2. Câu 1: Nói về vai trò của nước đối với cơ thể, nước có những
vai trò sau, ngoại trừ
A. Tham gia cấu tạo cơ thể
B. Tham gia thăng bằng kiềm toan
C. Làm dung môi hòa tan các chất vô cơ
D. Điều hòa thân nhiệt
E. Bảo vệ cơ thể
=> Nước không có vai trò thăng bằng kiềm toan => đáp án B
3. Câu 2: Vai trò của nước đối với cơ thể
A. Tham gia cấu tạo cơ thể
B. Tham gia các phản ứng hóa học trong cơ thể
C. Làm dung môi hòa tan các chất vô cơ
D. Tham gia bảo vệ cơ thể
E. Tất cả các vai trò trên
Đáp án E
4. Câu 3: Chọn phát biểu sai khi nói về nước trong cơ thể
A. Tỷ lệ nước trong cơ thể ở nam giới cao hơn nữ giới
B. Càng nhỏ tuổi, tỷ lệ nước càng ít trong tổng trọng lượng cơ
thể
C. Hàm lượng nước trong nước bọt là cao nhất trong cơ thể
D. Dịch não tủy có số lượng nhiều nhất trong số các dịch
trong các hốc, các khoang tự nhiên của cơ thể
E. Nhu cầu về nước là khác nhau giữa các cá thể
Các ý A, C, D, E đều đúng. Ý C lượng nước trong nước bọt
chiếm tới 99%
=> Đáp án B
5. Câu 4: Chất vô cơ nào tham gia tạo áp suất thẩm
thấu trong cơ thể
A. Na+
B. Acid béo
C. Cu2+
D. Acid min
E. calci
Các chất vô cơ tham gia tạo áp suất thẩm thấu gồm:
Na+, K+, Cl-, HCO3-, HPO42-
=> Đáp án A
6. Câu 5: Yếu tố quyết định sự vận chuyển và phân bố muối
nước trong cơ thể
A. Áp lực thẩm thấu
B. Các chất điện giải
C. Các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng nhỏ
D. Các chất hữu cơ có trọng lượng phân tử lớn
E. Tất cả các ý trên đều đúng
Đáp án E
7. Câu 6: Cation nào sau đây chiếm số lượng lớn nhất trong
cơ thể
A. Natri
B. Calci
C. Magne
D. Kẽm
E. Sắt
Calci là một cation chiếm số lượng lớn nhất trong cơ thể. Ở
một người có cân nặng 50 kg, tổng lượng trung bình của
Calci và Phospho là:
- Calci: 750g (1.5% trọng lượng cơ thể)
- Phospho: 500g (1% trọng lượng cơ thể)
=> Đáp án B
8. Câu 7: Nơi phân bố chủ yếu của Calci và Phospho
trong cơ thể là:
A. Dịch thể
B. Cơ
C. Xương
D. Các khoang rỗng
E. Tất cả các nơi trên
Đáp án C
9. Câu 8: Chất vô cơ nào tham gia vào quá trình đông máu
A. Magne
B. Kẽm
C. Đồng
D. Calci
E. Sắt
Có 13 yếu tố đông máu, Calci là yếu tố số IV
=> Đáp án D
10. Câu 9: Hormon nào tham gia vào điều hòa nồng độ
Calci trong máu
A. TSH
B. PTH
C. FSH
D. LH
E. Tất cả các hormon trên
Đáp án B
11. Câu 10: Hormon gây tăng nồng độ Calci trong máu:
A. TSH
B. PTH
C. Calcitonin
D. RF
E. Adrenalin
Đáp án B
12. Câu 11: Các chất cặn bã trong cơ thể được đào thải ra
ngoài thông qua vai trò của các cơ quan
A. Tim
B. Phổi
C. Thận
D. A và B đúng
E. B và C đúng
Đáp án E
13. Câu 12: Thành phần của dịch lọc cơ bản giống với thành phần của
máu, chỉ khác thành phần protein
Câu 13: Chọn câu đúng
A. Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể
B. Tỷ lệ nước trong các mô cơ thể luôn bằng nhau
C. Ở ống thận, nước được tái hấp thu hoàn toàn
D. Nồng độ các chất được gọi là cặn bã ở trong máu và trong nước
tiểu tương tự nhau
E. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu B sai
Câu C sai vì được được hấp thu hầu hết (99%) chứ không hoàn toàn
Câu D sai vì lượng nước không giống nhau => nồng độ trong nước
tiểu cao hơn
Câu E sai
=> Đáp án A
14. Câu 14: Vai trò của thận:
- Thăng bằng kiềm toan
- Đào thải chất cặn bã
- Chuyển hóa các chất (Glucid, Protid, Lipid trong đó chuyển
hóa Glucid chiếm ưu thế)
- Nội tiết (hằng định nội môi, thăng bằng nước, điện giải và
huyết áp thông qua hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosteron;
ngoài ra thận còn tiết ra Erythropoietin kích thích tủy xương
sản xuất hồng cầu, tiết ra Prostaglandin gây giãn mạch, giảm
đào thải Na và lợi tiểu nhẹ
15. Câu 15: Xét nghiệm dùng để đánh giá chức năng thận
- Ure
- Creatinin
- Protein
- Độ thanh lọc Creatinin
- Các chất điện giải
Câu 16: Các chất có trong nước tiểu bình thường
- Ure
- Creatinin
- Na+, K+, Ca2+, HCO3-,…
- Acid uric
Chú ý:
+ Bình thường trong nước tiểu protein rất thấp nên được xem như
không có
+ Glucose được tái hấp thu hoàn toàn nên sẽ không có trong nước
tiểu bình thường
16. Câu 17: các thành phần chủ yếu của dịch mật:
- Nước
- Sắc tố mật: Billirubin
- Muối mật: glycine và taurin,…
- Các ion vô cơ: như Na+, Cl-,…
Chú ý: Stercobillinogen không có trong dịch mật, là sản phẩm
chuyển hóa của Billirubin tạo nên màu của phân.
17. Câu 18: Billirubin được gọi là sắc tố mật
Câu 19: Để đánh giá chức năng chuyển hóa Glucid của
gan, có thể dùng nghiệm pháp
- Nghiệm pháp tăng đường huyết
- Nghiệm pháp Galactose niệu
Câu 20: Để đánh giá chức năng khử độc của gan ta sử dụng
nghiệm pháp Quick (Nghiệm pháp gây acid hippuric niệu)
18. Câu 21: Sự thủy phân Glycogen ở gan xảy ra chủ yếu là do
enzyme Phosphorylase và các enzyme cắt nhánh khác
Sự thủy phân nhờ enzyme Amylase diễn ra rất chậm
Câu 22: Các chức năng của gan
- Tạo mật
- Chuyển hóa: Glucid, Protid, Lipid
- Khử độc
- Đông máu: tổng hợp fibrinogen, prothrombin và các yếu tố
đông máu: V, VII, IX, X,…
- Vận chuyển nước
19. Câu 23: Để chẩn đoán hội chứng suy chức năng gan, các xét
nghiệm được chỉ định là
- Protein
- Billirubin
- Ure
Chú ý: AST dùng để chẩn đoán hội chứng hủy hoại tế bào gan
Câu 24: Thể Ceton xuất hiện trong nước tiểu của bệnh nhân đái
tháo đường
20. Câu 25: Có 4 hệ đệm trong cơ thể:
- Bicarbonat (HCO3-, là hệ đệm quan trọng nhất)
- Phosphat
- Hemoglobin
- Protein
Câu 26: pH máu của cơ thể người hơi kiềm, thay đổi tùy
theo chuyển hóa và tình trạng bệnh lý
21. Câu 27: Thăng bằng kiềm toan trong cơ thể được
duy trì nhờ một loạt cơ chế điều chỉnh, trong đó
chủ yếu là do:
- Vai trò của các hệ đệm trong cơ thể
- Vai trò của phổi
- Vai trò của thận
22. Câu 28: Chức năng của máu:
- Dinh dưỡng
- Bài tiết
- Hô hấp
- Điều hòa (thân nhiệt, thăng bằng kiềm toan,…)
- Bảo vệ
- Tạo nên nội môi
- Vận chuyển các chất chuyển hóa
23. Câu 29: Protein trong dich não tủy thấp hơn trong huyết
tương
Câu 30: Sữa:
- Thành phần Lipid trong sữa người và sữa bò tương đương
nhau
- Thành phần Protein trong sữa người thấp hơn trong sữa bò
- Thành phần Glucid trong sữa người cao hơn sữa bò
24. Câu 31: Một số enzyme có trong nước bọt như: Amylase,
Maltase, Lysozym
Câu 32: Dịch vị có tính acid rất cao, còn dịch ruột thì hơi kiềm
Câu 33: Troponin là xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán nhồi máu
cơ tim
Câu 34: Đánh giá nguy cơ xơ vữa động mạch, cần làm xét nghiệm
mỡ máu