1. Chuyên đề: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME (2 tiết)
I. NỘI DUNG
Đại cương về polime
- Khái niệm, phân loại, danh pháp của polime
- Đặc điểm cấu trúc
- Tính chất vật lý
- Phương pháp điều chế
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
1. Mục tiêu
a) Kiến thức
Biết được:
- Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí( trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, cơ
tính, tính chất hoá học ( cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch) ứng dụng, một số phương
pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng).
b) Kĩ năng
- Viết các PTHH về tính chất của polime.
- Viết CTCT của polime từ monome và ngược lại.
- phân biệt polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime nhân tạo.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra
nhận xét.
- Vận dụng kiến thức liên môn (vật lý, hóa học) để giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Giải một số bài tập có liên quan.
c)Thái độ
- Tích cực tham gia các hoạt động của tập thể
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
d) Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
2. Phương pháp
Khi dạy nội dung bài này GV có thể sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học
sau
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Học theo góc, học tập hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, thảo luận nhóm)
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (thí nghiệm, mô hình, SGK)
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi
- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập
3. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của giáo viên
- SGK và dụng cụ hóa chất để hs tiến hành thí nghiệm theo nhóm
- Hóa chất: dd NaOH (10%), dd HNO3(20%),, dd AgNO3(1%), dd CuSO4, xăng.
- Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, kẹp sắt,
b) Chuẩn bị của học sinh
- Các mẫu vật liệu polime như chất dẻo ( ống nhựa, đồ dùng bằng nhựa, túi nilon, áo
mưa…); tơ (sợi len, sợi vải, mạng nhện).. , cao su(quả bóng bay, găng tay)
- Chuẩn bị theo yêu cầu của GV
4. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
- Chuẩn bị cho việc học tập theo góc.
- Chuẩn bị nghiên cứu hoạt động của các góc.
2. Thời gian Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học
sinh
Đồ dùng, thiết bị dạy
học
7’
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu các góc và nhiệm vụ
cụ thể ở các góc (3góc)
- Hướng dẫn hs nghiên cứu và
lựa chọn các góc
- Ngồi theo nhóm
- Quan sát và lắng nghe
- Nghiên cứu các nhiệm
vụ cụ thể và lựa chọn
góc theo tổ
- Máy chiếu, bảng hoạt
động nhóm (thể hiện
nhiệm vụ ở mỗi góc
Hoạt động 2: Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
Đồ dùng, thiết bị
dạy học
40’
- Yêu cầu các tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ ở các góc, mỗi góc trong
thời gian 10 phút rồi luân chuyển sang
góc khác
- Sau đó 3 góc này ngồi lại thành 4 tổ,
thực hiện nội dung của “Góc áp dụng”
(10’)
- Hướng dẫn các tổ chức thực hiện
nhiệm vụ và trưng bày sản phẩm
- Thực hiện nhiệm
vụ theo nhóm tại
các góc hoạt
động. sử dụng kĩ
thuật “khăn trải
bàn “
- Trưng bày sản
phẩm của nhóm
tại góc học tập
- SGK lớp 12
- Các hướng dẫn
nhiệm vụ ở các
góc
- Bút dạ, bảng hoạt
động nhóm
- Dụng cụ thí
nghiệm, hóa chất
Hoạt động 3: báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ ở các góc
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đồ dùng,
thiết bị dạy
học
15’
- Hướng dẫn hs báo cáo kết quả
- Gọi đại diện tổ 1 trình bày kết quả ở
góc phân tích. Yêu cầu tổ 2, tổ 3 nhận
xét, phản hồi
- Gọi đại diện tổ 2 trình bày kết quả ở
góc trải nghiệm. Yêu cầu tổ 1, tổ 4
nhận xét, phản hồi
- Gọi đại diện tổ 3 trình bày kết quả ở
góc quan sát. Yêu cầu tổ 2, tổ 4 nhận
xét, phản hồi
- Gọi đại diện tổ 4 trình bày kết quả ở
góc áp dụng. Yêu cầu tổ 1, tổ 3 nhận
xét, phản hồi.
- Công bố đáp án trên màn chiếu và kết
luận chung về kết quả thực hiện nhiệm
vụ ở mỗi góc.
- Yêu cầu các tổ quan sát đáp án của
nhiệm vụ này trên màn chiếu
-
- Đại diện các nhóm lên
báo cáo kết quả
- Lắng nghe, so sánh với
câu trả lời của nhóm
mình và đưa ra ý kiến
nhận xét bổ sung.
