Lễ Dạm Ngõ Miền Tây: Điểm Khác Biệt, Đặc Trưng Và Những Điều Cần Chú Ý
1 of 11
More Related Content
Lễ Dạm Ngõ Miền Tây
1. Lễ Dạm Ngõ Miền Tây: Điểm Khác
Biệt, Đặc Trưng Và Những Điều
Cần Chú Ý
Lễ dạm ngõ miền Tây là một trong những phần lễ quan trọng trước khi đàng trai có thể chính thức
rước nàng về dinh. Là vùng đất được bao quanh bởi kênh rạch và những dòng sông chở nặng phù
sa, văn hoá cưới hỏi miền Tây chắc chắn sẽ có những nét đặc sắc riêng. Ngay sau đây, Trang Kim
Luxury sẽ chia sẻ đến bạn về những điều thú vị xoay quanh lễ dạm ngõ ở miền Tây nhé.
1. Lễ dạm ngõ miền Tây có gì đặc biệt?
Trong đời sống văn hoá của Việt Nam thì lễ dạm hỏi được xem là một phong tục lâu đời. Và đối với
người miền Tây cũng vậy. Đây là dịp đặc biệt đánh dấu sự trưởng thành trong mối quan hệ của các
cặp đôi. Hãy cùng đến với những điều thú vị trong lễ dạm ngõ miền Tây nhé.
Lễ dạm ngõ miền Tây có gì đặc biệt?
1.1. Ý nghĩa của ngày lễ dạm ngõ miền Tây
Lễ dạm ngõ trong văn hoá của người miền Tây chính là sự kiện đánh dấu sự chín muồi trong mối
quan hệ yêu đương của hai người trưởng thành. Lúc này, tình cảm lứa đôi đã bắt đầu gắn với trách
2. nhiệm. Cả 2 muốn có thể cùng nhau xây dựng được một gia đình hạnh phúc. Đặc biệt là có sự chúc
phúc, chứng kiến và công nhận của gia đình, họ hàng cũng như cộng đồng xã hội.
Ở lễ dạm ngõ, hai bên gia đình sẽ gặp gỡ nhau và trao đổi thông tin cũng như dành lời chúc phúc tốt
đẹp nhất cho đôi bạn trẻ. Sau ngày này, cả hai sẽ đăng ký kết hôn. Tiếp đến sẽ là một lễ cưới trọng
đại được diễn ra với sự chứng kiến của gia đình, bạn bè và người thân.
Lễ dạm ngõ miền Tây cũng tương tự như các vùng miền khác
1.2. Đặc trưng của lễ dạm ngõ miền Tây
Dạm ngõ chỉ là một buổi lễ nhỏ thường được tổ chức trong phạm vi gia đình. Thủ tục và thời gian của
buổi lễ này khá đơn giản, không rườm rà. Thành phần được mời tham gia cũng chỉ là người nhà thân
thiết. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục cũng như lễ vật cần thiết.
Lễ dạm ngõ miền Tây còn được gọi là ''Đám nói''. Sở dĩ như vậy là vì tại buổi gặp mặt này, hai gia
đình chính thức gặp mặt để đặt vấn đề cho đôi bạn trẻ được tìm hiểu nhau chính thức trước khi quyết
định đi đến hôn nhân.
3. Tại lễ dạm ngõ hai bên gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất với nhau
1.3. Điểm khác biệt giữa lễ dạm ngõ miền Tây với các vùng miền khác tại Việt Nam
Lễ dạm ngõ miền Tây so với những vùng miền khác cũng không có gì quá khác biệt. Đây là dịp để 2
bên họ hàng có cơ hội gặp mặt thân mật với nhau để bàn tính chuyện hôn nhân của 2 con.
Tham gia buổi lễ, cũng sẽ gồm có đại diện 2 bên gia đình như ở miền Bắc và miền Trung. Bao gồm
cha mẹ cô dâu – chú rể cùng những người lớn tuổi, có uy tín và được tôn trọng.
Các thủ tục có liên quan đến đám hỏi, đám cưới như: thời gian, yêu cầu, nghi thức, số lượng lễ vật
sẽ được hai gia đình trực tiếp trực tiếp trao đổi. Sau đó, mọi thứ sẽ được chuẩn bị để tiến tới hôn lễ
của đôi bạn trẻ.
1.4. Khi nào lễ dạm ngõ được diễn ra?
Để lễ dạm ngõ được diễn ra thuận lợi thì điều đầu tiên hai gia đình cần chú ý đó là phải xem ngày.
