Cập nhật: Ngày 15 tháng 05 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI
1 of 22
Download to read offline
More Related Content
Hen phế quản và các thuốc điều trị sinh học hen phế quản nặng - P2
1. Hen phế quản và các thuốc điều
trị sinh học hen phế quản nặng
Nhóm Bác Sĩ Trẻ
Dị Ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng
YDAACI
fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls
3. Omalizumab
• Chỉ định: Chỉ định ở bệnh nhân >12 tuổi, hen qua trung gian IgE, hen
dị ứng dai dẳng mức độ trung bình đến nặng (có test da dương tính
hoặc test in vitro với dị nguyên trong không khí quanh năm) và có triệu
chứng không được kiểm soát đầy đủ bằng corticosteroid dạng hít.
Bệnh nhân có nồng độ IgE cao. (US, EU, Kor ≥ 6 tuổi).
• Cơ chế:
Biochemical Pharmacology,Volume 179,2020,113944,ISSN 0006-2952,
5. Omalizumab
• Hiệu quả: có thể làm giảm tần số cơn hen, giảm mức độ triệu chứng, giảm số
lần nhập viện, giảm nhu cầu về corticosteroid và các thuốc cắt cơn, cải thiện
chức năng phổi (Hàn).
• Tác dụng:
↑ FEV1
↓ Độ dày RBM
↓ Độ dày thành đường thở trên CT
↓ Lắng đọng fibronectin
Ngăn chặn lắng đọng ECM qua trung gian IgE trên invitro
• Tác dụng không mong muốn: phát ban tại chỗ tiêm hoặc lan tỏa, sốt, chảy máu
mũi, đau khớp, rối loạn dạ dày-ruột, nhức đầu, chóng mặt và các triệu chứng
cảm lạnh
• Marker liên quan đáp ứng điều trị: FENO, bạch cầu acid, Type2 biomarker,
periótin
https://www.xolairhcp.com/allergic-asthma/pregnancy-registry-data.html
6. Omalizumab
• Lưu ý với phụ nữ có thai: FDA nhóm B => thuốc sinh học DUY NHẤT
• Một lượng vừa phải dữ liệu về phụ nữ có thai (từ 300-1.000) dựa trên các báo cáo tự
phát sau khi đưa ra thị trường, cho thấy không có dị tật hoặc độc tính trên thai nhi
hay trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu ở phụ nữ mang thai tiền cứu (EXPECT) trên 250 phụ
nữ mang thai bị hen suyễn sử dụng thuốc cho thấy tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh là
tương tự (8,1% so với 8,9%) giữa EXPECT và bệnh nhân mắc bệnh (hen suyễn vừa
và nặng). Việc giải thích dữ liệu có thể bị ảnh hưởng do các hạn chế về phương
pháp luận của nghiên cứu, bao gồm kích thước mẫu nhỏ và thiết kế không ngẫu
nhiên. Omalizumab vượt qua hàng rào nhau thai.
• Lưu ý với phụ nữ cho con bú
• Chưa có nghiên cứu về sự hiện diện của Omalizumab trong sữa mẹ nhưng IgE có
trong sữa mẹ nên Omalizumab dự đoán có trong sữa mẹ. 2 Nghiên cứu >154 trẻ sơ
sinh/186 trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong thời gian mẹ sử dụng omalizumab đã được báo
cáo là không quan sát thấy tác dụng phụ nào, bao gồm không tăng nguy cơ nhiễm
trùng.
https://www.xolairhcp.com/allergic-asthma/pregnancy-registry-data.html
7. • Chỉ định: Bệnh nhân hen tăng bạch cầu ái toan nghiêm trọng không kiểm soát dù đã
điều trị bằng GINA bậc 4/5, với số lượng bạch cầu ái toan trong máu ≥150 tế bào/μl
(lần đầu tiên) hoặc ≥ 300 tế bào/μl (năm trước) và có ít nhất 2 đợt cấp hen yêu cầu
điều trị steroid toàn thân trong năm qua. (Áp dụng tại Châu Âu ≥ 6 tuổi, US ≥12 tuổi,
Hàn ≥18 tuổi)
• Liều dùng: tiêm dưới da 100 mg mỗi 4 tuần.
