ݺߣ

ݺߣShare a Scribd company logo
Hội họa Việt
Nam hiện đại
Hội họa
Hội họa là một ngành nghệ thuật
trong đó con người sử dụng màu vẽ
để tô lên một bề mặt như là giấy,
hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng
nghệ thuật.
Hội họa là một trong những loại hình
nghệ thuật quan trọng và phổ biến
nhất. Hội họa là một ngôn ngữ để
truyền đạt ý tưởng của người nghệ
sỹ bằng các tác phẩm hội họa sử
dụng kỹ thuật (nghệ) và phương
pháp (thuật) của họa sỹ.
Các giai đoạn phát triển của
hội họa Việt Nam hiện đại
1925 -
1945
1945-
1975
1975-
1990
1990 -
nay
1. Giai đoạn 1925 - 1945
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập năm 1924 và
khai giảng khóa đầu tiên vào tháng 11 1925
Chơi ô ăn quan. 1931,
lụa
Rửa rau cầu ao
Ra đồng
Lùm tre – Nguyễn Gia Trí
Đánh cá đêm trăng (1943 )
Nguyễn Khang
Thiếu nữ bên hoa
huệ (1943)
Hai thiếu nữ và em bé
1944Buổi trưa (1936)Gội đầu – Trần Văn Cẩn
em thúy - trần văn cẩn 1943
2. Giai đoạn 1945 - 1975
Nguyễn Sỹ Ngọc – Tình quân dân (Cái bát).
1949, sơn mài.
Nguyễn Sáng, Kết nạp Đảng (sơn mài), 1963
Nguyễn Sỹ Ngọc – Đổi ca. 1962, sơn mài.Nguyễn Khang – Hòa bình
hữu nghị. 1958, sơn mài.
Trần Văn Cẩn – Nữ dân quân miền biển, 1960, sơn dầu
Nguyễn Phan Chánh – Sau giờ trực chiến, 1967, lụaHoàng Tích Chù – Tổ đội công cấy lúa, 1958, sơn mài
Nguyễn Văn Tỵ - Nhà tranh gốc mít. 1958, sơn mài
Nguyễn Văn Tỵ - Bắc Nam một nhà. 1961, sơn mài.
3. Giai đoạn 1975 - 1990
Bùi Xuân Phái – Phố Hàng Mắm. 1984, sơn dầu.Bùi Xuân Phái – Trước giờ biểu diễn. 1984, sơn dầu
LÊ HUY HÒA – Khát vọng. 1978, sơn mài
QUÁCH PHONG – Tiến về Sài Gòn. 1985, sơn mài
QUÁCH PHONG – Nắng tháng năm. 1975. Bột màuLÊ HUY HÒA – Bài ca về Ngã ba Đồng Lộc, 1990, sơn dầuMàu thời gian của Trương Bé
4. Từ năm 1990 đến nay
Đặc điểm
Tính chuyên nghiệp
của các họa sĩ ngày
càng được nâng cao.
Hiện nay số lượng họa
sĩ tự do ngày càng
đông đảo, họ có thể tự
mở triển lãm, bán tác
phẩm...
Họ quan tâm đến việc
khẳng định cá tính
sáng tạo riêng, con
đường riêng...
Hội họa xuất hiện loại
tranh làm bằng chất
liệu đặc biệt, hội họa
hiện đại gọi là chất liệu
tổng hợp. Đó là sử
dụng màu sơn màu
cùng với các đồ dùng,
vật dụng như những
viên sỏi, viên cát, đồng
xu, tiền đá, đồ trang
sức, giấy, vải…
Trong thời kỳ hội
nhập, nhiều trường
phái hội họa mới của
thế giới cũng nhanh
chóng du nhập vào
Việt Nam như Pop Art,
nghệ thuật sắp đặt,
trình diễn, body art...
Hiện nay chỉ một
số triển lãm là do
nhà nước và Hội
Mỹ thuật Việt
Nam đứng ra tổ
chức.
