Bộ nhật ký ảnh sống động là minh chứng về trận chiến trong suốt 3 tháng tuổi đầu đời của em bé sinh non 4 tháng.
1 of 35
Download to read offline
More Related Content
Nhật ký ảnh 100 ngày đầu đời đầy ám ảnh của một em bé sinh non
1. Nhật ký ảnh 100 ngày đầu đời đầy ám
ảnh của một em bé sinh non
Bộ nhật ký ảnh sống động là minh chứng về trận chiến
trong suốt 3 tháng tuổi đầu đời của em bé sinh non 4
tháng.
Bé Lenny Harrison bị sinh non ở tháng thứ 5 của thai kỳ
(sớm hơn 4 tháng so với thời điểm dự sinh) và chỉ nặng
chưa đầy 0.45 kg. Em chỉ kịp được lướt qua vòng tay ấm
áp của cha mẹ trong vài giây trước khi bị chuyển tới
phòng chăm sóc đặc biệt ngay sau khi chào đời.
Lúc đó, bệnh viện đã cảnh báo bố mẹ của bé là Shelley và
Dean về việc em có thể sẽ không thể tự thở được và gia
đình hãy chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy đến. Quyết
tâm trân trọng từng khoảnh khắc ở bên con, bố mẹ Lenny
đã chụp hình lại 100 ngày đầu đời của em.
Bé Lenny hiện được 17 thángtuổi và bộ Nhật ký ảnh sống
động chính là minh chứng đầy tự hào về trận chiến không
2. mệt mỏi trong suốt 3 tháng tuổi đầu đời với bệnh xuất
huyết não, chứng huyết khối (sự tạo thành cục máu đông
trong huyết quản)và bệnh phổi mà em đã phải trải qua để
giành lại sự sống cho chính mình.
Với cân nặng chưa đầy 0.45 kg và bị bao quanh bởi hàng
tá những máy móc theo dõi, các ống dẫn là hình ảnh đau
lòng được chụp trong ngày bé Lenny Harrison chào đời.
Và cuối cùng, 100 ngày sau tấm hình đầu tiên và 2 tuần
trước khi em chính thức được về nhà, bố mẹ em đã chụp
tấm ảnh cuối cùng của album với nụ cười hạnh phúc trên
môi.
3. Ngày thứ nhất: Cân nặng chưa đầy 0.45kg, nhẹ hơn cả
một gói đường, Lenny Harrison đã sinh non 4 tháng so
với ngày dự sinh.
Lenny hiện nay đã trở thành một cậu bé 17 tháng tuổi
khoẻ mạnh và bộ Nhật ký ảnh chính là những hồi ức sinh
động về cuộc đấu tranh dũng cảm của em với cuộc sống.
Mẹ Shelley của em chia sẻ: “Đôi khi thật khó để xem lại
những tấm hình này. Tôi đã khóc và nghĩ làm thế nào mà
4. chúng tôi đã vượt qua được những ngày tháng đó. Và tôi
hiểu rằng thật may mắn khi Lenny vẫn ở bên cạnh chúng
tôi tới bây giờ. Lenny sẽ không thể nhớ rõ bất kỳ ngày nào
trong cuộc hành trình này khi con lớn lên nhưng chúng
tôi sẽ kể lại để con biết rằng con đã từng mạnh mẽ như
thế nào. Và chúng tôi rất vui khi có bộ Nhật ký ảnh này để
cho con thấy được tất cả những điều con đã phải trải qua.
Bức ảnh chúng tôi bế Lennykhi lần đầu con về nhà chính
là một trong những tấm hình đáng yêu nhất. Đó là khoảng
thời gian đầy ý nghĩa khi chúng tôi cùng con rời bệnh
viện về nhà và cũng là lần đầu tiên tôi được chạm vào,
được ngửi mùi thơm và hôn lên làn da của con mình. Tôi
cảm thấy cả gia đình mình đang ngập tràn trong tình yêu
thương".
Tháng 11 năm 2013, Shelley lúc đó mới mang thai ở tuần
thứ 24 đã được đưa đến viện Epsom sau khi trải qua một
cơn đau lưng. Cô và chồng được bác sĩ hộ sinh cho biết
cô đang đau đẻ và cổ tử cung đã mở hoàn toàn, nghĩa là
cô sẽ phải sinh em bé ngay.