Mepolizumab
• Cơ chế: kháng thể đơn dòng
kháng IL-5 IgG1κ ngăn
không cho IL-5 liên kết với
tiểu đơn vị α của thụ thể IL-5
trên bề mặt của bạch cầu ái
toan.
Yeungnam Univ J Med. 2020 Oct; 37(4): 262–268.
8. Mepolizumab
• Hiệu quả: giảm tần số đợt cấp, giảm triệu chứng và làm giảm nhu cầu điều trị bằng
corticosteroid toàn thân, giảm liều ICS/OCS, giảm số lần nhập viện, cải thiện chức
năng hô hấp (↑ FEV1,↓ Bạch cầu ái toan đường thở và bạch cầu ái toan TGF-β1+, ↓
Biểu hiện Tenascin), triệu chứng hen và chất lượng cuộc sống
• Tác dụng phụ: không có báo cáo phản vệ, nhức đầu, phản ứng tại chỗ tiêm, mệt
mỏi, các triệu chứng giống cúm, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau bụng, ngứa, chàm
và co thắt cơ.
• Marker liên quan điều trị: tỷ lệ cơn cấp/BCAC
• Dừng điều trị: 4 tháng GINA hoặc trên 12 tháng (US), đánh giá hàng năm
Yeungnam Univ J Med. 2020 Oct; 37(4): 262–268.
9. Reslizumab
• Chỉ định: bệnh nhân ≥18 tuổi hen tăng bạch cầu ái toan nghiêm trọng không kiểm soát
được dù đã điều trị bằng ICS liều cao cộng với một loại thuốc hít khác.(US/Kor)
Reslizumab được chỉ định ở những bệnh nhân có BCAT ≥400 TB/μl và có tiền sử hen
kịch phát trong 12 tháng trước đó
• Cơ chế: liên kết với ái lực cao với IL-5 => giảm nồng độ bạch cầu ái toan trong máu
lưu thông
Yeungnam Univ J Med. 2020 Oct; 37(4): 262–268.
10. Reslizumab
• Hiệu quả: giảm tần số của đợt cấp và giảm các triệu chứng hen., giảm bạch cầu ái
toan trong đờm, cải thện chức năng phổi (tăng FEV1), triệu chứng hen và chất
lượng cuộc sống
• Liều dùng: 3 mg/kg truyền tĩnh mạch trong khoảng từ 20 đến 50 phút mỗi 4 tuần.
• Tác dụng phụ: ho, chóng mặt, ngứa, phát ban da và mệt mỏi, nhiễm ký sinh trùng.
11. Benralizumab
• Chỉ định: bệnh nhân ≥18 tuổi, hen nặng tăng bạch cầu ái toan không kiểm soát
với BCAT trong máu ≥300TB/μl
• Cơ chế: gắn với thụ thể IL-5 a (IL-5Ra) => quá trình chết theo chương trình của
bạch cầu ái toan thông qua gây độc tế bào qua trung gian tế bào phụ thuộc
kháng thể (ADCC) liên quan đến các tế bào tiêu diệt tự nhiên, => giảm bạch cầu
ái toan trong máu ngoại vi Hiệu quả: giảm tần suất đợt cấp và giảm và/hoặc loại
bỏ việc sử dụng corticosteroid đường uống.
BioMed Research International Volume 2018, Article ID 4839230, 9 pages
12. Benralizumab
• Liều lượng: 30 mg tiêm dưới da mỗi 4 tuần một lần cho 3 liều đầu, tiếp theo là
30 mg mỗi 8 tuần.
