi khác công tác Quang Dũng nhớ lại những hình ảnh của người lính Tây
Tiến nên đã sáng tác bài thơ Tây Tiến.
9. Phân tích lỗi liên kết logic của các đoạn văn sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao
nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sung sung như một tháp đèn khổng lồ. Hàng
ngàn là bông hoa hồng hàng ngàn ngọn lửa. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến
xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
10. Xác định lỗi liên kết hình thức của các đoạn văn sau:
a. Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, tác giả dựng lên một cảnh đời bất hạnh của Chí
Phèo. Họ không chỉ chịu áp bức về vật chất mà tinh thần của họ cũng không kém
phần khốn khổ. Chí Phèo muốn được làm người lương thiện nhưng không được ...
b. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông sáng tác thơ là
chính. Nhưng trong giai đoạn này thơ ông bộc lộ tâm trạng rất yêu đời, rất thiết tha
với cuộc sống, nhưng đồng thời lại cũng rất chán nản, cô đơn và hoài nghi.
CHƯƠNG II: Rèn luyện kỹ năng dùng từ - đặt câu - chính tả
11. Phân tích lỗi sai về dùng từ trong các câu sau:
a. Tất cả mọi hành động, suy nghĩ của mình, chị Út đều dồn vào tương lai của đàn
con.
b. Trái lại, lũ quan lại dưới Triều đình chỉ biết hợp tác với nhau, dùng mọi âm mưu,
thủ đoạn để bóc lột nhân dân.
12. Hãy phát hiện lỗi sai về cách sử dụng từ và sửa lại cho đúng:
a. Oanh rủ Hương đi hội chùa Hương. Hương bảo để Hương về hỏi ý kiến mẹ Hương
đã.
b. Đền Hùng rất vinh dự một lần được đón Bác Hồ về thăm.
13. Phân tích cơ sở của sự sáng tạo trong việc dùng từ ở các câu thơ sau: Ngày ngày
mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)
14. Phân biệt nghĩa của từ "chạy" sau trong các trường hợp:
a. Mỗi sáng tôi chạy nửa giờ.
b. Chạy ăn từng bữa
c. Anh ấy chạy xe khách tuyến Buôn Ma Thuột-TP Hồ Chí Minh.
d. Hàng cây chạy dọc ven đường.
15. Trong Di chúc, Bác Hồ đã lựa chọn từ "lớp" thay cho từ "hạng" trong câu sau:
"Năm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người xưa nay hiếm ..." Hãy giải thích ý nghĩa của
sự lựa chọn đó .
16. Đặt 2 câu có từ "đánh" với 2 nghĩa đã chuyển đổi được so với nghĩa gốc (nghĩa
gốc của từ đánh: dùng tay hoặc vật khác làm cho đau)
17. Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ "xuân" trong các cảnh ngữ sau:
a. "Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội" (Bài ca
xuân 61-Tố Hữu.)
b. "Ôi những nàng rất xuân dịu dàng Hát câu quan họ chuyến đò ngang" (Xuân sớm -
Tố Hữu.)
18. Tìm 2 thành ngữ cho mỗi nhóm, đặt câu với một trong số các thành ngữ của nhóm
đó:
a. Chỉ sự chịu đựng gian lao vất vả
b. Chỉ các mối quan hệ xã hội
19. Tìm từ 5 lay cho mỗi nhóm:
a. Láy âm
b. Láy vần
c. Chỉ tâm trạng
d. Tượng hình
20. Phân tích lỗi của các câu sau:
a. Xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc.
b. Bên cạnh lời dặn dò đó, còn chỉ ra cho chúng ta thấy giá trị của tinh thần đoàn kết,
yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
21. Phân tích lỗi của các câu sau:
a. Việt Nam, đất nước của những người con anh hùng, của những bài ca bất diệt,
những điệu hát câu hò thắm đượm tình quê.
b. Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu xóm làng, quê hương tha thiết, với
tinh thần xả thân vì đại nghĩa.
