kiem tra, doi chieu truoc khi lap bao cao tai chinh, bctc, kiểm tra số dư trước khi lập báo cáo tài chính, kiêm tra bctc, báo cáo tài chính năm
1 of 1
More Related Content
Một số điểm cần kiểm tra, đối chiếu trước khi lập bctc
1. Dịch vụ kế toán Vĩnh Phát - Hotline:0917.876.660
https://www.facebook.com/dichvuketoanvinhlong
Hàng năm trước khi lập báo cáo tài chính gửi cơ quan thuế, kế toán phải rà soát thật kỹ
các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để tránh những sai sót. Nhân viên kế toán cần kiểm
tra lại số dư các tài khoản như sau:
1/ Kiểm tra số dư cuối kỳ tài khoản 111 (sổ quỹ tiền mặt). Số dư cuối kỳ không được
âm ở bất kỳ thời điểm nào.
2/ Kiểm tra số dư cuối kỳ tài khoản 112 (tiền gửi ngân hàng) có bằng số cuối kỳ trên sổ
phụ ngân hàng?
3/ Kiểm tra số dư cuối kỳ tài khoản 133 trên bảng cân đối tài khoản đã khớp với báo
cáo thuế hàng tháng?
4/ Đối chiếu số dư cuối kỳ tài khoản 142 (chi phí trả trước ngắn hạn) và 242 (chi phí trả
trước dài hạn) với bản theo dõi chi tiết phân bổ CCDC. Nếu không trùng thì kiểm tra lại
chi tiết phân bổ, định khoản sai hoặc thiếu?
5/ Kiểm tra số dư cuối kỳ tài khoản 156 (hàng tồn kho) đối chiếu với số dư cuối kỳ trên
bảng tổng hợp xuất nhập tồn của hàng hoá tồn kho. Cũng tương tự thế ta đối chiếu với
tài khoản 152…
6/ Tương tự như (4) thì kiểm tra số dư cuối tài khoản 241 (trích khấu hao TSCĐ) trên
bảng cân đối kế toán có bằng với số luỹ kế trong bảng theo dõi trích khấu hao TSCĐ?
7/ Kiểm tra số dư cuối kỳ tài khoản 333 (thuế phải nộp); chi tiết cho từng tài khoản
33311 (thuế GTGT), 3334 (TNDN), 3335 (TNCN), 3338 (môn bài)…Xem số thuế còn
phải nộp có trùng khớp với số dư bên có các tài khoản nêu trên không? Hoặc ngược lại
nộp thừa thì bằng với số dư bên nợ?
8/ Chắc chắn rằng các tài khoản loại 5,6,7,8,9 không có số dư cuối kỳ
Trên đây chỉ là một số điểm cơ bản được nêu, bên cạnh đó còn nhiều bước kiểm tra để
hạn chế tối đa sai sót khi ra báo cáo tài chính.