Cập nhật: Ngày 18 tháng 4 năm 2023
Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Page: https://www.facebook.com/YDAACI
1 of 2
Download to read offline
More Related Content
Nhạy cảm ánh sáng do thuốc
1. Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng –
Miễn dịch lâm sàng
fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls
NHẠY CẢM ÁNH SÁNG DO THUỐC
1. Dịch tễ: Nhạy cảm ánh sáng chiếm tới 8% các tác dụng phụ trên da do thuốc
2. Phân loại: Nhạy cảm ánh sáng do thuốc được chia thành dị ứng ánh sáng
(photoallergy) và ngộ độc ánh sáng (phototoxicity), xảy ra sau khi tiếp xúc với thuốc
gây nhạy cảm ánh sáng (tại chỗ hoặc toàn thân) với tia cực tím (UV) hoặc bức xạ nhìn
thấy được (Bảng 1).
3. Chẩn đoán
● Lịch sử dùng thuốc chi tiết: mối liên hệ giữa phát ban da và thời điểm bắt đầu dùng
thuốc mới
● Thăm khám: phát ban phân bố ở vùng tiếp xúc ánh sáng: mặt, vùng V của cổ, mặt
duỗi, trừ khu vực ít tiếp xúc ánh sáng như mi mắt trên, nếp da, kiểm tra một cách
hệ thống để sàng lọc bệnh lí liên quan đến nhạy sáng như SLE.
● Test chẩn đoán: test ánh sáng kiểm tra phản ứng ngộ độc ánh sáng và test áp ánh
sáng để kiểm tra dị ứng ánh sáng do thuốc.
4. Các tác nhân quan trọng gây phản ứng nhạy cảm ánh sáng: Amiodarone,
Chlorpromazine, Doxycycline, Hydrochlorothiazide, Nalidixic acid, Naproxen,
Piroxicam, Tetracycline, Thioridazine Vemurafenib, Voriconazole
5. Dự phòng và quản lí:
● Bệnh nhân nên được cảnh báo, tránh ánh nắng và bảo vệ da khỏi ánh nắng khi bắt
đầu điều trị với thuốc có nguy cơ gây phản ứng nhạy sáng.
● Trong trường hợp ko ngừng được thuốc gây nhạy cảm ánh sáng có thể sử dụng các
biện pháp tránh nắng và bôi kem chống nắng.
● Điều trị triệu chứng; corticosteroids toàn thân hoặc tại chỗ.
2. Thực hiện: Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng –
Miễn dịch lâm sàng
fb.com/YDAACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls
Bảng 1: Phân biệt giữa dị ứng ánh sáng và ngộ độc ánh sáng
Di ứng ánh sáng Ngộ độc ánh sáng
Tần suất Thấp Cao
Sinh lí bệnh Type 4 Phá hủy mô trực tiếp
Liều thuốc Thấp Liều thông thường đến
cao
Liều bức xạ Thấp Cao
Khởi phát sau tiếp xúc
ánh sáng
Trên 24h Dưới 24h
Lâm sàng Eczema (ban đỏ ngứa,
có thể mụn nước)
Bỏng nắng (đỏ và
sưng), ngứa hoặc không,
bọng nước xuất hiện
trong trường hợp nặng
Yêu cầu cảm ứng Có Không
Vị trí Có thể lan rộng ngoài
vùng tiếp xúc a.s
Chỉ vùng tiếp xúc ánh
sáng
Thay đổi sắc tố Ít Thường xuyên
Mô bệnh học Xốp bào vùng thượng
bì, xâm nhập lympho
quanh mạch
Hoại tử tế bào thượng
bì, xâm nhập ưu thế
bạch cầu lympho, bạch
cầu trung tính ở da
Tài liệu tham khảo
Blakely KM. Drug-Induced Photosensitivity-An Update: Culprit Drugs, Prevention and
Management. Drug Saf. 2019 Jul;42(7):827-847.