22. Phân tích lỗi của các câu sau:
a. Trước khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, mở đầu cho một
trăm năm đô hộ.
b. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với tinh thần đoàn kết một lòng chống ngoại
xâm của nghĩa quân.
23. Phân tích lỗi của các câu sau:
a. Ðề làm nổi bật lên hình ảnh cao quý và đẹp đề của người Nghĩa sĩ Cần Giuộc,
những người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc.
b. Vậy mà khi người con gái đẹp nhất làng đã cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu,
cậu rũ bỏ làng ra đi liều! 24. Phân tích lỗi của các câu sau:
a. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, hèn
nhát.
b. Mặc dù chị Sứ bị giặc bắt, bị chúng hành hạ tra tấn dã man.
25. Phân tích lỗi của các câu sau:
a. Tác giả đã cho chúng ta thấy nỗi khổ nhục của mẹ con người ăn mày không dám
nhìn ai mà chỉ biết cúi đầu tủi hổ cho số phận mình.
b. Trong tác phẩm Tắt đèn cũng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt
Nam dưới chế độ thực dân phong kiến.
26. Phân tích lỗi của các câu sau:
a. Qua thơ văn yêu nước giai đoạn này đã làm nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ đấu
tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
b. Qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã cho ta thấy vẻ đẹp hào hùng của người
lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
27. Chỉ ra lỗi sai và viết lại cho đúng các câu sau:
a. Xin cảm ơn phần biểu diễn của ca sĩ Mĩ Linh.
b. Báo chí đưa tin tấp nập về biến động giá cả tiêu dùng mấy ngày qua.
c. Chúng ta hãy nâng li chúc cô dâu chú rể đời đời hạnh phúc!
d. Bố tôi gặp mẹ tôi ở Buôn Ma Thuột và kết duyên với nhau.
28. Khôi phục dấu câu trong đoạn văn sau: Sống chen chúc ở nơi trần trụi không có
chiếc áo giáp sinh học che chở người kẻ chợ bị cắt đứt mối quan hệ sống còn trực tiếp
với cây xanh trở thành nạn nhân của mọi thứ ô nhiễm môi trường giữa bê tông cốt
thép nặng nề bị cách biệt với thiên nhiên xanh dịu hiền tươi đẹp thì người thị dân
không thể có nhận thức đúng đắn về giá trị vạn năng cực kỳ quý báu của thế giới cây
và rừng.
29. Hãy xác định lỗi và chữa lỗi chính tả trong phần văn bản dưới đây:
Các cơ quan tổ chức và Chức Danh Nhà nước dưới đây được dùng con giấu có hình
Quốc huy:
a. Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội, hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Văn
phòng Quốc hội, đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố chực thuộc Trung ương;
b. Chủ Tịch Nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ;
c. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc chính phủ;
d. Văn phòng Chủ Tịch Nước;
đ. Viện kiểm sát Nhân dân Tôi cao, các Viện kiểm sát Nhân dân Địa phương, các Viện
kiểm sát quân sự; 30. Hãy xác định lỗi và chữa lỗi chính tả trong phần văn bản dưới
đây:
a. Thủ tướng chính phủ dao bộ Nội vụ chủ trì, trình ủy ban Thường Vụ quốc hội ban
hành nghị quyết sửa đổi, bổ xung bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định tại Nghị
quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 / 9 / 2004.
b. Đến thăm đại tướng Võ nguyên Giáp nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện biên
Phủ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "chính phủ tiếp thu và nghiên cứu những ý
kiến của đại tướng về dự án bô-xít Tây nguyên. Bộ chính trị cũng rất quan tâm đến
vấn đề này ".
