2. Nội dung
I, Tổng Quan.
II, Các đặc trưng của kiểm toán nhà nước.
III, Mô hình Kiểm toán
IV, Các bộ luật, quyết định áp dụng cho Kiểm toán
Nhà Nước ở Việt Nam hiện nay.
V. Các ví dụ.
3. I, Tổng Quan.
1. Khái niệm:
Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về
thực trạng của tổ chức cần kiểm toán bằng hệ thống
phương pháp kĩ thuật của kiểm toán chứng từ và
kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có
trình độ tương xứng thực hiện và dựa trên cơ sở hệ
thống pháp lí đang có hiệu lực.
5. Kiểm toán nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên
môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính do quốc hội thành
lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Đôi nét về lịch sử hình thành:
Kiểm toán nhà nước xuất hiện ở thời kì trung đại.
Cơ quan Kiểm toán nhà nước (KTNN) ở mỗi quốc gia có những tên gọi khác nhau.
Ví dụ: Toà Thẩm kế Cộng hoà Pháp, Cơ quan Tổng Kế toán Hoa Kỳ, Cục Kiểm toán
Liên bang Nga, Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Australia…
Ngày 11/07/1994, Kiểm toán nhà nước được thành lập theo NĐ 70/CP.
Ngày 14/06/2005, Quốc hội thông qua Luật kiểm toán nhà nước, có hiệu lực
thực thi ngày 01/01/2006.
Năm 1996, KTNN Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Quốc tế các
cơ quan Kiểm toán tối cao - INTOSAI). Năm 1997, KTNN Việt Nam là thành viên
chính thức của Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (Asian Organization
of Supreme Audit Institutions - ASOSAI)
6. II, Các đặc trưng của kiểm toán nhà nước.
• Hoạt động có liên quan đến quản lý,
sử dụng ngân sách, tiền và tài sản
nhà nước
Đối tượng
• Ngược lại trình tự của kế toán và quản lýTrình tự tiến hành
• Phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà
nước trong quản lý, sử dụng ngân sách,
tiền và tài sản nhà nước
• Góp phần thực hành tiết kiệm, chống
tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát
hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm
pháp luật.
• Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách,
tiền và tài sản nhà nước.
Mục đích
• Những luật định, tiêu chuẩn hay chuẩn mực
chung.
Cơ sở pháp lý
7. • Quốc hội, Chính phủ, cơ quan quản lý nhà
nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước
• Hội đồng nhân dân; Tòa án nhân dân; Viện
kiểm soát nhân dân
Người sử dụng BCKT
• Báo cáo kiểm toánHình thức của kết luận
• Cơ quan nhà nước.
• Cơ quan hoạt động dựa vào nguồn kinh
phí của nhà nước,.
• Cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước
Khách thể
• kiểm toán viên nhà nướcChủ thể
• độc lập, trung thực, khách quan và chỉ tuân
thủ theo pháp luật.
Nguyên tắc hoạt động
• Là công cụ quản lý của nhà nước.
• Tăng cường quản lý xã hội.
Vai trò
Mục tiêu
8. III, Mô hình Kiểm toán nhà nước trên thế giới và kiểm toán nhà
nước Việt Nam.
Có những mô hình tổ chức khác nhau tùy theo các
mối liên hệ trong quan hệ với bộ máy nhà nước, liên
hệ nội bộ.
Trong quan hệ với bộ máy nhà nước:
- Mô hình tổ chức độc lập. (Đức, Malaixia, Pháp…)
- Mô hình tổ chức cơ quan kiểm toán trực thuộc cơ
quan hành pháp. (Trung Quốc, Nhật Bản…)
- Mô hình cơ quan kiểm toán nhà nước trực thuộc
cơ quan lập pháp ( Quốc hội) (Mỹ, Nga, Anh, Việt
Nam…)
- Mô hình trực thuộc người đứng đầu nhà nước (
Tổng thống) (Hàn Quốc…)
9. Liên hệ nội bộ (Liên kết ngang& dọc)
Liên hệ ngang : là mối liên hệ nội bộ trong cơ quan kiểm toán
cùng cấp ( trung ương hay khu vực hoặc địa phương)
Chia làm 2 loại:
+ Liên hệ trực tuyến.
+ Liên hệ chức năng.
Liên hệ dọc : là mối liên hệ nội bộ trong cơ quan kiểm toán
khác cấp với nhau.
Chia làm 2 loại:
+ MH1 : Cơ quan KTNN trung ương ( Quốc gia ) có mạng lưới ở
tất cả các địa phương.
+ MH2 : Cơ quan KTNN trung ương ( Quốc gia ) có mạng lưới
tập trung.
12. Mục tiêu phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2015 và
tầm nhìn 2020 là: "Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu
lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của
Kiểm toán Nhà nước như một công cụ hữu hiệu của Nhà
nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân
sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng Kiểm toán Nhà
nước có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại,
trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và
uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực
quốc tế”.
Triết lý “công minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng”
13. IV, Các bộ luật, quyết định áp dụng cho Kiểm
toán Nhà Nước ở Việt Nam hiện nay.
Luật kiểm toán 2005 (trích dẫn)
Tuyên bố LIMA về hướng dẫn các nguyên tắc kiểm toán.
Yêu cầu để trở thành kiểm toán viên nhà nước:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết,
trung thực, khách quan;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên
ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật
hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động
kiểm toán;
3. Đã có thời gian làm việc liên tục từ năm năm trở lên theo
chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ
kiểm toán ở Kiểm toán Nhà nước từ ba năm trở lên;
4. Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng Kiểm toán viên nhà nước và
được Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp chứng chỉ.
14. V. Trường hợp sai phạm trong hoạt động của kiểm toán
nhà nước.
4 nhân viên kiểm toán nhà nước nhận hối lộ bị bắt
Công an Quảng Ngãi vừa bắt khẩn cấp 4 nhân viên kiểm toán Nhà nước gồm
Nguyễn Văn Quyên, Ngô Quang Đăng, Nguyễn Quang Thanh và Ngô Hồng Minh,
vì hành vi nhận hối lộ.
Theo cơ quan điều tra, 4 người này khai nhận, do phát hiện các chủ đầu tư và nhà thầu xây
dựng tuyến đường Di Lăng - Trà Trung thuộc hai huyện Sơn Hà và Trà Bồng, có một số
sai phạm trong việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ nên yêu cầu chi khoảng
500 triệu đồng để cho qua.
Nhóm kiểm toán viên này đã làm nhiều bản kết luận khác nhau để vòi tiền của chủ đầu tư,
nhà thầu xây dựng. Bức xúc trước yêu cầu tiền chung chi quá lớn, các nạn nhân báo cáo
cơ quan chức năng.
Trưa 14/8, trong lúc đại diện chủ đầu tư xây dựng công trình nói trên mang 290 triệu đồng
đến khách sạn Hùng Vương để hối lộ cho Tổ kiểm toán Nhà nước thì bị cảnh sát ập vào.
Khám xét phòng ở khách sạn của 4 kiểm toán viên, cơ quan điều tra còn phát hiện hơn
600 triệu đồng được cất giấu.
Quyên (tổ trưởng), Đăng, Thanh và Minh thuộc Tổ kiểm toán Nhà nước đang thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn trái phiếu của
Chính phủ tại Quảng Ngãi từ 2006 đến 2009.
Vụ việc của Vinashin hay trường hợp 4 kiểm toán viên có hành vi thiếu trong sạch
vừa qua cho thấy Pháp luật kiểm toán còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ - TS Luật
học Đinh Xuân Thảo, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp
nhận định.