Cập nhật: Ngày 14 tháng 03 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI
1 of 21
Download to read offline
More Related Content
Mày đay mạn - YDAACI
1. MÀY ĐAY MẠN
Nhóm Bác Sĩ Trẻ
Dị Ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng
YDAACI
fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls
2. Nội dung
1. Định nghĩa
2. Sinh bệnh học
3. Phân loại và chẩn đoán
4 Điều trị
3. Định nghĩa
❖ Mày đay mạn: sự xuất hiện tái diễn của mày đay (ban đỏ hoặc sẩn), phù
mạch hoặc cả hai, ≥ 6 tuần.
⮚ Mày đay: hay còn được gọi là ban đỏ hoặc sẩn có đặc điểm:
• sưng gồ lên ở vùng trung tâm, xung quanh là ban đỏ với nhiều kích cỡ
• Ngứa
• Thời gian tồn tại của 1 tổn thương từ 30 phút đến 24 giờ.
⮚ Phù mạch: sự sưng phù của lớp dưới da, dưới niêm mạc
• thường không đối xứng
• Vị trí: môi, má, mắt, chi, sinh dục
• Cảm giác đau nhẹ, tê, ngứa râm ran.
• Thời gian tồn tại có thể lâu hơn tổn thương mày đay: từ vài phút đến 3
ngày (phụ thuộc mức độ trầm trọng ban đầu)
The EAACI/GA²LEN/EDF/WAO guideline for the definition, classification, diagnosis and management of urticaria, Allergy 2018
4. Sinh bệnh học
Autoimmune Theories of Chronic Spontaneous Urticaria, 2019
Cơ chế miễn dịch +
không miễn dịch
Thoát hạt tế bào mast
+ basophil
Giải phóng histamin,
progtadgladin,
leucotrien
Mày đay + phù mạch +
ngứa
5. Sinh bệnh học
Urticaria: Collegium Internationale Allergologicum (CIA) Update 2020
Cơ chế
Miễn dịch
Type I: kháng thể
kháng IgE kháng
tự kháng nguyên
(phần lớn hơn)
Type IIb: tự
kháng thể gắn
trực tiếp và hoạt
hóa tế bào mast
Không miễn dịch
Rối loạn con
đường tín hiệu
nội bào trong tế
bào mast và
basophil >>
khiếm khuyết
vận chuyển và
chức năng tế
bào
(IgG- anti-TPO)
(TPO,TG,TF, IL-24)
6. Phân loại
The EAACI/GA²LEN/EDF/WAO guideline for the definition, classification, diagnosis and management of urticaria, Allergy 2018
Chronic spontaneous urticaria: Clinical manifestations, diagnosis, pathogenesis, and natural history, uptodate 2022
❖ Tình trạng đi kèm
⮚ Dị ứng: viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa, hen
(ít,chủ yếu liên quan ở trẻ vị thành niên)
⮚Tự miễn: rối loạn tuyến giáp tự miễn (hasimoto, grave’s);
Sjogreen syndrome, SLE, viêm khớp dạng thấp; ANA dương
tính; người lớn
⮚Ác tính: ít liên quan, không chỉ định sàng lọc thường quy
CSU
• Mày đay do nóng (tắm nước nóng, thời tiết khô
• Áp lực (vùng tì đè, thắt lưng,..) >> mày đay áp lực muộn;
• Da vẽ nổi,
• Mày đay do lạnh,
• Mày đay ánh sáng,
• Mày đay do nước
• Mày đay cholinergic ( ví dụ tang nhiệt độ cơ thể sau gắng sức)
CINDU
8. Khai thác tiền sử
1.Thời gian khởi phát bệnh, thời gian của sẩn
2. Hình dạng, kích cõ, tấn suất/thời gian và sự phân bố sẩn phù
3. Phù mạch liên quan
4. Những triệu chứng liên quan, ví dụ đau xương, khớp, sốt, đau quặn bụng
5. Tiền sử cá nhân, gia đình về sẩn phù và phù mạch
6. Gây ra bởi những tác nhân vật lý hoặc gắng sức
7. Xảy ra liên quan với thời điểm trong ngày, cuối tuần, chu kì kinh, ngày lễ
và du lịch nước ngoài.