Buôn Ma Thuột, ngày 30-9-2009
Nguyễn Duy Xuân

More Related Content

Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành

  • 1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUI A. Câu hỏi CHƯƠNG I: Rèn luyện kỹ năng xây dựng văn bản 1. Khái niệm văn bản. Tính mạch lạc của văn bản được thể hiện qua đề tài và chủ đề như thế nào? 2. Nêu các phương thức liên kết câu trong đoạn văn. Cho ví dụ minh hoạ. 3. Nêu khái niệm các kiểu lập luận trong đoạn văn. 4. Mục đích yêu cầu của việc tóm tắt một tài liệu khoa học? 5. Các dạng tóm tắt một tài liệu khoa học? 6. Tại sao trong một đề tài khoa học phải trình bày Lịch sử vấn đề? Những yêu cầu của việc trình bày Lịch sử vấn đề? 7. Hãy nêu các định hướng cơ bản khi xây dựng một văn bản? 8. Hãy nêu các bước để tạo lập một văn bản khoa học. 9. Nếu được giao làm một luận văn khoa học, anh / chị hãy xác định các bước để thực hiện luận văn đó. CHƯƠNG II: Rèn luyện kỹ năng dùng từ - đặt câu - chính tả 10. Nêu tóm tắt những yêu cầu chung của việc dùng từ trong văn bản. 11. Nêu tóm tắt các thao tác cơ bản khi sử dụng từ trong văn bản. 12. Lí giải nguyên nhân nào dẫn đến các lỗi sai về dùng từ? 13. Khi viết, câu cần đảm bảo những yêu cầu gì? 14. Các thao tác mở rộng câu. Tác dụng của việc mở rộng câu. Cho ví dụ minh hoạ. 15. Có thể chuyển đổi trật tự các yếu tố, các thành phần trong câu; chuyển đổi kiểu câu được không? Việc chuyển đổi như vậy có ý nghĩa gì? 16. Chính tả tiếng Việt dựa trên những nguyên tắc nào? Tại sao phát âm địa phương lại ảnh hưởng đến việc viết chính tả? 17. Qui định về viết dấu thanh trong tiếng Việt. Phân biệt cách viết các phụ âm ng hoặc ngh khi đứng trước các nguyên âm? 18. Mục đích của viết hoa là gì? Tên riêng Việt Nam được qui định viết hoa như thế nào? B. Bài tập CHƯƠNG I: Rèn luyện kỹ năng xây dựng văn bản 1. Viết một đoạn văn ngắn có kết cấu diễn dịch tả cảnh trường hoặc nơi quê hương anh chị học tập, sinh sống. 2. Viết một đoạn văn ngắn có kết cấu qui nạp tả cảnh một công viên, đường phố. 3. Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tuỳ chọn có kết cấu tổng - phân - tổng. 4. Viết một đoạn văn ngắn sử dụng các phương tiện liên kết câu (phương thức trật tự, phương thức nối, phương thức thế) tả giờ tan học của trường nơi anh chị học tập. 5. Phân tích cách lập luận trong các đoạn văn dưới đây: a-Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa. b-Cùng trên một mảnh vườn sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm, lời cây chanh chua... Trăm cây trong vườn đều sinh ra từ đất. Đất nuôi dưỡng cây bằng sữa của mình. Đất truyền cho cây mùa màng sắc đẹp. Đất chính là mẹ của các loài cây. 6. Phân tích cách lập luận của đoạn văn sau: Những người tù biết trời mưa khi vừa bị
  • 2. lùa ra khỏi hầm. Họ đón lấy giọt mưa với nỗi sung sướng thầm lặng. Ngót một năm rồi, họ bị nhốt kín, họ thèm ánh mặt trời, thèm mưa, thèm cỏ cây. Họ khao khát mọi thứ tầm thường nhất mà xưa nay thiên nhiên vẫn rộng lòng ban phát cho mọi người. 