5. “Tôi đã thực sự sốc và vợ chồng tôi chỉ biết nhìn nhau với
suy nghĩ không thể tin nổi chuyện gì đang xảy ra”,
Shelley cho biết. “Đứa trẻ lẽ ra còn tới 16 tuần nữa
nhưng chúng tôi được được thôngbáo con đang chuẩn bị
chào đời dù chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này hay
chưa.”
7. Sau hơn 3 tháng lo lắng và khổ sở, Shelley vàn Dean đã
được đưa Lenny trở về mái ấm của gia đình.
Mặc dù đã sẵn sàng lâm bồn nhưng Shelley được khuyên
rằng hãy cố gắng kìm lại lâu nhất có thể để tăng thêm cơ
hội sống sót cho con trai cô. Sau 16 giờ đau đớn, cô đã
sinh hạ Lenny với ngôi thai ngược (mông ra trước).
Bố em kể:“Nghe có vẻ thật kinh khủng nhưng khi Lenny
chào đời, chúng tôi đã lo rằng thậm chí sẽ không thể
được nhìn thấycon con lần đầu tiên. Được biết con phải
sinhsớm, tôi đã sợ có khi nào nhìn con chỉ như một bào
thai.Khi cố gắng hé nhìn, tôi thấy con trai mình thật sự
quá nhỏ bé và da của con dường như trong suốt. Người
con được bao phủ bởi những chiếc lông tơ trắng.”
Lenny chỉ nặng khoảng 0.45 kg (thậm chí không nặng
bằng một túi đường) đã phải rời khỏi tay bố mẹ để chuyển
vào phòng chăm sóc đặc biệt. Trong khi đó, Shelley phải
trải qua ca phẫu thuật vì cô bắt đầu bị xuất huyết. Cô
nói: “Tất cả những gì tôi muốn lúc đó là được ôm con trai
8. bé bỏng vào lòng nhưng phải vài giờ sau đó tôi mới lại
được nhìn thấy con mình.”
Khi Shelley đang ở trong phòng phẫu thuật, Lenny đã
được chuyển tới phòng sơ sinh của Bệnh viện St. George
tại Tooting, Tây Nam London. Bố mẹ của em đã chuyển
tới sau đó trong cùng ngày để gặp em lần đầu tiên.
Shelley chia sẻ: “Tôi đã rất kinh ngạc khi nhìn thấy con
trai mình, con trông thật yếu ớt. Ống dẫn và dây dợ ở
khắp nơi, thật quá đáng sợ! Chúng tôi đã ở lại cùng con
lâu nhất có thể nhưng các bác sĩ yêu cầu chúng tôi phải
về nhà và cố gắng nghỉ ngơi bởi cả hai đã không ngủ suốt
3 ngày rồi.Do đó, chúng tôi đành bất đắc dĩ rời bệnh viện
mà không có con bên cạnh.”
Các bác sĩ đã cảnh báo bố mẹ Lenny rằng em có lẽ không
thể tự thở được và gia đình hãy chuẩn bị cho tình huống
xấu nhất. Shelley kể: “Các bác sĩ đã rất thành thực với
chúng tôi ngay từ đầu và họ nói sẽ cố gắng cùng con
chiến đấu. Lenny quá yếu ớt tới mức sức ép của lồng ngực
cũng có thể giết chết con. Chúng tôi chỉ có thể hi vọng
điều tốt đẹp nhất sẽ đến và con phải tự mình chiến đấu.
9. Mọi người dường như phải nín thở để có thể nghe thấy
tiếng thở rít nhỏ xíu của con.”
Vài giờ sau đó, cặp đôi này đã phải nghe một tin tức đáng
sợ rằng con họ đang đối mặt với một cơn đau tim.
Ngày thứ 2: Lenny được chụp hình cùng với mớ dây dợ,
ống dẫn và máy móc theo dõi trong lồng chăm sóc đặc
biệt
10. Một bàn tay người lớn đặt cạnh khuôn mặt của em đủ
thấy rõ em nhỏ bé như thế nào khi mới sinh.