- Quan sát sản phẩm
trình bày và đóng góp
ý kiến của nhóm bạn.
- Đưa ra ý kiến nhận xét
bổ sung
- Lắng nghe và đánh giá
câu trả lời của bạn
- Lắng nghe và ghi nhớ
kết luận mà GV chốt
lại.
- Hs ghi vở những kết
luận mà GV chốt lại.
Hoạt động 4: Tính chất của polime
Gv cho hs hoàn thành phiếu học tập số 3 (góc trải nghiệm)
3. Hoạt động 5: Ghi tóm tắt nội dung
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
Đồ dung, thiết bị
dạy học
10’
- Cho hs ghi vở những nội dung đã được
GV kết luận và chốt lại
- Hs ghi vở những
nội dung đã được
GV kết luận và
chốt lại
- Máy chiếu
Hoạt động 6: Củng cố kiến thức
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
Đồ dùng, thiết bị
dạy học
8’
- GV trình chiếu ô chữ trống, tổ chức
cho HS giải ô chữ và tìm từ khóa của
ô chữ
- Tích cực tham
gia tìm hiểu ô
chữ
- Máy tính, máy
chiếu
Chú thích : CÁC PHIẾU HỌC TẬP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ Ở CÁC GÓC
I. GÓC PHÂN TÍCH:
Mục tiêu: nghiên cứu SGK, dữ kiện thực tiễn, để nắm được cơ bản về kiến thức mới
Nhiệm vụ: Hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu hỏi 1:
1.1. Tìm hiểu SGK cho biết khái niệm polime, monome, hệ số polime hóa, cách gọi tên polime.
– Polime:.................................................................................................................................................
– Monome:..............................................................................................................................................
– Tên gọi polime:....................................................................................................................................
1.2. Xác định công thức công thức monome, công thức mắt xích, hệ số polime, công thức polime và
gọi tên polime trong các phản ứng tạo polime sau (ghi vào bảng sau)
Phản ứng 1: nCH2=CH2 →p,t,xt
–(CH2–CH2)n–
etilen
Phản ứng 2: nNH2[CH2]5COOH →p,t,xt
–(NH–[CH2]5–CO)n– +nH2O
Axit ε–aminocaproic
Công thức
monome
Hệ số polime
hóa
Công thức mắt
xích
Công thức
polime
Tên polime
Phản ứng 1
Phản ứng 2
Câu hỏi 2: Cho các polime sau: sợi bông (xenlulozơ) (1); tơ tằm (2); poli etylen (3); sợi visco (4)
(được chế tạo bằng cách cho xenlulozơ phản ứng với CS2 trong NaOH); tơ xenlulozơ axetat (4)
(được chế tạo bằng cách cho xenlulozơ phản ứng với anhidrit axetic); poli (vinyl clorua) (5); tơ
nilon – 6 (6). Nghiên cứu sách giáo khoa, điền polime vào loại tương ứng. Từ đó cho biết polime
được phân loại theo cách nào, gồm những loại nào?
Loại polime Thiên nhiên Bán tổng hợp (Nhân
tạo)
Tổng hợp
Polime
Polime phân loại theo cách nào: ............................................................................................................
Gồm những loại:
– .............................................................................................................................................................
4. – .............................................................................................................................................................
–..............................................................................................................................................................
Câu hỏi 3: Tìm hiểu SGK, cho biết có những kiểu mạch polime gì? Cho Ví dụ.
–..............................................................................................................................................................
–..............................................................................................................................................................
–..............................................................................................................................................................
Câu hỏi 4: Nghiên cứu SGK và chọn câu đúng hoặc sai cho các câu sau:
Câu hỏi Đúng/Sai
1. Hầu hết các polime là những chất rắn ở điều kiện thường
2. Poli etilen luôn nóng chảy ở 110o
C, còn poli (vinyl clorua) nóng chảy trong khoảng 100
– 260o
C
3. Đa số các polime khi đun nóng thì chuyển thành chất lỏng nhớt, khi để nguội thì sẽ rắn
lại, gọi là chất nhiệt dẻo
4. Đa số các polime tan được trong xăng, dầu hoặc các dung môi hữu cơ như benzen...