Ngày lành tháng tốt thì mọi việc mới diễn ra được thông suốt. Nếu hôm đó được sự ủng hộ của thời
tiết nữa là hoàn hảo cho một đám dạm ngõ diễn ra.
4. Khi hai bạn trẻ đã chuẩn bị sẵn sàng thì tổ chức lễ dạm ngõ
Thế nhưng quan trọng nhất vẫn là phải đúng thời điểm khi mà cô dâu và chú rể tương lai thấy phù
hợp. Vào ngày dạm ngõ, việc cưới xin sẽ được ấn định. Đúng theo kiểu “ván đã đóng thuyền” muốn
thay đổi là cả một vấn đề lớn. Vì thế, đôi bạn trẻ hay cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhé.
1.5. Nên chọn ai là người đại diện và phát biểu tại buổi lễ dạm ngõ
Để giúp cho buổi dạm ngõ trở nên trang trọng hơn thì chọn người phát biểu cũng là một điều cực
quan trọng. Đây phải là người có uy tín trong gia đình, dòng họ. Quan trọng là phải quảng giao và tự
tin. Đặc biệt là nên chọn người có khiếu ăn nói một chút như vậy mọi việc mới được hanh thông,
thuận lợi và đạt được kết quả như ý.
2. Nhà trai cần chuẩn bị gì cho lễ dạm ngõ miền Tây
Theo yêu cầu của một buổi lễ dạm ngõ miền Tây thì nhà trai cũng cần chuẩn bị một cách tươm tất và
đầy đủ mọi thứ từ lễ vật, trang phục cho đến phương tiện sang nhà gái.
5. Nhà trai cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho lễ dạm hỏi
Cụ thể như thế nào thì ngay bây giờ sẽ là câu trả lời dành cho những ai đang quan tâm.
Trước hết là lễ vật để ra mắt họ nhà gái mà nhà trai cần chuẩn bị. Theo phong tục truyền thống của
người miền Tây thì mâm lễ nhà trai trình với nhà gái sẽ được chuẩn bị theo số chẵn. Đây là điều khác
hoàn toàn so với phong tục của người miền Bắc và miền Trung đó là chuộng số lẻ với quan điểm “lẻ
đẻ ra tiền”.
Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình cũng như yêu cầu của nhà gái mà số lễ sẽ có 4 đến 12 mâm.
Trong đó, không thể thiếu được những loại sính lễ đó là:
Mâm trầu cau: Số cau lẻ đi kèm với số lá trầu chẵn theo cặp 1 cau 2 trầu. Thường sẽ là
105 trái và 210 lá trầu.
Mâm trà, rượu và nến: Mâm này sẽ được dâng lên các vị gia tiên để thể hiện sự tôn kính
của con cháu.
6. Nhà trai cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ để đến nhà gái
Mâm xôi gấc: Màu đỏ chính là tượng trưng của sự sắt son bền chặt cũng như thể hiện sự
ấm no của các cặp đôi. Có gia đình sẽ đi kèm theo cả gà luộc hoặc heo quay. Đó là tượng
trưng cho sự bền chặt của đôi vợ chồng.
Mâm trái cây: Đây được xem là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân ngọt ngào.
Trong đó sẽ bao gồm các loại trái cây là táo, nho, lê,… tuỳ sự lựa chọn của các gia đình.
Khay trà rượu và Phong bì lễ: Tráp lễ này được làm với màu đen bao gồm phong bì tiền
mà đàng trai chuẩn bị để dâng lên bàn thờ gia tiên đàng nhà gái.
Một số gia đình khá giả còn có thêm tráp quần áo tặng cho cô dâu. Đây cũng là hình ảnh thể hiện sự
quan tâm và chăm sóc của mẹ chồng dành cho con dâu tương lai. Mong muốn hai mẹ con sẽ luôn
yêu thương, gắn kết với nhau để cùng chăm lo cho gia đình.
Để chủ động hơn và tránh những sự thiếu sót dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình sang nhà gái,
nhà trai cần chú ý đến phương tiện đi lại. Thông thường người miền Tây thường sẽ đi ghe, đò để
sang nhà gái.
7. Lưu ý đến phương tiện đi lại trong ngày lễ dạm ngõ
Những gia đình ở gần nhau có thể chọn cách đi bộ. Điều này được xem là một nét văn hoá truyền
thống đặc trưng của người miền Tây mà không phải vùng miền nào cũng có được.