• Tác dụng: giảm số đợt kịch phát, cải thiện chức năng phổi (↑ FEV1, ↓ Bạch cầu
ái toan đường thở, ↓ Khối lượng ASM) và giảm sử dụng OCS
• Marker liên quan điều trị: hen ở người trưởng thành, có hơn 3 đợt cấp trong
năm trước, polyp mũi và FVC trước khi dùng thuốc giãn phế quản < 65% so với
dự đoán
• Tác dụng phụ phổ biến nhất là sốt sau lần tiêm đầu tiên, nhức đầu và viêm họng
Yeungnam Univ J Med. 2020 Oct; 37(4): 262–268.
13. Marker liên quan điều trị đích IL-5
H. Nagase et al. / Allergology International 72 (2023) 11e23
14. Dupilumab
• Chỉ định: Bệnh nhân ≥ 12 tuổi, hen tăng bạch cầu ái toan nghiêm trọng không
kiểm soát dù đã điều trị bằng GINA bậc 4/5 bị viêm loại 2 được đặc trưng bởi
tăng bạch cầu ái toan trong máu và/hoặc tăng FeNO.
• Cơ chế: liên kết với tiểu đơn vị alpha của thụ thể IL-4, tương hỗ với thụ thể IL-4
và IL-13 và ức chế cả con đường IL-4 và IL-13.
Biomedicines 2021, 9(9), 1096;
15. Dupilumab
• Hiệu quả: giảm FENO, cải thiện chức năng hô hấp, giảm tần số đợt cấp, cải thiện
chức năng phổi (↑ FEV1) và điểm kiểm soát hen (ACT), giảm nhu cầu sử dụng
OCS, bất kể số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi
• Liều lượng: liều ban đầu 400 mg tiêm dưới da, sau đó là 200 mg mỗi 2 tuần, hoặc
liều ban đầu là 600 mg, sau đó là 300 mg mỗi 2 tuần.
Biomedicines 2021, 9(9), 1096;
• Marker liên quan điều trị: FeNO,
nồng độ eotaxin-3, periostin và
TARC (thymus and activation
regulated chemokine) và IgE toàn
phần.
• Tác dụng phụ: phản ứng tại chỗ
tiêm, nhiễm trùng, viêm kết mạc.
16. Tezepelumab
Roy P, Rafa Z, Haque S, et al. (December 03, 2022)
• Chỉ định: điều trị bổ sung hen phế quản nặng
(không có giới hạn phenotype hoặc biomarker).
• Hiệu quả: giảm tần số đợt cấp, giảm bạch cầu
ái toan.
• Liều lượng: tiêm dưới da 210mg mỗi 4 tuần.
• Tác dụng:
↑ FEV1
↓ Bạch cầu ái toan đường thở
↓ AHR với mannitol
↓ Viêm đường thở
↓TGF-β1
↑ Diện tích lòng mạch được xác định bằng
CTscan
17. Các điều trị sinh học tiềm năng
• Astegolimab: IL-33
• Itepekimab: IL-33
• Tralokinumab: IL-13
• Lebrokizumab: IL-13
• Canakinumab: IL-1b
• Brodalumab: IL-17R
• Risankizumab: IL-23
Yeungnam Univ J Med. 2020 Oct; 37(4): 262–268.
18. Các thuốc sinh học trong HPQ
Allergy. 2022;77:3538–3552.
19. Các thuốc sinh học trong HPQ
Allergy. 2022;77:3538–3552.
20. Các thuốc sinh học trong HPQ
Yeungnam Univ J Med. 2020 Oct; 37(4): 262–268.
Hàn Quốc:
21. Các thuốc sinh học trong HPQ
J Asthma Allergy. 2021; 14: 609–618.
Nhật Bản:
• Omalizumab – 2009
• Mepolizumab – 2016
• Benralizumab – 2018
• Dupilumab – 2018
22. THANK YOU!
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
Mail: bsdiungmdls@gmail.com
Facebook: fb.com/YDAACI
ݺߣshare: slideshare.net/YDAACIdiungmdls
Thông tin cập nhật đến 15.05.2023
Mọi hướng dẫn có thể thay đổi khi có thêm kết quả
từ các thử nghiệm lâm sàng