Câu hỏi 5: Hoàn thành các câu hỏi sau:
5.1. Viết các phản ứng sau, nhận xét về sự thay đổi mạch polime?
a, Thủy phân tinh bột trong môi trường axit:
(C6H10O5)n + H2O
+
→
o
H ,t
.................................................................................................................
b, Đun nóng polistiren ở 300o
C:
Nhận xét: ...........................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
5.2. Viết các phản ứng sau, nhận xét về sự thay đổi mạch polime?
a, poli(vinyl clorua) + Cl2
b, poli isopren + HCl →
Nhận xét: ..........................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
5.3. quan sát các phản ứng sau, nhận xét về sự thay đổi mạch polime?
a, Lưu hóa cao su:
b, Đun nóng rezol
→(as)
1:1
5. Nhận xét: ………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Câu hỏi 6: Quan sát các phương trình phản ứng điều chế các polime sau, từ đó cho biết đặc điểm
chung của các monome thuộc mỗi nhóm, Sự giống nhau của thành phần trong các phản ứng ở mỗi
nhóm. Từ đó khái quát khái niệm phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng, điều kiện của
monome tham gia phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
NHÓM A NHÓM B
H2N–(CH2)5–COOH → –(HN–[CH2)5–CO)–n + nH2O
nHOOC–(CH2)4–COOH+nH2N–(CH2)6–NH2 →
–(CO–[CH2]4–CO–NH–[CH2]6–NH)n– + 2nH2O
n p-HOOC–C6H4–COOH + nHO–CH2–CH2–OH →
–(CO–C6H4–COO–CH2–CH2–O)n– + 2nH2O
– Đặc điểm chung của các monome: có liên kết
đôi trong phân tử
– Thành phần của phản ứng: monome và polime
– Đặc điểm chung của các monome: có chứa 2 nhóm
chức có khả năng phản ứng với nhau
– Thành phần của phản ứng: monome, polime và H2O
Phản ứng trùng hợp:
– Khái niệm: ..........................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
– Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp:.........................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Phản ứng trùng ngưng:
– Khái niệm: ..........................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
– Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng ngưng:.....................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
GÓC QUAN SÁT
1. Mục tiêu:
- HS biết được một số polime phổ biến trong đời sống.
- Phân loại một số polime theo nguồn gốc.
- Biết được các cấu trúc cơ bản của polime.
- HS quan sát các loại vật liệu polime và quan sát thí nghiệm kiểm chứng tính chất vật lí đặc trưng
của loại vật liệu polime đó.
→
o
t
6. 2. Nhiệm vụ:
2.1 Phân loại các polime theo nguồn gốc và cấu trúc.
2.2 Dự đoán tính chất vật lí đặc trưng của các nhóm mẫu vật polime sau:
Nhóm 1: Màng mỏng, bàn phím nhựa, ống nước.
Nhóm 2: Găng tay, dây thun, lốp xe.
Nhóm 3: Nilon, tơ nhện, kén tằm.
2.3 Quan sát video thí nghiệm, ghi nhận hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất vật lí của polime.
3. Ghi kết quả vào phiếu học tập số 2 rồi dán ở góc quan sát.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi 1:
a) Ghép các mảnh tên gọi phù hợp với hình ảnh polime và phân loại theo nguồn gốc rồi dán vào
bảng sau:
Nhựa tổng hợp PE, Cao su thiên nhiên, Cao su lưu hóa, Tơ tổng hợp, Tơ tằm.
Theo nguồn gốc Polime thiên nhiên
Polime hóa học
Polime bán tổng hợp Polime tổng hợp
b) Phân loại các tranh/ảnh polime cho sẵn theo cấu trúc rồi dán vào bảng sau:
Theo cấu trúc Mạch không nhánh Mạch nhánh Mạng không gian
7. Câu hỏi 2:
Quan sát các movie thí nghiệm và kết luận một số tính chất vật lí của các polime và điền vào bảng
sau:
STT Thí nghiệm Hiện tượng Rút ra nhận xét
1 - Kéo căng màng mỏng, uốn thước
nhựa dẻo.
- Kéo căng dây thun.
- Kéo sợi tơ nhện.
2 Điều chế nilon-6.
3 Tính tan của một số polime trong
nước.
4 Tính tan của một số polime trong
dung môi hữu cơ như benzen.
5 Hơ nóng màng mỏng, ống nước, sợi
len.
6 Đốt cháy màng mỏng, ống nước, sợi
len và kén tằm.
Câu hỏi 3:
Quan sát tranh ảnh các vật dụng sau: nồi kim loại có tay cầm nhựa, dây điện có vỏ nhựa, …. Cho
biết tính chất nào của polime đã được ứng dụng trong các vật dụng này?