Còn hầu hết các
triển lãm do
nước ngoài tài
trợ hoặc do tác
giả đứng ra tổ
chức.
Điều kiện giao lưu
với nghệ sĩ nước
ngoài ngày càng tốt
hơn thông qua các
trại sáng tác, triển
lãm, giao lưu, sách
báo, Internet... kích
thích sáng tạo.
Các gallery (phòng
triển lãm tranh)
được mở ra ngày
càng nhiều.
Giá của những
tác phẩm hội họa
của các họa sĩ
Việt Nam được
tăng lên đáng kể
và được nhiều
nhà sưu tầm
quốc tế chú ý tới
Cùng với đó
nhiều tác phẩm
hội họa của Việt
Nam được trưng
bày tại các triển
lãm quốc tế, giúp
cho hội họa Việt
Nam gia nhập với
hội họa thế giới. Thiếu nữ bên hoa –
Hồ Hữu Thủ
Chăn trâu –
Lê Thiết Cương
Một số khuynh hướng sáng tác
Khuynh hướng hội
họa dân gian hiện đại:
vừa mang những nét
phương Tây, vừa
chứa đựng chủ đề
dân gian sâu nặng
trong nội dung, màu
sắc, cách dùng nét,
tính ước lệ,...
Họa sĩ Thành
Chương là một trong
những người thành
công ở khuynh
hướng này.
Xu hướng nghệ
thuật hiện đại
như siêu thực,
lập thể, trừu
tượng, tranh
3D…
Tác phẩm “Không gian và thời
gian” – họa sĩ Nguyễn Chung.
Thể loại tranh siêu thực.
Tác phẩm “Những con châu
chấu voi bị quên lãng” của
họa sĩ Nguyễn Đình Đăng
Siêu thực là
khuynh hướng
nầy nhằm giải
phóng con người
khỏi mọi xiềng
xích xã hội, thể
hiện nội tâm và tư
duy tự nhiên,
không bị gò bó
bởi lý trí, lôgic,
luân lý, mỹ học,
kinh tế, tôn giáo.
Trường phái trừu
tượng không thể
hiện đối tượng
một cách hiện
thực như mắt nhìn
thấy mà biểu thị
những ý nghĩ,
cảm xúc của nghệ
sĩ về một vài nét
nào đó của đối
tượng
Tác phẩm “Mùa thu vàng”
–
Hạo sĩ Phạm An Hải
Tác phẩm “Cất cánh” –
Họa sĩ Tạ Tỵ
Trường phái lập thể :
Người họa sỹ không quan
sát đối tượng ở một góc
nhìn cố định mà lại đồng
thời phân chia thành
nhiều mặt khác nhau,
nhiều khía cạnh khác
nhau.
Tác phẩm “Thiếu nữ khăn choàng”
–
Họa sĩ Tạ Tỵ
Tác phẩm “Cá đại dương”-
Họa sĩ Lê Đình Quỳ
Bên cạnh đó
còn có một số
thể loại như
tranh 3D, tranh
cát
Cảm ơn cô giáo
và các bạn đã
lắng nghe!

More Related Content

Hội họa Việt Nam từ 1990 đến nay

  • 1. Hội họa Việt Nam hiện đại
  • 2. Hội họa Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sỹ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ.