3. Lễ dạm ngõ miền tây nhà gái cần chuẩn bị gì?
Để lễ dạm ngõ được diễn ra thành công, giúp nhà gái tạo được ấn tượng đối với nhà trai thì nhà gái
cần có sự chuẩn bị chu đáo. Các công việc mà nhà gái cần chuẩn bị để đón tiếp nhà trai đó là:
Việc đầu tiên rất quan trọng đó là dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại các đồ dùng cần thiết và trang trí,
thậm chí là sửa sang lại không gian nhà một chút sao cho thật tươm tất và gọn gàng nhất. Điều này
thể hiện sự coi trọng của nhà gái đối với buổi lễ quan trọng này.
Đặc biệt là phải chú ý dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ tổ tiên cũng như bày mâm quả đầy đủ theo đúng như
phong tục tập quán của người miền Tây. Sau đó để mời ông bà tổ tiên về cùng tham gia trong lễ dạm
ngõ của cháu gái.
8. Cần dọn dẹp bàn thờ để làm lễ gia tiên trong ngày dạm ngõ
Tiếp đến trong lễ dạm ngõ miền Tây mà nhà gái cần quan tâm đấy chính là dọn dẹp nơi tiếp khách.
Bởi đây là nơi tiếp đón đoàn nhà trai nên cần phải được bài trí sao cho đẹp mắt. Đồng thời, chuẩn bị
nước uống, hoa quả, bánh kẹo để có thể tiếp đón đoàn nhà trai một cách chu đáo nhất.
Sắp xếp chỗ đỗ xe hoặc đỗ thuyền, ghe cho nhà trai. Hạn chế những vướng víu nhỏ có thể xảy ra
làm ảnh hưởng đến ấn tượng nhà trai trong lần đầu ra mắt nhà gái.
Cuối cùng đó là chuẩn bị sẵn cơm để có thể tiếp đãi khách sau buổi thăm hỏi. Mâm cỗ trong ngày
dạm ngõ không cần phải quá cầu kỳ nhưng cũng phải đảm bảo tươm tất và đầy đặn. Như vậy thì mới
cho thấy sự hiếu khách của nhà gái.
9. Nhà gái cần chuẩn bị cơm để đãi khách
4. Thủ tục cho một buổi lễ dạm ngõ tại miền Tây
Trình tự của một buổi lễ dạm ngõ miền Tây đã được định trước theo trình tự là:
Theo đúng ngày, giờ đã được hẹn từ trước, nhà trai sẽ đến nhà gái. Đại diện nhà trai sẽ
giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ. Sau đó là trình bày lý do đến nhà cái, trao tráp cùng
với lễ vật đã chuẩn bị. Cuối cùng là ngỏ ý xin phép để hai con được chính thức được tìm
hiểu và đi lại để có thể tính đến chuyện trăm năm.
Đại diện nhà gái sau khi nhà trai thực hiện xong sẽ cảm ơn và giới thiệu lại rồi nhận lễ vật.
10. Thủ tục của buổi dạm ngõ khá đơn giản
Cha mẹ cô dâu tương lai sẽ dâng trái cây cùng với lễ vật dạm ngõ của nhà trai lên bàn thờ
gia tiên sau khi đồng ý lời xin phép của nhà trai. Sau đó là thắp hương để báo cáo ông bà
tổ tiên.
Cả hai nhà sẽ cùng nhau ngồi trao đổi và bàn bạc về đám hỏi, đám cưới của 2 bên về thời
gian, lễ vật,…
Kết thúc buổi lễ, nhà gái có thể mời nhà trai ở lại, dùng bữa cơm thân mật để 2 bên có cơ
hội giao lưu với nhau nhiều hơn.
5. Những điều cần chú ý khi tổ chức lễ dạm ngõ miền Tây
Để lễ dạm ngõ miền Tây được diễn ra suôn sẻ, hai bên gia đình cần chú ý:
Xem ngày và thời điểm dạm ngõ thích hợp một cách cẩn thận, chu đáo.
Chuẩn bị đầy đủ các món lễ vật mà nhà cái yêu cầu. Đồng thời, kiểm tra đầy đủ trước khi
đi đến nhà gái để đảm bảo không thiếu sót.
Chú ý đến phương tiện đi lại đảm bảo đúng giờ, không làm lỡ dở công việc trọng đại này.
11. Lưu ý đến việc di chuyển để buổi lễ được diễn ra đúng giờ
Như vậy là những thông tin về lễ dạm ngõ miền Tây đã được Trang Kim Luxury giới thiệu đến bạn.
Hy vọng chúng đã giúp bạn có thể tổ chức được một buổi lễ dạm ngõ thật tươm tất.