ݺߣ

ݺߣShare a Scribd company logo
Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật
Có câu chuyện tiền thân của Phật lúc còn là Đạo sĩ tu trong rừng. Thời đó có
một ông vua tên là Ca Lợi. Một hôm, ông cùng các cung nữ vào rừng dạo chơi.
Khi mọi người tản ra dạo chơi, ngắm cảnh, các cung nữ đến bệ đá thấy một Đạo
nhân đang ngồi bất động, gương mặt an tĩnh, hiền lành. Các cô liền đặt cây trái lên
cúng dường, đảnh lễ và hỏi pháp. Vị Đạo sĩ thuyết pháp cho các cô nghe. Lần lượt,
các cung nữ khác đến rất đông, ngồi quanh vị Đạo sĩ để nghe thuyết pháp. Lúc đó,
nhà vua đang dạo chơi bỗng nhận ra xung quanh mình không còn một ai. Ông đi
tìm và bắt gặp hình ảnh một Đạo sĩ ngồi giữa đang say sưa nói, chung quanh là các
cung nữ yêu quý của mình chăm chú lắng nghe. Lòng tự ái trỗi dậy (cũng là nghiệp
xưa nay đã đến lúc đòi), ông hỏi Đạo sĩ một cách xấc xược : “Ông ở đây làm gì?”.
Đạo sĩ trả lời: “Thưa Đại vương, tôi ở đây tu hạnh nhẫn nhục”. “Được”, vua vừa
nói vừa rút gươm ra chặt đứt cánh tay phải của ngài Đạo sĩ. Cánh tay rơi xuống,
máu tuôn xối xả. Vua hỏi: “Sao, nhẫn được không?”. Đạo sĩ trả lời: “Thưa Đại
vương, tôi nhẫn được”. Ông vua vung gươm lần nữa, cánh tay trái rơi xuống. Ông
lại hỏi: “Sao, nhẫn được không?”. “Thưa Đại vương, tôi nhẫn được”. Nhà vua lại
vung gươm lên chém và hỏi: “Sao nhẫn được không?”. “Dạ được”. Vua lại vung
gươm lần nữa và hỏi “Nhẫn được không?”. Đạo sĩ vẫn bình thản: “Dạ nhẫn được”.
Lúc này, hình như nghiệp quá khứ đòixong rồi, nhà vua bỗng thấy hối hận. Ngài
buông gươm quỳ xuống trước mặt Đạo sĩ xin sám hối. Máu ra nhiều quá không
cứu được, vị Tiên nhân đã chết. Trước khi nhắm mắt, Ngài nói: “Tôinhẫn nhục
được, tôi không oán thù Đại vương, tôi vẫn thương yêu Đại vương như mọi người,
và tôi nguyện sau này khi thành Phật, người đầu tiên tôi độ sẽ là Đại vương.” Quả
thật, sau này thành Phật, Ngài đã độ cho vị vua ấy. Kiều Trần Như, người đệ tử đắc
A La Hán đầu tiên chính là ông vua đã chém Ngài khi xưa. Ngài đã giữ lời hứa,
không oán thù vì Ngài hiểu đó là nghiệp quá khứ mà mình phải trả.
(Tríchtừ sách Tâm lý đạo đức – tác giả: H.T ThíchChân Quang)

More Related Content

Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật.docx

  • 1. Hạnh nhẫn nhục của Đức Phật Có câu chuyện tiền thân của Phật lúc còn là Đạo sĩ tu trong rừng. Thời đó có một ông vua tên là Ca Lợi. Một hôm, ông cùng các cung nữ vào rừng dạo chơi. Khi mọi người tản ra dạo chơi, ngắm cảnh, các cung nữ đến bệ đá thấy một Đạo nhân đang ngồi bất động, gương mặt an tĩnh, hiền lành. Các cô liền đặt cây trái lên cúng dường, đảnh lễ và hỏi pháp. Vị Đạo sĩ thuyết pháp cho các cô nghe. Lần lượt, các cung nữ khác đến rất đông, ngồi quanh vị Đạo sĩ để nghe thuyết pháp. Lúc đó, nhà vua đang dạo chơi bỗng nhận ra xung quanh mình không còn một ai. Ông đi tìm và bắt gặp hình ảnh một Đạo sĩ ngồi giữa đang say sưa nói, chung quanh là các cung nữ yêu quý của mình chăm chú lắng nghe. Lòng tự ái trỗi dậy (cũng là nghiệp xưa nay đã đến lúc đòi), ông hỏi Đạo sĩ một cách xấc xược : “Ông ở đây làm gì?”. Đạo sĩ trả lời: “Thưa Đại vương, tôi ở đây tu hạnh nhẫn nhục”. “Được”, vua vừa nói vừa rút gươm ra chặt đứt cánh tay phải của ngài Đạo sĩ. Cánh tay rơi xuống, máu tuôn xối xả. Vua hỏi: “Sao, nhẫn được không?”. Đạo sĩ trả lời: “Thưa Đại vương, tôi nhẫn được”. Ông vua vung gươm lần nữa, cánh tay trái rơi xuống. Ông lại hỏi: “Sao, nhẫn được không?”. “Thưa Đại vương, tôi nhẫn được”. Nhà vua lại vung gươm lên chém và hỏi: “Sao nhẫn được không?”. “Dạ được”. Vua lại vung gươm lần nữa và hỏi “Nhẫn được không?”. Đạo sĩ vẫn bình thản: “Dạ nhẫn được”. Lúc này, hình như nghiệp quá khứ đòixong rồi, nhà vua bỗng thấy hối hận. Ngài buông gươm quỳ xuống trước mặt Đạo sĩ xin sám hối. Máu ra nhiều quá không cứu được, vị Tiên nhân đã chết. Trước khi nhắm mắt, Ngài nói: “Tôinhẫn nhục được, tôi không oán thù Đại vương, tôi vẫn thương yêu Đại vương như mọi người, và tôi nguyện sau này khi thành Phật, người đầu tiên tôi độ sẽ là Đại vương.” Quả thật, sau này thành Phật, Ngài đã độ cho vị vua ấy. Kiều Trần Như, người đệ tử đắc A La Hán đầu tiên chính là ông vua đã chém Ngài khi xưa. Ngài đã giữ lời hứa, không oán thù vì Ngài hiểu đó là nghiệp quá khứ mà mình phải trả. (Tríchtừ sách Tâm lý đạo đức – tác giả: H.T ThíchChân Quang)