đề tài nghiên cứu tiểu luận cá nhân. bản chưa đủ vui lòng liên hệ nhận bản chính - đầy đủ
1 of 3
Download to read offline
More Related Content
ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIAI CẤP NÔNG DÂN THỰC HIỆN THÀNH CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIAI CẤP NÔNG DÂN THỰC HIỆN THÀNH
CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
Mở đầu:
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hàng ngàn năm, nước ta là một nước nông nghiệp. Trước năm 1945
nước ta có hơn 90 (%) dân số sống bằng nông nghiệp. Và giờ đây, tuy
các ngành công nghiệp phát triển mạnh nhưng tính đến 1/4/2011, dân số
Việt Nam là 87.610.947 người, trong đó dân số dân số nông thôn chiếm
69,4%. Với đặc điểm là một nước diện tích đất nông nghiệp lớn chiếm
262.805 km2 (chiếm tới 79,4%) trong khi đó, tổng diện tích cả nước
330.951 km2, có xuất phát điểm nông nghiệp nông thôn, dân số đông,
điều kiện tự nhiên thuận lợi phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp nông
thôn... Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước đang bước vào thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới, nông dân, nông nghiệp
và nông thôn nước ta đứng trước những thách thức nghiệt ngã bởi nền
nông nghiệp vẫn là nền sản xuất nhỏ, kém phát triển, kỹ thuật sản xuất
phổ biến vẫn còn thủ công, lạc hậu, nông sản hàng hóa chưa nhiều, sức
cạnh tranh còn kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thu
nhập và đời sống của nông dân còn thấp, tỉ lệ nghèo đói chiếm khá cao;
trình độ dân trí của dân cư nông thôn còn hạn chế. Hội nông dân- người
đại diện cho giai cấp nông dân, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng của
nông dân phải tổ chức, vận động và tạo điều kiện để nông dân- lực
lượng đông đảo nhất trong nhân dân, đội quân chủ lực của cách mạng,
phát huy sức mạnh trong thời kỳ mới để xứng đáng “là một lực lượng cơ
bản trong việc xây dựng nông thôn mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp
công nghiệp hóa”. Nhằm nâng cao hơn vai trò và tầm quan trọng của
giai cấp nông dân ở nước ta hiện nay, được sự hướng dẫn của giảng viên
khoa Nhà nước – pháp luật tại học viện Báo chí – tuyên truyền qua môn
học Đảng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội tôi quyết định chọn đề tài:
2. “Đảng lãnh đạo giai cấp nông dân thực hiện thành công nhiệm vụ công
nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn ở nước ta cho đến nay
không phải là đề tài mới nhưng các vấn đề nghiên cứu nông nghiệp nông
thôn vẫn cần phải có những công trình khoa học mới và phù hợp với
thực tiễn hơn. Một số công trình nghiên cứu đã được đưa ra các buổi tọa
đàm, hội thảo bàn luận khoa học về vấn đề nông nghiệp nông thôn ở
nước ta và được ghi nhận như:
Cuốn sách ĐCSVN lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn
hiện nay của tiến sĩ Ngô Huy Tiếp, Nxb Chính trị Quốc gia, 2010.
Cuốn sách Nông nghiệp và nông thôn trên con đường CNH, HĐH và
hợp tác hóa, dân chủ hóa, của tác giả Vũ Oanh, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1998.
Đề tài nghiên cứu khoa học: Công tác vận động nông dân trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Nông nghiệp,
Hà Nội, 1999.
Bài viết Chính sách và giải pháp cho nông dân, nông nghiệp và nông
thôn hiện nay, của Nguyễn Thanh Bạch in trên Tạp chí Nghiên cứu kinh
tế, 1-1999.
Bài viết Một số vấn đề về lao động và việc làm trong nông nghiệp, nông
thôn nước ta hiện nay của Phạm Xuân Dũng in trên Tạp chí Quản lý nhà
nước, số 6-2000.
Bài viết GCND và Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục góp phần thực hiện
thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, của Vũ Ngọc
Kỳ in trên Tạp chí Cộng sản tháng 10/2005.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích:
Nhiệm vụ: Nhiệm vụ thứ nhất: làm rõ cơ sở lý luận về Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo xây dựng GCND thực hiện thành công nhiệm vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay
trong giai đoạn hiện nay; Nhiệm vụ thứ 2, đánh giá đúng thực trạng
Đảng lãnh đạo xây dựng GCND, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên
3. nhân; Nhiệm vụ thứ 3, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ
yếu để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng GCND
Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử - lôgic: Phương pháp này cho
phép đi sâu phân tích sự biến đổi, phát triển của GCND trong những
năm vừa qua, đánh giá, nhận xét được ưu, khuyết điểm của GCND
hiện nay.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát và tổng kết thực tiễn về GCND; sự
lãnh đạo xây dựng GCND của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
+ Phương pháp so sánh: So sánh với tính chất, quy mô, cơ cấu, bản chất
và các giải pháp xây dựng GCND của các nước, các khu vực… Từ đó
rút ra những đặc điểm chung, phổ biến và đặc thù, tìm kiếm những giá
trị tham khảo cho nghiên cứu tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với
việc xây dựng GCND ở Việt Nam.
+ Phương pháp thống kê và một số phương pháp mang tính bổ trợ khác
(khoa học kinh tế, khoa học pháp lý, khoa học quản lý,…)
5. Kết cấu.
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu, 3 chương thể hiện các nội dung
nghiên cứu thì còn phần mục lục, tên đề tài và các tài liệu tham khảo.