1. Hiệu quả của Spacaps trong điều trị
khô âm đạo tại Bệnh viện Từ Dũ
Thực hiện đề tài:
TS.BS Phạm Việt Thanh
TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy
BS. Phạm Thanh Hải
BS.Ngô Thị Yên
CN.Nguyễn Hoàng Bảo Sơn
2. Tóm tắt nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng không đối chứng trên 100
phụ nữ có triệu chứng khô âm đạo được sử dụng
Spacaps (Phytoestrogen) trong 3 tháng
Kết quả: triệu chứng khô âm đạo cải thiện đáng kể
sau khi kết thúc 1 đợt điều trị: ngứa âm đạo giảm
89,4%, chảy máu sau giao hợp giảm 87,8%, đau
khi giao hợp giảm 84,1%, nóng rát âm đạo giảm
85,05%, tự cảm thấy khô âm đạo giảm 82,2%
Kết luận: Spacaps (Phytoestrogen) an toàn và cải
thiện tốt tình trạng khô âm đạo ở phụ nữ
3. Đặt vấn đề
40-60% phụ nữ gặp phải triệu chứng khô
âm đạo trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn
kinh
Hiện tại, để điều trị tình trạng khô âm đạo
nhiều phụ nữ sử dụng phytoestrogen.
Tại Việt Nam phytoestrogen được bổ sung
dưới dạng thực phẩm chức năng trong
viên Spacaps với mục đích là cải thiện
triệu chứng khô âm đạo
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thử nghiệm lâm sàng không
đối chứng
Dân số nghiên cứu: phụ nữ tại TP.HCM có
triệu chứng khô âm đạo đến khám tại bệnh
viện Từ Dũ
Tiêu chuẩn chọn mẫu: có triệu chứng khô
âm đạo, đang được theo dõi tại BV Từ Dũ
Tiêu chuẩn loại trừ: đã sử dụng nội tiết tố
thay thế, có bệnh lý phụ khoa
5. Tiến hành nghiên cứu
Đối với 1 số bệnh nhân (1 đợt điều trị Spacaps
- phytoestrogen) phát thuốc như sau:
- Lần đầu khám nhận phát 56 viên thuốc uống 2
viên x 2 lần/ngày và hẹn 2 tuần sau khám lại
- Kể từ lần khám 2 phát 28 viên thuốc uống 1
viên x 2 lần/ngày uống trong 2 tuần và hẹn tái
khám sau 2 tuần
- Sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ được tư
vấn tái khám hàng tháng để đánh giá hiệu quả
cũng như tác dụng phụ của thuốc.
7. Kết quả nghiên cứu
Triệu chứng khô âm đạo cải thiện đáng kể
khi kết thúc 1 đợt điều trị: ngứa âm đạo
giảm 89,4%, chảy máu sau giao hợp giảm
87,8%, đau khi giao hợp giảm 84,1%, nóng
rát âm đạo giảm 85,05%, tự cảm thấy khô
âm đạo giảm 82,2%
Tác dụng phụ ít xuất hiện và là các tác
dụng không đáng lo ngại
(Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên
Tạp chí y học thực hành TP.HCM tập 16,
phụ bản số 2 năm 2012)