  • 3. Các giai đoạn phát triển của hội họa Việt Nam hiện đại 1925 - 1945 1945- 1975 1975- 1990 1990 - nay
  • 4. 1. Giai đoạn 1925 - 1945 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập năm 1924 và khai giảng khóa đầu tiên vào tháng 11 1925
  • 5. Chơi ô ăn quan. 1931, lụa Rửa rau cầu ao Ra đồng Lùm tre – Nguyễn Gia Trí Đánh cá đêm trăng (1943 ) Nguyễn Khang
  • 6. Thiếu nữ bên hoa huệ (1943) Hai thiếu nữ và em bé 1944Buổi trưa (1936)Gội đầu – Trần Văn Cẩn em thúy - trần văn cẩn 1943
  • 7. 2. Giai đoạn 1945 - 1975 Nguyễn Sỹ Ngọc – Tình quân dân (Cái bát). 1949, sơn mài. Nguyễn Sáng, Kết nạp Đảng (sơn mài), 1963 Nguyễn Sỹ Ngọc – Đổi ca. 1962, sơn mài.Nguyễn Khang – Hòa bình hữu nghị. 1958, sơn mài. Trần Văn Cẩn – Nữ dân quân miền biển, 1960, sơn dầu Nguyễn Phan Chánh – Sau giờ trực chiến, 1967, lụaHoàng Tích Chù – Tổ đội công cấy lúa, 1958, sơn mài Nguyễn Văn Tỵ - Nhà tranh gốc mít. 1958, sơn mài Nguyễn Văn Tỵ - Bắc Nam một nhà. 1961, sơn mài.
  • 8. 3. Giai đoạn 1975 - 1990 Bùi Xuân Phái – Phố Hàng Mắm. 1984, sơn dầu.Bùi Xuân Phái – Trước giờ biểu diễn. 1984, sơn dầu LÊ HUY HÒA – Khát vọng. 1978, sơn mài QUÁCH PHONG – Tiến về Sài Gòn. 1985, sơn mài QUÁCH PHONG – Nắng tháng năm. 1975. Bột màuLÊ HUY HÒA – Bài ca về Ngã ba Đồng Lộc, 1990, sơn dầuMàu thời gian của Trương Bé
  • 9. 4. Từ năm 1990 đến nay Đặc điểm Tính chuyên nghiệp của các họa sĩ ngày càng được nâng cao. Hiện nay số lượng họa sĩ tự do ngày càng đông đảo, họ có thể tự mở triển lãm, bán tác phẩm... Họ quan tâm đến việc khẳng định cá tính sáng tạo riêng, con đường riêng...
  • 10. Hội họa xuất hiện loại tranh làm bằng chất liệu đặc biệt, hội họa hiện đại gọi là chất liệu tổng hợp. Đó là sử dụng màu sơn màu cùng với các đồ dùng, vật dụng như những viên sỏi, viên cát, đồng xu, tiền đá, đồ trang sức, giấy, vải…
  • 11. Trong thời kỳ hội nhập, nhiều trường phái hội họa mới của thế giới cũng nhanh chóng du nhập vào Việt Nam như Pop Art, nghệ thuật sắp đặt, trình diễn, body art...
  • 12. Hiện nay chỉ một số triển lãm là do nhà nước và Hội Mỹ thuật Việt Nam đứng ra tổ chức. Còn hầu hết các triển lãm do nước ngoài tài trợ hoặc do tác giả đứng ra tổ chức.
  • 13. Điều kiện giao lưu với nghệ sĩ nước ngoài ngày càng tốt hơn thông qua các trại sáng tác, triển lãm, giao lưu, sách báo, Internet... kích thích sáng tạo. Các gallery (phòng triển lãm tranh) được mở ra ngày càng nhiều.
  • 14. Giá của những tác phẩm hội họa của các họa sĩ Việt Nam được tăng lên đáng kể và được nhiều nhà sưu tầm quốc tế chú ý tới Cùng với đó nhiều tác phẩm hội họa của Việt Nam được trưng bày tại các triển lãm quốc tế, giúp cho hội họa Việt Nam gia nhập với hội họa thế giới. Thiếu nữ bên hoa – Hồ Hữu Thủ Chăn trâu – Lê Thiết Cương
  • 15. Một số khuynh hướng sáng tác Khuynh hướng hội họa dân gian hiện đại: vừa mang những nét phương Tây, vừa chứa đựng chủ đề dân gian sâu nặng trong nội dung, màu sắc, cách dùng nét, tính ước lệ,... Họa sĩ Thành Chương là một trong những người thành công ở khuynh hướng này.