11. Ngày thứ 4: Bố em chạm vào bàn tay nhỏ xíu của con trai
mình bằng một đầu ngón tay.
“Chúng tôi vội vã quaytrở lại ngay để gặp con. Con trai
tôi nhìn như một con búp bê vàng vọt, máu dường như bị
rút hết khỏi người con vậy”,Shelley kể.
Gia đình nhỏ lại phải đối mặt với một cú sốc khác khi
nghe thông báo rằng cơn đau tim đã gây ra xuất huyết
12. trong não của Lenny và các bác sĩ đang chiến đấu để cứu
em một lần nữa.
Shelley chia sẻ: “Những điều đó khiến chúng tôi nhận ra
rằng cần phải trân trọngtừng giây phút ở bên con. Kể từ
khi con ra đời đã có quá nhiều thăng trầm và chúng tôi
phải chụp lại thật nhiều hình ảnh để nhắc nhớ về cuộc
chiến của con. Dean đã làm một cuốn Nhật ký ghi lại sự
cải thiện tình trạngcủa con và cũng nhằm giúp chúng tôi
duy trì suy nghĩ tích cực trong suốt khoảng thời gian đen
tối đó. Anh đã đăng những tấm ảnh lên các mạng xã hội
để cập nhật tình hình cho bạn bè cùng gia đình về việc
chúng tôi đang trải qua và chúng tôi đã nhận được nhiều
sự hỗ trợ tuyệt vời.”
Trong 5 tuần tiếp theo, Lenny đã trải qua lần xuất huyết
thứ hai ở phía bên kia não bộ, ba lần nhiễm trùng, một lần
chích ở thắt lưng, một lỗ thủng ở tim và một khối máu
đông trong phổi. Em cũng đã phải trải qua chín lần truyền
máu, phẫu thuật bằng laser và có 33 ống thông trên người
với 3 trong số đó đặt ở đầu em.
13. Ngày thứ 5: Quyết định trân trọng mỗi ngày họ ở bên
nhau như một gia đình, Shelley và Dean mỉm cười trong
hình chụp với con.
14. Ngày thứ 6: Phải truyền dinhdưỡng bằng ống dẫn, Lenny
được chụp hình khi đang nằm trong lồng chăm sóc đặc
biệt tại bệnh viện.
15. Ngày thứ 7: Liều lĩnh để được chạm vào con trai, mẹ của
Lenny nhẹ nhàng vuốt ve những ngón tay bé nhỏ của em.
Bất chấp tất cả các cuộc chiến phải trải qua, Lenny mỗi
ngày đã trở lên khoẻ mạnh hơn. Và vào tuần tuổi thứ 6,
Lenny cuối cùng đã được thông báo rằng sức khoẻ đủ ổn
định để bố mẹ có thể bế em lần đầu tiên.
Shelley kể: “Chúng tôi sẽ không bao giờ quên giây phút
ấy, nó là một sự hoà trộn đích thực của mọi cảm xúc. Tôi
16. chỉ muốn ôm chặt con vào lòng. Đầu óc tôi bị ám ảnh bởi
suy nghĩ rằng đây có thể là cơ hội duy nhất để tôi làm
điều đó. Nhưng cùng lúc đó tôi lại thấy sợ chạm vào con
bởi tất cả đám dây dợ và ống dẫn trên người con. Tôi chỉ
mong rằng mọi người hãy để chúng tôi ở riêng với nhau
và tắt toàn bộ các máy móc theo dõi. Tôi nhớ rằng mình
đã không ngừng khóc và suy nghĩ. Sau tất cả những
quãng thời gianvừa qua, thật tuyệt vời khi cuối cùng tôi
đã có thể ôm con trai mình trong vòng tay.”
17. Ngày thứ 8: Lenny đang nằm cuộn mình trong chiếc chăn
ấm bên cạnh chú gấu bông đầu tiên của em.
Ngày thứ 9: Em được chăm sóc suốt 24h mỗi ngày và cần
tới những trợ giúp y tế để có thể thở.
18. Ngày thứ 10: Lenny được chụp hình trên giường bệnh
viện với một chiếc mũ len trên đầu.