7. Phân tích lỗi liên kết chủ đề của các đoạn văn sau: Ðọc tác phẩm Tắt đèn, chúng ta thấy: người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến đã bị áp bức, hành hạ hết sức tàn tệ. Gia đình chị Dậu không một ai là không bị hành hung. Anh Dậu đang ốm liệt giường, liệt chiếu cũng bị trói, bị đánh đập dã man. Cái Tí bé bỏng cũng bị roi đòn. Tên lí trưởng còn bắt dân nộp lễ vật khi đến xin con dấu vào đơn. 8. Phân tích lỗi liên kết chủ đề của các đoạn văn sau: Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thơ ông chủ yếu ca ngợi, nêu cao tinh thần người chiến sĩ trong giai đoạn này. Họ là những người bảo vệ biên giới Lào, Việt. Sống trong rừng sâu núi thẳm, ăn mặc thiếu thốn nhưng họ vẫn kiên cường bất khuất. Quang Dũng là con gia đình nhà nho nghèo lớn lên ông theo đoàn lính Tây Tiến. Khi chuyển đi nơi khác công tác Quang Dũng nhớ lại những hình ảnh của người lính Tây Tiến nên đã sáng tác bài thơ Tây Tiến. 9. Phân tích lỗi liên kết logic của các đoạn văn sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sung sung như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn là bông hoa hồng hàng ngàn ngọn lửa. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. 10. Xác định lỗi liên kết hình thức của các đoạn văn sau: a. Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, tác giả dựng lên một cảnh đời bất hạnh của Chí Phèo. Họ không chỉ chịu áp bức về vật chất mà tinh thần của họ cũng không kém phần khốn khổ. Chí Phèo muốn được làm người lương thiện nhưng không được ... b. Xuân Diệu là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông sáng tác thơ là chính. Nhưng trong giai đoạn này thơ ông bộc lộ tâm trạng rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống, nhưng đồng thời lại cũng rất chán nản, cô đơn và hoài nghi. CHƯƠNG II: Rèn luyện kỹ năng dùng từ - đặt câu - chính tả 11. Phân tích lỗi sai về dùng từ trong các câu sau: a. Tất cả mọi hành động, suy nghĩ của mình, chị Út đều dồn vào tương lai của đàn con. b. Trái lại, lũ quan lại dưới Triều đình chỉ biết hợp tác với nhau, dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để bóc lột nhân dân. 12. Hãy phát hiện lỗi sai về cách sử dụng từ và sửa lại cho đúng: a. Oanh rủ Hương đi hội chùa Hương. Hương bảo để Hương về hỏi ý kiến mẹ Hương đã. b. Đền Hùng rất vinh dự một lần được đón Bác Hồ về thăm. 13. Phân tích cơ sở của sự sáng tạo trong việc dùng từ ở các câu thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương) 14. Phân biệt nghĩa của từ "chạy" sau trong các trường hợp: a. Mỗi sáng tôi chạy nửa giờ. b. Chạy ăn từng bữa c. Anh ấy chạy xe khách tuyến Buôn Ma Thuột-TP Hồ Chí Minh. d. Hàng cây chạy dọc ven đường. 15. Trong Di chúc, Bác Hồ đã lựa chọn từ "lớp" thay cho từ "hạng" trong câu sau: "Năm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người xưa nay hiếm ..." Hãy giải thích ý nghĩa của sự lựa chọn đó . 16. Đặt 2 câu có từ "đánh" với 2 nghĩa đã chuyển đổi được so với nghĩa gốc (nghĩa gốc của từ đánh: dùng tay hoặc vật khác làm cho đau) 17. Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ "xuân" trong các cảnh ngữ sau: a. "Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội" (Bài ca
  • 3. xuân 61-Tố Hữu.) b. "Ôi những nàng rất xuân dịu dàng Hát câu quan họ chuyến đò ngang" (Xuân sớm - Tố Hữu.) 18. Tìm 2 thành ngữ cho mỗi nhóm, đặt câu với một trong số các thành ngữ của nhóm đó: a. Chỉ sự chịu đựng gian lao vất vả b. Chỉ các mối quan hệ xã hội 19. Tìm từ 5 lay cho mỗi nhóm: a. Láy âm b. Láy vần c. Chỉ tâm trạng d. Tượng hình 20. Phân tích lỗi của các câu sau: a. Xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc. b. Bên cạnh lời dặn dò đó, còn chỉ ra cho chúng ta thấy giá trị của tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. 