8. Xảy ra liên quan với thức ăn hoặc thuốc (ví dụ NSAID, ức chế ACE)
9. Xảy ra liên quan với nhiễm khuẩn, stress
10. Bệnh dị ứng gần đây hoặc trước đây, bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn
hoặc nội khoa, những vấn đề về dạ dày ruột hoặc những rối loạn khác.
11. Tiền sử nghề nghiệp và xã hội, hoạt động giải trí
12. Liệu pháp đã dùng trước đây và đáp ứng với liệu pháp bao gồm liều và
thời gian dùng
13. Quá trình/kết quả chẩn đoán trước đây.
The EAACI/GA²LEN/EDF/WAO guideline for the definition, classification, diagnosis and management of urticaria, Allergy 2018
9. Lâm sàng
1. Đánh giá tổn thương
2. Đánh giá mức độ triệu chứng
3. Đánh giá các dấu hiệu toàn thân
10. Test
• Kích thích dấu vẽ nổi da
• Kích thích trong các trường hợp nghi ngờ mày đay vật lý
11. Xét nghiệm
• Không chỉ định thường quy nếu khai thác bệnh sử, tiền sử không gợi ý căn
nguyên dị ứng hoặc bệnh hệ thống
1. công thức máu
- giảm bạch cầu ái toan (<50 tb/microL), giảm basophil: 5-10% BN CSU; liên
quan đến tự miễn, bệnh nặng hơn, kéo dài hơn, kém đáp ứng với điều trị
kháng H1 và omalizumab
- Tăng bạch cầu ái toan: đánh giá các rối loạn atopi hoặc nhiễm kí sinh trùng
2. Máu lắng, CRP
- Tăng liên quan với bệnh nặng hơn, kém đáp ứng với kháng H1 >> cần
đánh giá bệnh hệ thống (tự miễn, khớp, nhiễm khuẩn): ANA, viêm gan B,C,
…
3. Xét nghiệm liên quan đến tuyến giáp: đánh giá TSH, anti TPO, anti-Tg ở
CSU người lớn. Bệnh tuyến giáp tự miễn không phổ biến ở trẻ em
Chronic spontaneous urticaria: Clinical manifestations, diagnosis, pathogenesis, and natural history, uptodate 2022
12. Xét nghiệm
4. Sinh thiết da:
- không được thực hiện thường quy trong chẩn đoán CSU.
- Tiến hành khi:
• Nghi ngờ mày đay viêm mạch (tổn thương kéo dài >24h, đau
nhiều hơn ngứa, có đặc điểm của ban xuất huyết hoặc kèm
theo ban xuát huyết, để lại vết tăng sắc tố sau hết tổn thương)
• CRP/ máu lắng và hoặc triệu chứng hệ thống (đau khớp, sốt)
• Không đáp ứng với kháng histamin H1
• Nghi ngờ mastocytosis
Chronic spontaneous urticaria: Clinical manifestations, diagnosis, pathogenesis, and natural history, uptodate 2022
13. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán
The EAACI/GA²LEN/EDF/WAO guideline for the definition, classification, diagnosis and management of urticaria, Allergy 2018
14. Diễn tiến tự nhiên
• Bệnh tự giới hạn, thời gian trung bình 1-5 năm
• Yếu tố liên quan đến bệnh dai dẳng: bệnh nặng, phù mạch kèm
theo và bệnh tuyến giáp tự miễn, test huyết thanh tự thân
dương tính.