Ba tuần sau đó, các bác sĩ cuối cùng đã có thể gỡ bỏ chiếc
máy thở từng giúp em duy trì sự sống trong suốt 9 tuần
tuổi đầu đời. Và vào tháng 3 năm 2014, 100 ngày sau khi
chào đời và 2 tuần trước khi được chính thức về nhà,
Lenny đã được tháo toàn bộ các ống dẫn và dây dợ trên
người.
19. Dean tâm sự: “Đưa con về nhà là một dấu mốc tuyệt vời
mà chúng tôi đã từng tưởng rằng không bao giờ có thể
xảy ra. Lenny là một chiến binh tí hon nhưng chúng tôi
biết con sẽ không thể ở đây nếu không có những nỗ lực
tuyệt vời của các bác sĩ và y tá. Và mọi lời cảm ơn đều
không đủ để thể hiện sự biết ơn của chúng tôi.”
Kết hôn vào tháng 11 năm 2012, Dean và Shelley cho biết
việc có Lenny đã làm cho cuộc sống của cả hai càng trở
nên đặc biệt hơn. Cả gia đình họ đang ở bên nhau, cùng
với con trai của Shelley - Alfie 13 tuổi, các con gái của
Dean - Tia 13 tuổi và Teigan 11 tuổi. Shelley cho biết
: “Đã có những lúc chúng tôi tưởng rằng Lenny không thể
ở bên cạnh. Con vẫn phải thực hiệnvật lý trị liệu và kiểm
tra mắt mỗi tháng nhưng con đã vượt qua tất cả một cách
dễ dàng. Con thực sự là một đứa trẻ đáng yêu với tính
cách đáng ngưỡng mộ.”
20. Ngày thứ 11: Trong suốt 100 ngày ở bệnh viện, Lenny đã
phải chiến đấu với hàng loạt vấn đề về y tế
21. Ngày thứ 13: Con đã quaymặt về phía máy ảnh, đôi mắt
bé nhỏ của Lenny đang hé mở khi được quấn trong chiếc
chăn ấm áp.
22. Ngày thứ 16: Lenny rướn cổ ra khỏi chiếcmũ len khi nằm
cạnh chú gấu bông và chó bông
23. Ngày thứ 20: Cúi sát lồng chăm sóc đặc biệt của Lenny,
bố/mẹ em đã chụp tấm hình này của “chiến binh” dũng
cảm.
25. Ngày thứ 25: Shelleyquấn con trai mới sinh bé bỏng của
mình dưới áo sơ mi để có thể chia sẻ cùng con một
khoảnh khắc hiếm hoi của sự tiếp xúc cơ thể gần gũi.
Ngày thứ 33: Đây là bức hình ghi nhận khoảnh khắc hiếm
hoi khi mẹ ôm em thật chặt trong lòng
26. Ngày thứ 36: Ảnh chụp khi em không đội mũ len, những
chòm tóc đầu tiên của em có thể được nhìn thấy khá rõ.
27. Ngày thứ 39: Lenny đã hơn 5 tuần tuổi và lần đầu tiên em
nhìn thẳng vào máy ảnh khi được chụp hình.
28. Ngày thứ 43: Lenny đang vươn về phía bố/mẹ em trong
tấm hình đầy cảm động được chụp khi em tròn 6 tuần
tuổi.
30. Ngày thứ 46: Bố Dean chụp hình cùng con trai khi em lần
đầu tiên không còn cần tới sự hỗ trợ bất kỳ thiết bị y tế
nào.
Ngày thứ 50: Một khoảnh khắc “bình thường” đáng ghi
nhận, Shelley đang ôm và cho con bú sữa bằng bình.
31. Ngày thứ 62: Lenny nằm trong cũi và được giữ ấm với
một chiếc áo len trắng và chiếc quần màu đỏ.
33. Ngày thứ 66: Lenny được bố/mẹ bế khi đang đeo chiếc
yếm ghi “Con yêu mẹ” trên cổ
Ngày thứ 69: Cặp vợ chồng chia sẻ rằng việcđiều trị cho
con trai họ đã có chuyển biến và tình trạng của con đang
rất ổn định.
35. Ngày thứ 100: Lennyđược chụp hình trongbộ đồ ngủ con
gấu vào 2 tuần trước khi em được chính thức về nhà.
Nguồn: Sưu tầm internet