  • 16. Xu hướng nghệ thuật hiện đại như siêu thực, lập thể, trừu tượng, tranh 3D… Tác phẩm “Không gian và thời gian” – họa sĩ Nguyễn Chung. Thể loại tranh siêu thực. Tác phẩm “Những con châu chấu voi bị quên lãng” của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng Siêu thực là khuynh hướng nầy nhằm giải phóng con người khỏi mọi xiềng xích xã hội, thể hiện nội tâm và tư duy tự nhiên, không bị gò bó bởi lý trí, lôgic, luân lý, mỹ học, kinh tế, tôn giáo.
  • 17. Trường phái trừu tượng không thể hiện đối tượng một cách hiện thực như mắt nhìn thấy mà biểu thị những ý nghĩ, cảm xúc của nghệ sĩ về một vài nét nào đó của đối tượng Tác phẩm “Mùa thu vàng” – Hạo sĩ Phạm An Hải Tác phẩm “Cất cánh” – Họa sĩ Tạ Tỵ
  • 18. Trường phái lập thể : Người họa sỹ không quan sát đối tượng ở một góc nhìn cố định mà lại đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, nhiều khía cạnh khác nhau. Tác phẩm “Thiếu nữ khăn choàng” – Họa sĩ Tạ Tỵ Tác phẩm “Cá đại dương”- Họa sĩ Lê Đình Quỳ
  • 19. Bên cạnh đó còn có một số thể loại như tranh 3D, tranh cát
  • 20. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe!

Editor's Notes

  • #3: Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ”[95]. Hội họa là nghệ thuật của màu sắc, đường nét được bố cục trong không gian hai chiều. Hội họa cũng là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sỹ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật và phương pháp của họa sỹ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất.
  • #4: Sống giữa môi trường nhiệt đới, thiên nhiên hào phóng ban phát ân huệ vừa nghiệt ngã, thử thách, dân tộc ta đã hợp sức lại để tạo thế ứng xử linh hoạt: lợi dụng, cải tạo và đấu tranh nhằm khai thác và chế ngự hiệu quả nhất. Ngoài ra nạn ngoại xâm luôn thường trực, dân tộc ta giữa những thời gian dựng nước ngắn ngủi, luôn phải tiến hành chiến tranh giải phóng và kháng chiến trường kỳ, vinh quang nhiều nhưng phải hy sinh lớn về cả xương máu và của cải. Trong tình hình ấy, dân tộc ta phải bám lấy thực tại và vượt lên để rồi biểu hiện lại cuộc sống của mình bằng nghệ thuật mà rõ nhất là ở hội họa với sự cao đẹp của tâm hồn hướng thiện. Trong mỗi giai đoạn, bên cái chung còn có nhiều cái riêng do điều kiện cụ thể của xã hội quy định: các nhà nước quân chủ tự chủ, nhưng mỗi vương triều có một cách quản lý đất nước khác. Do đó cũng tạo nên diện mạo hội họa khác ở từng thời kỳ. Theo những gì nghiên cứu trong thời gian vừa qua thì nhóm em chia các giai đoạn phát triển của hội họa VN hiện đại làm 4
  • #5: Sự giao lưu tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm cho hội họa Việt Nam có nhiều sự thay đổi. Sự ra đời của Trường Mỹ thuật Gia Định năm 1913, đặc biệt là trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1924 đã đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của lịch sử hội họa Việt Nam. Từ đây, hội họa Việt Nam đã tiếp cận với hội họa phương Tây, hình thành nên nền hội họa hiện đại. Các trường phái hội họa của Châu Âu như cổ điển, lãng mạn, hiện thực, siêu thực, ấn tượng cho đến lập thể, trừu tượng đều được giới hội họa Việt Nam say mê theo dõi và vận dụng vào việc sáng tác.