GÓC TRẢI NGHIỆM
1. Mục tiêu
Từ các thí nghiệm học sinh kết luận được tính chất vật lí, hóa học của một số polime
2. Nhiệm vụ
2.1 Dựa vào tính chất hóa học, vật lí chung của polime của lớp 9, điều chế một số polime ở lớp 11
(PE, PVC, Cao su Buna, Cao su thiên nhiên, ...)và chương cacbohidrat lớp 12 hãy dự đóan tính chất
vật lí và hóa học của polime
2.2 Với các dụng cụ và hóa chất có sẵn hãy nêu cách tiến hành thí nghiệm để chứng minh các dự
đóan của mình là đúng. Từ đó rút ra kết luận về tính chất vật lí và hóa học của polime ( có thể sử
dụng phiếu hướng dẫn thí nghiệm để kiểm tra các tiến hành thí nghiệm của nhóm mình)
2.3 Ghi báo cáo tường trình thí nghiệm trên bảng nhóm theo mẫu báo cáo dứơi đây và dán lên bảng
ở vị trí góc trải nghiệm.
8. PHIẾU HỨƠNG DẪN THÍ NGHIỆM
TN1: (HS 1 thực hiện) Dùng kẹp sắt kẹp các mẫu PE, PVC đốt trên ngọn lửa đèn cồn, để
nguội,quan sát ghi lại: Màu sắc ngọn lửa, mùi, trạng thái tồn tại khi mới đốt nóng và khi để nguội.
Rút ra kết luận
TN2: (HS 2 thực hiện) Dùng kẹp sắt kẹp các mẫu Cao su, sợi len, tơ đốt trên ngọn lửa đèn cồn, để
nguội,quan sát ghi lại: Màu sắc ngọn lửa, mùi, trạng thái tồn tại khi mới đốt nóng và khi để nguội.
Rút ra kết luận
TN3: (HS 3 thực hiện)
- Cho 10ml nứơc vào 3 ống nghiệm, sau đó lần lượt cho các mẫu : Cao su, PE ,sợi len vào 3 ống
nghiệm. Quan sát hiện tượng hòa tan và thay đổi màu sắc của dung dịch. Ghi lại hiện tượng, giải
thích hiện tượng, rút ra kết luận
- Cho 10ml xăng vào 3 ống nghiệm, sau đó lần lượt cho các mẫu : Cao su, PE ,sợi len vào 3 ống
nghiệm. Quan sát hiện tượng hòa tan và thay đổi màu sắc của dung dịch. Ghi lại hiện tượng, giải
thích hiện tượng, rút ra kết luận
TN4: (HS 4 thực hiện)
HS dùng lực tác dụng lên các mẫu vật làm bằng cao su, nhựa PE, tơ. Quan sát tính đàn hồi của các
mẫu vật, ghi lại hiện tượng, rút ra kết luận
TN 5: (HS 5 thực hiện)
Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm:
Ống 1: mẩu PE
Ống 2: mẩu PVC
Ống 3: mẩu sợi len
Ống 4: mẩu xenlulozo
Cho vào mỗi ống nghiệm 2ml
dd NaOH 10%. Đun nóng ống
nghiệm đến sôi.Để nguội, quan
sát, gạn lớp nước ở mỗi ống
nghiệm sang ống nghiệm khác
riêng rẽ
Ống 1’:
Ống 2’:
Ống 3’:
Ống 4’:
Ống 1’: Cho vào vài giọt dd HNO3 20% , nhỏ vài giọt dd AgNO3 1%
Ống 2’: Cho vào vài giọt dd HNO3 20% , nhỏ vài giọt dd AgNO3 1%
Quan sát, rút ra kết luận
Ống 3’: Cho vào vài giọt CuSO4 2% rồi đun sôi
Ống 4’: Cho vào vài giọt CuSO4 2% rồi đun sôi
Quan sát hiện tượng, rút ra kết luận
Ghi báo cáo theo mẫu sau:
Tên nhóm: ..................................
Tên thí nghiệm Hiện tượng –giải thích PTHH Kết luận
TN1
TN2
TN3
TN4
TN5
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Cho biết cách phân biệt tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo ?
Câu 2: Dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử của polime và những thí nghiệm đã thực hiện ở trên, hãy
khái quát tính chất vật lí chung của polime ?
Câu 3: Từ những thí nghiệm đã thực hiện trên đây, em hãy nêu một số ứng dụng của polime ?
Câu 4: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các polime sau: PE , PVC ?
