2. Từ lời khen “tuyệt vời”…
Thủa ấy ở Seoul, do chiến tranh tàn phá nên không còn chỗ nào để quân đội Mỹ có thể
tiếp đón Tổng thống của họ… Họ yêu cầu tu bổ lại cung Unhuyn trong vòng 15 ngày từ
lắp đặt vòi nước, nhà vệ sinh, thiết bị sưởi ấm, trang trí phòng ốc…
Chúng tôi… chưa bao giờ nhìn thấy nhà vệ sinh kiểu Châu Âu, cũng không biết tìm thiết
bị vệ sinh ở đâu…. Nhưng họ hứa nếu làm được họ sẽ trả gấp đôi, còn không sẽ bị phạt…
Tôi cho công nhân đi tất cả các cửa hàng đồ cũ để lùng sục đồ… rồi với mỗi ngày 24h,
đến ngày thứ 10 thì xong và thử nghiệm… kết thúc trước thời hạn… Khi tôi đi nhận tiền,
quân đội Mỹ nói “Hyundai number 1”
…. Và từ đó công ty xây dựng Hyundai gần như trở thành công ty xây dựng duy nhất
đảm trách những công trình của quân đội Mỹ tại HQ…
3. …đến “chỉ có thử thách chứ không có thất bại”
“Tôi nghĩ cuộc đời không có thất bại. Khi không xem điều gì đó là thất bại thì đó không phải là
thất bại. Phải lạc quan và suy nghĩ một cách tích cực”
Chiến tranh rồi cũng có ngày kết thúc… Hyundai không thể chỉ dựa vào những công trình của quân đội
Mỹ… Tôi bắt đầu đi tìm những công trình phục hồi của nhà nước.
+ Tháng 10.1953 : công trình xây dựng lại văn phòng và phòng sấy nhà máy in tiền – lỗ.
+ Tháng 4. 1954 : công trình khôi phục cầu Koriong – công trình lớn nhất lúc bấy giờ.
Tôi mời người có kinh nghiệm trong việc phục hồi các cây cầu trước chiến tranh và từng làm việc tại
công ty xây dựng Nhật Bản – về làm Giám đốc điều hành. Mời ông Lee chuyên gia xây dựng cầu về phụ trách
kỹ thuật và ông Oh làm kế toán.
Ngay từ đầu, chúng tôi đã gặp khó khăn… địa hình phức tạp, không có thiết bị, giá vật tư biến động mạnh, tiền
lương công nhân tăng mạnh, công trình nhà máy in tiền bị lỗ 70 triệu…. Tình hình tài chính công ty tụt xuống
đáy, công nhân bãi công…. Tôi vốn lạc quan mà lúc đó cũng thấy cùng đường…….
… Nhưng UY TÍN là tài sản của người kinh doanh… dù thế nào tôi cũng phải hoàn thành công trình cầu
Koriong!.. Lần này tôi thất bại, nhưng lần sau họa sẽ thành phúc!!!
4. …chuyển họa thành phúc
Bài học xương máu về thiếu thiết bị của công trình Koriong đã khiến chúng tỗi lỗ hơn 60 triệu…
“Bất cảm bạo hổ, bất cảm băng hà – Không có lòng dũng cảm thì không bắt được hổ, không có lòng dũng cảm thì
không thể vượt sông lớn”…
Thật may mắn, chúng tôi có lợi thế là công ty duy nhất đăng ký mua thiết bị hóa giá của quân đội Mỹ và nhận được
các công trình do nhà nước phát thầu về sau.
Những kỹ thuật viên của chúng tôi kém sách vở lý thuyết, ngoại ngữ…vì thế bản kế hoạch và phương pháp thực
hiện của chúng tôi đi đấu thầu các công trình của quân đội Mỹ bằng tiếng Anh thì họ tưởng là giấy gói bản thiết
kế, thậm chí họ còn dùng để làm giấy nhóm lửa…. Dở khóc dở cười….
Vậy mà đến tháng 6.1959 Hyundai đã nhận thầu công trình phục hồi bến đỗ lớn nhất ở Incheon…. Nơi cách đây 26
năm, khi 19 tuổi tôi đã làm những công việc nặng nhọc để ngày kiếm 3 bữa cơm…
…rồi đến công trình đường băng Osan….
“Bất sỉ hạ vấn” – Không có gì là xấu hổ khi học hỏi từ những người trẻ, địa vị thấp hơn mình… là bài học của chúng
tôi qua những công trình này
5. Thành bại của cuộc đời là ở hành động và
thời gian….
1.3.1962 chúng tôi có giấy phép xây dựng nhà máy xi măng Danyang
….. 24 tháng liên tiếp… cuối tuần nào tôi cũng bắt tàu đêm ở ga Chongrangri xuống công trường…
….chủ nhật hàng tuần tôi đều gọi điện đốc thúc.. Cứ mỗi lần tôi xuất hiện ở công trường là có ai đó nói to
“lệnh báo động tấn công”… họ đều sợ vì tôi đốc thúc công trình quá gắt gao…
…Có hành động thì mới có kết quả. Chỉ tập trung những người có đầu óc thông minh và suy nghĩ thì doanh
nghiệp không thể lớn được. PHẢI HÀNH ĐỘNG!
Con người luôn luôn muốn mình lười nhác ở một mức vừa phải nào đó..
Muốn vui ở một mức vừa phải nào đó..
Muốn thoải mái ở một mức độ vừa phải nào đó..
Tuy nhiên không gì lãng phí bằng để thời gian trôi đi mà không làm gì cả…..
6. Thành bại của cuộc đời là ở hành động và
thời gian….
Mỗi ngày chúng ta phải đổi mới. Nếu ngày hôm nay vẫn như ngày hôm qua, ngày mai vẫn như
ngày hôm nay là chúng ta đã lùi bước…Ngày hôm nay phải phát triển hơn ngày hôm qua… thế mới
khiến xã hội loài người phát triển và hoàn thiện hơn.
Sự đốc thúc hàng ngày của tôi chính là động lực thúc đẩy cho nhân viên, cho chính tôi, cho xã hội
và đất nước tôi ngày càng đổi mới.
(Hết phần 2)
Khi tôi giao việc cho nhân viên, dù khó khăn đến mấy cũng không cho thời gian
dài. Vì cho thời gian dài thì họ sẽ lùi lại ngày mai, ngày kia, khi có việc khác thì lại
vội vàng cuống lên và cuối cùng là than phiền về công việc… Như vậy kết quả
chẳng ra gì cứ nối tiếp nhau mà đến……
…Với sự nghiêm khắc này, chúng tôi mới có Hyundai ngày hôm nay…