1. Câu 1 : Liên kết trong phân tử halogen X2
A. bền. B. rất bền. C. không bền lắm. D. rất kém bền.
Câu 2 : Khả năng hoạt động hoá học của các đơn chất halogen là
A. mạnh. B. trung bình. C. kém. D. rất kém.
Câu 3 : Nguyên tố nào sau đây trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hoá –1 ?
A. Clo. B. Flo. C. Brom. D. Cả A, B và C.
Câu 4 : Chỉ ra nội dung sai :
A. Trong hợp chất, halogen luôn có số oxi hoá –1.
B. Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá.
C. Phân tử halogen X2 dễ bị tách thành 2 nguyên tử X.
D. Các nguyên tố halogen có độ âm điện tương đối lớn.
Câu 5 : Chỉ ra nội dung sai : “Trong nhóm halogen, từ flo đến iot ta thấy ...”.
A. trạng thái tập hợp : Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và rắn. B. màu sắc : đậm dần.
C. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi : giảm dần. D. độ âm điện : giảm dần.
Câu 6 : Nguyên tố clo không có khả năng thể hiện số oxi hoá : A. +3 B. 0 C. +1 D. +2
Câu 7 : Chỉ ra đâu không phải là đặc điểm chung của tất cả các halogen ?
A. Nguyên tử halogen dễ thu thêm 1 electron.
B. Các nguyên tố halogen đều có khả năng thể hiện các số oxi hoá –1, +1, +3, +5, +7.
C. Halogen là những phi kim điển hình.
D. Liên kết trong phân tử halogen X2 không bền lắm, chúng dễ bị tách thành 2 nguyên tử halogen X.
Câu 8 : Khí clo nặng hơn không khí A. 1,2 lần. B. 2,1 lần. C. 2,5 lần. D. 3,1 lần.
Câu 9 : Nước clo có màu : A. vàng rơm. B. vàng nhạt. C. vàng lục. D. vàng da cam.
Câu 10. Chỉ ra nội dung sai :
A. Đơn chất clo là chất khí, màu vàng lục. B. Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính khử mạnh.
C. Khí clo tan ít trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.
D. Trong các hợp chất với oxi, clo đều có số oxi hoá dương.
Câu 11. Đâu không phải là đặc điểm của phản ứng giữa khí clo với kim loại ?
A. Tốc độ phản ứng nhanh. B. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
C. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm.
D. Tạo ra muối clorua trong đó kim loại có số oxi hoá thấp.
Câu 12: Từ bột Fe và một hoá chất X có thể điều chế trực tiếp được FeCl3. Vậy X là :
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch CuCl2. C. Khí clo. D. Cả A, B, C đều được.
Câu 13 : Hỗn hợp khí hiđro và khí clo nổ mạnh nhất khi tỉ lệ mol giữa hiđro và clo là
A. 1 : 1 B. 1 : 2. C. 2 : 1 D. Bất kì tỉ lệ nào.
Câu 14: Chỉ ra đâu không phải là tính chất của nước clo ?
A. Có màu vàng lục. B. Có mùi hắc. C. Có tính khử mạnh. D. Có tính tẩy màu.
Câu 15: Chỉ ra nội dung đúng:
A. Khí clo không phản ứng với khí oxi. B. Khí clo phản ứng với khí oxi tạo ra Cl2O.
C. Khí clo phản ứng với khí oxi tạo ra Cl2O5. D. Khí clo phản ứng với khí oxi tạo ra Cl2O7.
Câu 16 : Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ tím vào nước clo :
A. Quỳ tím không đổi màu. B. Quỳ tím hoá đỏ.
C. Quỳ tím mất màu. D. Lúc đầu quỳ tím hoá đỏ, sau đó mất màu.
Câu 17: Trong tự nhiên, clo có hai đồng vị bền là :
A. 35Cl và 36Cl B. 34Cl và 35Cl C. 36Cl và 37Cl D. 35Cl và 37Cl
Câu 18: Chỉ ra nội dung sai :
A. Clo là phi kim rất hoạt động. B. Clo là chất khử trong nhiều phản ứng hoá học.
C. Trong các hợp chất, clo chỉ có số oxi hoá –1. D. Clo là chất oxi hoá mạnh.
Câu 19. Chỉ ra phương trình hóa học của phản ứng sản xuất clo trong công nghiệp :
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O
B. 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 2KCl + 8H2O
C. 2NaCl + 2H2O đpdd m.n Cl2↑ + H2↑ + 2NaOH
®
D. NaCl Na + 1/2Cl2↑
pnc
→
Câu 20: Không được dùng phương pháp nào sau đây để nhận biết khí clo ?