  • #6: Hội họa VN giai đoạn này có hai đặc điểm nổi bật đó là : - Nội dung, đề tài sáng tác - và chất liệu, kỹ thuật. Thứ nhất, nội dung Hội họa thời kỳ này phản ánh khá phong phú, đa dạng mọi mặt của cuộc sống cả ở nông thôn và thành thị, tuy có phần lãng mạn hóa. Thứ hai, nhiều chất liệu vẽ tranh được các họa sĩ sử dụng như sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, thuốc nước, phấn màu… Các họa sĩ Việt Nam đã khai thác thế mạnh của tranh sơn dầu Châu Âu tạo ra những tác phẩm hội họa mang đậm chất dân tộc truyền thống với đủ mọi chủ đề: tranh phong cảnh, tranh chân dung, tranh sinh hoạt . Các họa sĩ tiêu biểu: Lưu Văn Sìn, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn Tỵ… Từ tác động của kỹ thuật tranh sơn dầu, các họa sĩ Việt Nam đã cải tiến kỹ thuật sơn then cổ truyền của dân tộc, hình thành tranh sơn mài. Một số bức tranh về nông thôn của Nguyễn Phan Chánh - một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa. Ông được coi là người chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông. Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa 1931 tại Paris những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương. Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh được mời tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có Trường Bưởi và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1955). Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này. Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
  • #7: Hội họa thời kỳ này có sự vươn lên cả về số lượng và chất lượng.  Tô Ngọc Vân là tác giả của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầuở Việt Nam. Ngay từ những năm học trong trường Mỹ thuật, ông đã sớm nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu. Ông đã viết những dòng tự sự ...ngay từ lúc đi học đã mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta và để giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới.... Thông qua kỹ thuật, ông đã cố gắng diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).
  • #8: Hội họa Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ không chỉ để phục vụ chiến đấu, cổ vũ tinh thần đấu tranh bảo vệ tổ quốc mà còn có giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn, nhiều bức tranh được sáng tác ngay tại chiến hào. Ngày 7/5/1954, Việt Nam chiến thắng Pháp ở chiến dịch Điện Biên Phủ, mở ra một giai đoạn lịch sử mới: xây dựng xã hội ở miền Bắc, miền Nam tiếp tục kháng chiến. Hiện thực xã hội trong những năm 1954-1965 được khai thác và phản ánh mọi mặt trong hội họa thời kỳ này. Những đề tài về nông nghiệp, công nghiệp, những đề tài về đấu tranh thống nhất đất nước với sự góp mặt của nhiều chất liệu là những mảng đề tài được các họa sĩ yêu thích. Năm 1965, Mỹ chính thức mở rộng cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Giai đoạn 1956-1975 là giai đoạn cả nước kháng chiến chống Mỹ. Hội họa thời kỳ tiếp tục kế thừa và phát triển những thành tựu của hội họa giai đoạn trước. Yếu tố chiến tranh có mặt thường xuyên trong các bức ký họa, phác thảo thời kỳ này. Nhiều họa sĩ sẵn sàng vào chiến trường miền Nam. Nhiều họa sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng như: Trang Phượng, Cổ Tấn Long Châu, Huỳnh Phương Đông, Nguyễn Thanh Châu… Các họa sĩ đã đưa vào trong tranh hình ảnh con người với sự hi sinh và lòng dũng cảm (đặc biệt là chân dung các bà mẹ, các dũng sĩ chống Mĩ được khắc họa nhiều trong các bức ký họa), hình ảnh cuộc sống kháng chiến khó khăn, vất vả nhưng rất lạc quan với những màu sắc nhẹ nhàng, cách vẽ khoáng đạt.