21. Phân tích lỗi của các câu sau: a. Việt Nam, đất nước của những người con anh hùng, của những bài ca bất diệt, những điệu hát câu hò thắm đượm tình quê. b. Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu xóm làng, quê hương tha thiết, với tinh thần xả thân vì đại nghĩa. 22. Phân tích lỗi của các câu sau: a. Trước khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược nước ta, mở đầu cho một trăm năm đô hộ. b. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với tinh thần đoàn kết một lòng chống ngoại xâm của nghĩa quân. 23. Phân tích lỗi của các câu sau: a. Ðề làm nổi bật lên hình ảnh cao quý và đẹp đề của người Nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc. b. Vậy mà khi người con gái đẹp nhất làng đã cuồng nhiệt trao hết tình yêu cho cậu, cậu rũ bỏ làng ra đi liều! 24. Phân tích lỗi của các câu sau: a. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, hèn nhát. b. Mặc dù chị Sứ bị giặc bắt, bị chúng hành hạ tra tấn dã man. 25. Phân tích lỗi của các câu sau: a. Tác giả đã cho chúng ta thấy nỗi khổ nhục của mẹ con người ăn mày không dám nhìn ai mà chỉ biết cúi đầu tủi hổ cho số phận mình. b. Trong tác phẩm Tắt đèn cũng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến. 26. Phân tích lỗi của các câu sau: a. Qua thơ văn yêu nước giai đoạn này đã làm nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. b. Qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã cho ta thấy vẻ đẹp hào hùng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 27. Chỉ ra lỗi sai và viết lại cho đúng các câu sau: a. Xin cảm ơn phần biểu diễn của ca sĩ Mĩ Linh. b. Báo chí đưa tin tấp nập về biến động giá cả tiêu dùng mấy ngày qua. c. Chúng ta hãy nâng li chúc cô dâu chú rể đời đời hạnh phúc! d. Bố tôi gặp mẹ tôi ở Buôn Ma Thuột và kết duyên với nhau. 28. Khôi phục dấu câu trong đoạn văn sau: Sống chen chúc ở nơi trần trụi không có
  • 4. chiếc áo giáp sinh học che chở người kẻ chợ bị cắt đứt mối quan hệ sống còn trực tiếp với cây xanh trở thành nạn nhân của mọi thứ ô nhiễm môi trường giữa bê tông cốt thép nặng nề bị cách biệt với thiên nhiên xanh dịu hiền tươi đẹp thì người thị dân không thể có nhận thức đúng đắn về giá trị vạn năng cực kỳ quý báu của thế giới cây và rừng. 29. Hãy xác định lỗi và chữa lỗi chính tả trong phần văn bản dưới đây: Các cơ quan tổ chức và Chức Danh Nhà nước dưới đây được dùng con giấu có hình Quốc huy: a. Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội, hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố chực thuộc Trung ương; b. Chủ Tịch Nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ; c. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc chính phủ; d. Văn phòng Chủ Tịch Nước; đ. Viện kiểm sát Nhân dân Tôi cao, các Viện kiểm sát Nhân dân Địa phương, các Viện kiểm sát quân sự; 30. Hãy xác định lỗi và chữa lỗi chính tả trong phần văn bản dưới đây: a. Thủ tướng chính phủ dao bộ Nội vụ chủ trì, trình ủy ban Thường Vụ quốc hội ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ xung bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 / 9 / 2004. b. Đến thăm đại tướng Võ nguyên Giáp nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện biên Phủ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "chính phủ tiếp thu và nghiên cứu những ý kiến của đại tướng về dự án bô-xít Tây nguyên. Bộ chính trị cũng rất quan tâm đến vấn đề này ". Buôn Ma Thuột, ngày 30-9-2009 Nguyễn Duy Xuân