2. A.Quan sát màu sắc của khí. B.Ngửi mùi của khí. C. Dùng quỳ tím ẩm.
D. Hoà tan vào nước tạo ra dung dịch màu vàng lục làm mất màu quỳ tím.
Câu 21: Ở 200C, dung dịch HCl đặc nhất có nồng độ : A. 20%. B. 37%. C. 68%. D. 98%.
Câu 22: Tính chất của axit clohiđric :
A. Là axit mạnh, có tính oxi hoá, có tính khử.
B. Là axit mạnh, có tính oxi hoá, không có tính khử.
C. Là axit mạnh, có tính khử, không có tính oxi hoá.
D. Là axit mạnh, tác dụng được với các kim loại đứng trước hiđro trong dãy điện hoá, có tính khử, không có tính
oxi hoá.
Câu 23: Điều chế khí hiđro clorua bằng cách :
A. cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng.
B. cho dung dịch NaCl tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng.
C. cho dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 và đun nóng.
D. cho tinh thể NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 và đun nóng.
Câu 24: Khi để nước Gia-ven trong không khí, có phản ứng hoá học xảy ra là :
A. 2NaClO + CO2 + H2O → Na2CO3 + 2HClO. B. NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO.
C. NaClO + O2 → NaClO3. D. NaClO → NaCl + O (oxi nguyên tử).
Câu 25: Khi để bột clorua vôi trong không khí, có phản ứng xảy ra là :
A. CaOCl2 + H2O → Ca(OH)2 + Cl2 B. 2CaOCl2 + CO2 → CaCO3 + CaCl2 + Cl2O
C. 2CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HCl D. CaOCl2 → CaCl2 + O (oxi nguyên tử)
Câu 26. Khí flo không tác dụng trực tiếp với :
A. O2 và N2. B. Au và Pt. C. Cu và Fe. D. Cả A, B và C.
Câu 27. Chất nào được dùng để khắc chữ lên thủy tinh ?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HF. C. Dung dịch H2SO4 đặc. D. Dung dịch HClO4.
Câu 28: Chỉ ra nội dung đúng: A. Flo là nguyên tố phi kim mạnh nhất. B. Flo là chất oxi hoá rất mạnh.
C. Flo là phi kim có tính oxi hoá mạnh. D. Cả A và B.
Câu 29 : Trong các chất sau, chất nào dễ tan trong nước ? A. AgI B. AgBr C. AgF D. AgCl
Câu 30: Cho các chất : O2, F2, Cl2. Chất chỉ có tính oxi hoá là :
A. O2 B. F2 C. Cl2 D. Cả A, B và C.
Câu 31: Chất nào được dùng để tráng lên phim ảnh ? A. AgCl B. AgBr C. AgI D. AgF
Câu 32: Phản ứng hoá học dùng để điều chế brom là :
A. 4HBr + MnO2 Br2↑ + MnBr2 + 2H2O
t0
→ B. 2NaBr + Cl2 → Br2 + 2NaCl
®
C. 2NaBr 2Na + Br2 D. 2NaBr + 2H2O ®
→ → 2NaOH + Br2 + H2
pnc pnc
Câu 33: Chỉ ra phát biểu sai :
A. Nước clo là dung dịch của khí clo trong nước. B. Nước flo là dung dịch của khí flo trong nước.
C. Nước iot là dung dịch của iot trong nước. D. Nước brom là dung dịch của brom trong nước.
Câu 34: Trong sản xuất, oxi được dùng nhiều nhất
A. để làm nhiên liệu tên lửa. B. để luyện thép. C.trong công nghiệp hoá chất. D. để hàn, cắt kim loại.
Câu 35: Oxi sử dụng trong công nghiệp luyện thép chiếm bao nhiêu % lượng oxi sản xuất ra ?
A. 5% B. 10% C. 25% D. 55%
Câu 36: Sản xuất oxi từ không khí bằng cách :
A. hoá lỏng không khí. B. chưng cất không khí lỏng.
C. chưng cất phân đoạn không khí. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 37: Chất khí màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng là : A. Cl2 B. SO2 C. O3 D. H2S
Câu 38. Chỉ ra phương trình hóa học đúng:
to th ê n g
A. 4Ag + O2 → 2Ag2O to th ê n g
B. 6Ag + O3 → 3Ag2O
t th ê n g
o
C. 2Ag + O3 → Ag2O + O2 t th ê n g
o
D. 2Ag + 2O2 → Ag2O + O2
Câu 39 : Chỉ ra nội dung sai :
A. Sα và Sβ khác nhau về công thức phân tử. B. Sα và Sβ khác nhau về cấu tạo tinh thể.
C. Sα và Sβ có tính chất hoá học giống nhau. D. Sα và Sβ khác nhau về một số tính chất vật lí.
Câu 40 : Trong công nghiệp, không sản xuất chất nào ? A. S B. H2S C. SO2 D. SO3