GÓC ÁP DỤNG
1. Mục tiêu
Từ phiếu hỗ trợ kiến thức của GV (nội dung tóm tắt kiến thức của bài học) HS có thể áp dụng để
giải bài tập.
9. 2. Nhiệm vụ
2.1 HS nghiên cứu (cá nhân) nội dung trong phiếu hỗ trợ kiến thức
2.2 Hòan thành phíêu học tập số 2 vào bảng nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Polivinyl clorua có công thức là
A. (-CH2-CHCl-)n. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH2-CHBr-)n. D. (-CH2-CHF-)n.
Câu 2: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng
thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
A. nhiệt phân. B. trao đổi. C. trùng hợp. D. trùng ngưng.
Câu 3: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco.
Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH2OH và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.
Câu 5: Polime (-CH2 – CH(CH3) - CH2 – C(CH3) = CH - CH2 -)n được điều chế bằng phản ứng
trùng hợp monome
A. CH2 = CH - CH3 và CH2 = C(CH3) - CH2 - CH = CH2
B. CH2 = C(CH3) - CH = CH2
C. CH2 = CH - CH3
D. CH2 = CH - CH3 và CH2 = C(CH3) - CH = CH2
Câu 6: Polime nào sau đây có dạng phân nhánh?
A. Polivnylclorua B. Amilo pectin C. Polietylen D. Polimetyl metacrylat
Câu 7: Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng hidro?
A. Poli pripen B. Cao su buna C. Polivyl clorua D. Nilon 6-6
Câu 8: Một polime X được xác định có phân tử khối là 39026,5 đvC với hệ số trùng hợp để tạo nên
polime này là 625. Polime X có tên gọi là ?
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Các câu hỏi gợi ý để giải ô chữ
1. Nhựa là một đồ dùng rất phổ biến, được làm từ polime, còn được gọi là gì?
2. Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Metan B. Axit 6-aminohexanoic
C. Vinyl clorua D. Benzen
3. Quan sát đoạn video về sản phẩm làm từ lông cừu. Cho biết sản phẩm được làm từ lông cừu
là một loại vật liệu polime được gọi là gì?
4. Một loại polime có cấu trúc mạch phân nhánh là một thành phần trong tinh bột.
5. Các phân tử ban đầu phản ứng với nhau để tạo polime gọi là gì?
6. Một loại polime có cấu tạo như sau: -(CH2-CH2-)n
Cho biết tên viết tắt của polime đó là gì?
10. 5. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên sọan câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá trong
quá trình dạy học của chuyên đề
5.1 Xây dựng bảng mô tả
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Đại cương về
polime
- Câu hỏi/bài tập
đính tính
- Nêu được khái
niệm của polime
- Phân loại được
một số polime
thiên nhiên, tổng
hợp, bán tổng
hợp
- Gọi tên được
một số polime
thông dụng
- Nêu được tính
chất vật lí, hóa
học, ứng dụng,
một số phương
pháp tổng hợp
polime
- Xác định được
thành phần
chính, CTCT của
monome tạo
thành một số
polime thường
gặp
- Phân biệt được
polime thiên
nhiên với polime
tổng hợp hoặc
nhân tạo
- Viết được các
PTHH cụ thể
điều chế một số
polime thường
gặp
- Giải thích một
số đặc tính của
một số vật liệu
polime thông
dụng dựa vào cấu
trúc polime, cấu
tạo phân tử
- Biết cách sử
dụng một số vật
liệu polime thông
dụng trong đời
sống
- Viết được các
PTHH cụ thể
tổng hợp một số
polime thông
dụng từ nguyên
liệu cho trứơc
- Biết cách bảo
quản một số vật
liệu polime trong
đời sống
- Viết được các
PTHH cụ thể
tổng hợp một số
polime thông
dụng từ nguyên
liệu thiên nhiên
( tự chọn nguyên
liệu)
- Tìm hiểu một
số đồ dùng hằng
ngày được chế
biến từ các vật
liệu polime và
cách đề xuất cách
sử dụng an tòan,
hiệu qủa.
- Phân biệt được
các đồ dùng, vật
dụng được làm từ
da giả, da thật,
lựa chọn tơ tằm,
lụa nhân tạo, sợi
tổng hợp,....