  • #9: Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đất nước ta được hoàn toàn giải phóng, bắt đầu bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên xây dựng và phát triển đất nước. Năm 1976, triển lãm mỹ thuật toàn quốc đã hội tụ được rất nhiều các tài năng trên khắp mọi miền đất nước. Những tác phẩm diễn tả niềm vui thống nhất đất nước được thể hiện trong tranh Mảng đề tài về ký ức chiến tranh, hậu quả chiến tranh với những mất mát, hy sinh của bạn bè, đồng đội cũng được khắc họa trong các sáng tác, ví dụ: Ngã ba Đồng Lộc của Lê Huy Hòa; Sự sống và cái chết của Bửu Chỉ... Sau năm 1986 với những thay đổi về chiến lược cách mạng, mở cửa đất nước…, hội họa Việt Nam cũng có những bước chuyển biến mới. Lớp các họa sĩ trẻ mới xuất hiện khá đông về số lượng và đồng đều về chất lượng. Họ dùng ngôn ngữ của sắc màu, hình khối, đường nét, bố cục sắp xếp trong một tác phẩm để biểu hiện một khái niệm, một triết lý cuộc đời mang tính trừu tượng. Các tác phẩm tiêu biểu: Màu thời gian của Trương Bé; Kiều – Kim Trọng của Hồ Quảng…
  • #10: Từ 1990 trở lại đây, do có sự thay đổi trong quan niệm sáng tác, nội dung nghệ thuật, hội họa xuất hiện loại tranh làm bằng chất liệu đặc biệt, hội họa hiện đại gọi là chất liệu tổng hợp. Đó là sử dụng màu sơn màu cùng với các đồ dùng, vật dụng như những viên sỏi, viên cát, đồng xu, tiền đá, đồ trang sức, giấy, vải… Các họa sĩ trẻ hiện nay cũng cố gắng tạo cho mình một phong cách mới. Có thể thấy hiện lên hai khuynh hướng sáng tác: một là quay về với hội họa dân gian; hai là mở tầm nhìn sang các xu hướng nghệ thuật hiện đại như siêu thực, dã thú, lập thể, trừu tượng…
  • #14: +Nếu đầu những năm Đổi mới, ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ có vài Gallery thì đến nay ở 2 Thành phố này đã có hàng trăm Gallery, nhiều thành phố khác như: Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang ... cũng có nhiều Gallery. + Trước năm 1990, một tác phẩm tranh vẽ được bán với giá trên 1.000 USD là điều hiếm thấy. Tuy nhiên, từ sau 1990 rất nhiều những tác phẩm hội họa Việt Nam được những nhà sưu tầm tranh nước ngoài mua với giá rất cao bức tranh sơn mài trừu tượng của Hồ Hữu Thủ đã được bán ở mức giá 15.000 USD cho một nhà sưu tầm người Nhật Bản. Vào cuối năm 1995, tại phòng trưng bày Lã Vọng ở Hong Kong, bức sơn dầu thực tế “The kettle and the Tea-cup” của Đỗ Quang Em đã được bán với giá 50.000 USD.
  • #16: + Thành Chương: Vừa mang những nét của phương Tây, nhưng tranh Thành Chương cũng chứa đựng một tinh thần dân gian sâu nặng, từ chủ đề nội dung cho đến cách dùng màu sắc, cách dùng nét và mảng phẳng, nhiều tính trang trí ước lệ… Có thể gọi đó là tranh dân gian Việt Nam hiện đại. Bởi lẽ: Tranh của Thành Chương có những trẻ chăn trâu, những cánh diều, cái nón, mặt trăng, trẻ em, phụ nữ, chân dung tự họa,… những hình hài đan chéo vào nhau tạo thành các bố cục lập thể ngẫu hứng bất ngờ, những cái mặt ngửa lên trời hoặc lấp ló, hoặc ngoẹo đầu rất kiểu “dân gian”, nhiều tính ước lệ, giống như ở các hình chạm khắc đình làng Việt Nam, nơi các phường thợ xưa kia nhiều khi do bản gỗ hẹp mà phải tùy tiện co kéo hình, bấp chấp tỉ lệ. Thế mà sản phẩm lại trở nên vui nhộn, dí dỏm và độc đáo. Tranh dân gian Việt Nam đôi khi cũng có gì đó đùa nghịch nghiêng ngả từa tựa như vậy.