Chronic idiopathic urticaria: prevalence and clinical course, 2007
15. Điều trị
• Mục đích: kiểm soát triệu chứng
• Tránh những yếu tố gây khởi phát hoặc làm nặng triệu chứng
như NSAID, nóng, lạnh, tỳ đè,…
• Thuốc
The EAACI/GA²LEN/EDF/WAO guideline for the definition, classification, diagnosis and management of urticaria, Allergy 2018
17. Điều trị
❖ Một số thuốc khác
• Kháng H2: phối hợp kháng H1; Citetidine: làm tăng thời gian
bán thải của kháng H1; Ranitidine phối hợp diphengydramine
• Kháng leucotrien: phối hợp kháng H1 có hiệu quả trong những
trường hợp mày đay mạn liên quan NSAID, giả dị ứng hoặc
mày đay tự miễn có test huyết thanh tự thận dương tính.
• Corticoid: Prednisolone 20-50 mg/ngày x tối đa 10 ngày
18. Kiểu hình liên quan đến đáp ứng điều trị
Urticaria: Collegium Internationale Allergologicum (CIA) Update 2020
Các đặc điểm Type I vo với Type IIb
Kháng thể Type I: Auto-IgE ( kháng TPO,TG, TF, IL-24
Type IIb: auto-IgG ( kháng IgE, FcεRI)
Chẩn đoán Type I: IgE toàn phần và IgE đặc hiệu với tự kháng nguyên
Type IIb: bộ 3 dương tính: BHRA/BAT; ASST, WB/ELISA
Hoạt động bệnh/mức độ nặng Xu hướng cao hơn ở type IIb
Thời gian bệnh Xu hướng kéo dài hơn ở type IIb
Tỷ lệ đồng mắc bệnh tự miễn Xu hướng cao hơn ở type IIb
Tỷ lệ đồng mắc bệnh dị ứng Có thể cao hơn ở type I
IgE toàn phần Thấp hơn type IIb, bình thường hoặc cao ở type I
Giảm bạch cầu basophil Có thể cao hơn ở type IIb
Giảm eosinophil Có xu hướng cao hơn ở type IIb
CRP Có thể cao hơn ở type IIb
ANA dương tính Có thể cao hơn ở type IIb
Tỷ lệ đáp ứng kháng histamin H1 Có thể thấp hơn ở type IIb
Tỷ lệ đáp ứng omalizumab Cao hơn type I, thấp hơn ở type II
Tốc độ đáp ứng omalizumab Chậm hơn ở type IIb
Liệu pháp ức chế miễn dịch Có thể hiệu quả ở type IIb
19. Đánh giá bệnh hoạt động
• Điểm hoạt động mày đay: UAS7
• Điểm chất lượng cuộc sống
Điểm sẩn Điểm ngứa
0 = Không sẩn 0 = Không ngứa
1 = Nhẹ (< 20 sẩn) 1 = Nhẹ ( có ngứa nhưng không gây khó chịu)
2 = Trung bình (20-50 sẩn) 2 = Trung bình ( ngứa gây khó chịu nhưng
không ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày
hoặc giấc ngủ)
3 = Nặng ( > 50 sẩn) 3 = Nặng (ngứa nhiều, ảnh hưởng đến hoạt
động hằng ngày hoặc giấc ngủ
20. Kết luận
• Mày đay mạn: sự xuất hiện tái diễn của mày đay (ban đỏ hoặc
sẩn), phù mạch hoặc cả hai, ≥ 6 tuần
• Cơ chế bệnh sinh tự miễn type I và type Iib
• Chẩn đoán: CSU và CINDU
• Điều trị: theo EAACI/GA²LEN/EDF/WAO guideline
- Tránh yếu tố bệnh nguyên, điều trị triệu chứng (kháng histamin,
omalizumab, cyclosporin A)
- CSU tự miễn type I có xu hướng đáp ứng tốt hơn với kháng
histamin và omalizumab hơn type IIb
21. THANK YOU!
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
Mail: bsdiungmdls@gmail.com
Facebook: fb.com/YDDACI
ݺߣshare: slideshare.net/YDAACIdiungmdls
Thông tin cập nhật đến 14.03.2022
Mọi hướng dẫn có thể thay đổi khi có thêm kết quả
từ các thử nghiệm lâm sàng