Câu hỏi/bài tập
định lượng
-Tính được số
mắt xích của
monome trong
đọan mạch
polime
- Tính được khối
lượng polime từ
polime tương
ứng ( giả sử H =
100%)
Tính được khối
lượng polime từ
polime tương
ứng ( có liên
quan đến hiệu
suất quá trình
phản ứng )
- Giải được các
bài tập liên quan
đến quá trình
tổng hợp các loại
vật liệu polime
có nhiều ứng
dụng trong thực
tiễn từ nguyên
liệu thiên nhiên
(có tính đến hiệu
suất, hàm lượng
chất tinh khiết)
Bài tập thực
hành/thí nghiệm,
thực nghiệm
Mô tả và nhận
biết được các
hiện tượng TN
Giải thích được
các hiện tượng
thí nghiệm liên
Giải thích được
một số hiện
tượng TN liên
Phát hiện được
một số hiện
tượng trong thực
11. liên quan đến
tính chất vật lí,
cơ học, hóa học
của một số vật
liệu polime thông
dụng
quan đến tính
chất vật lí, cơ
học, hóa học của
một số vật liệu
polime thông
dụng
quan đến thực
tiễn
tiễn và sử dụng
kiến thức hóa
học để giải thích.
5.2 Một số bài tập minh họa
- Mức độ biết:
1. Cho các vật liệu sau: tơ tằm, cao su Buna, tinh bột, nilon 6. Vật liệu nào sau đây là polime thiên
nhiên:
A. Tơ tằm, tinh bột C. Nilon 6, cao su Buna
B. Tinh bột, nilon 6 D. Tơ tằm, cao su Buna
2. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất vật lí của polime ?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn, có nhiệt độ nóng chảy xác định
B. Hầu hết các polime đều tan được trong nước,tan trong dung môi thích hợp
C. Hầu hết polime là những chất rắn không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định
D. Các polime dẫn điện kém, dẫn nhiệt tốt.
3. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phương pháo trùng hợp ?
A. Poli(vinyl clorua)
B. Polisaccarit
C. Protein
D. nilon-6,6
4. Tên gọi nào phù hợp với polime –(NH-[CH2]6-NHCO-[CH2]4-CO-)n
A. tơ nilon 6
B. tơ nilon -6,6
C. tơ xenlunlozo axetat
D. tơ nitron
- Mức độ hiểu:
5. Tơ tằm và nilon -6,6 đều :
A. có cùng phân tử khối
B. Thuộc loại tơ tổng hợp
C. Thuộc loại tơ thiên nhiên
D. Chứa các loại nguyên tố giống nhau ở trong phân tử
6. Phân tử khối trung bình của polietilen là 46312, của cao su thiên nhiên là 105000. Hãy tính số
mắt xích ( trị số n) trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên ?
7. Theo em loại polime nào sau đây có tính chất bền cơ học cao nhất?
A. Cao su thiên nhiên
B. Cao su lưu hóa
C. Cao su isopren
D. Cao su Buna
- Mức độ vận dụng thấp:
8. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng tổng hợp: Poli(vinyl axetat) từ etilen
9. Trùng hợp 1mol vinyl clorua ở điều kiện thích hợp thu được m(g) poli(vinyl clorua). Biết hiệu
suất quá trình trùng hợp là 80%. Giá trị của m là:
A. 30 B. 42,5 C. 62,5 D. 50
10. Bằng những hiểu biết của mình em hãy giải thích nhận định sau đây: Cùng một khối lượng gạo
như nhau nhưng khi nấu cơm nếp lại cần ít nước hơn so với khi nấu cơm tẻ.
11. Vì sao quần áo được làm từ nilon, tơ tằm, len sẽ bền và lâu bị hỏng nếu giặt bằng sữa tắm, dầu
gội?
- Vận dụng cao:
12. Vì sao đồ nhựa dùng lâu ngày bị biến màu và trở nên giòn ?
12. 13. Dùng bao bì bằng chất dẻo để đựng thực phẩm có lợi và bất lợi như thế nào? Cách khắc phục
những bất lợi đó?
14. Để xác định hàm lượng xenlulozo có trong một loại bông người ta thực hiện quá trình thủy
phân 5g loại bông thiên nhiên trong dd H2SO4 loãng. Lấy tòan bộ lượng glucozo tạo ra đem thực
hiện phản ứng tráng gương thu 6,84 g Ag. Tính hàm lượng xenlulozo có trong loại bông đó.
15.Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (CH4).Nếu hiệu suất của toàn bộ quá
trình là 20% thì để điều chế 1 tấn PVC phải cần một thể tích metan là:
A. 3500m3
B. 3560m3
C. 3584m3
D. 5500m3
IV. PHÂN TÍCH, RÚT KINH NGHIỆM