Đề bài: Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao, phân tích truyện ngắn đời thừa của nam cao ngữ văn lớp 12, văn mẫu lớp 12
Xem thêm: https://hadim.vn/phan-tich-truyen-ngan-doi-thua-cua-nam-cao.html
1 of 3
Download to read offline
More Related Content
Phân tích truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao - văn mẫu lớp 12
1. Phân tích truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao
Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao
Bài làm
DÀN Ý
I. MỞ BÀI
– Truyện ngắn Đời thừa đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy số 409 ra ngày 4/12/1943.
– Tác giả cảm thông và xót xa đối với tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức
nghèo có tài năng, có tâm huyết, giàu lòng nhân đạo trong xã hội thực dân phong kiến. Đồng thời
lên án gay gắt cái xã hội ngột ngạt bóp chết mọi mơ ước, tước đi cuộc sống chân chính của con
người, đã đầu độc tâm hồn con người và mối quan hệ vốn đẹp đẽ giữa người và người.
II. PHÂN TÍCH
1. Nhân vật Từ
– Ngoại hình: Nam Cao rất ít tả ngoại hình của nhân vật Từ. Phần cuối truyện, chỉ có một vài nét vẽ,
tác giả tả Từ – một người đàn bà bạc: Da mặt xanh nhợt, môi nhợt nhạt, mi mắt hơi tim tím, mắt có
quầng, má hơi hóp lại… Cái bàn tay lủng củng rặt những xương, cổ tay mỏng mảnh. Làn da mỏng,
xanh trong, xanh lọc… Đó là hình ảnh một thiếu phụ nhiều lo lắng, thiếu thốn về mặt vật chất. Vẻ
đẹp thời con gái đã tàn phai.
– Lỡ làng vì bị tình phụ. Cảnh Từ ôm con sau ngày đẻ, nhịn đói, mẹ già bị mù, cả mẹ lẫn con chỉ có
một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết
cả.
– Từ là hội tụ bao đức tính tốt đẹp của người vợ yêu chồng, người mẹ thương con. Dịu dàng, chịu
thương chịu khó, giàu đức hi sinh. Từ hiểu rằng Hộ khổ là vì Từ. Từ chén nước đến cử chỉ lời nói,
chị đã dành cho Hộ bao tình thương yêu. Bị Hộ say rượu hắt hủi, đánh đuổi, nhưng Từ vẫn yêu
chồng, không thể ôm con bỏ đi được, vì ngoài tình yêu, Hộ còn là ân nhân của chị. Từ yêu chồng
bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi.
2. – Phần cuối truyện, Từ ôm lấy cổ chồng nói: Không!… Anh chỉ là một người khổ sở… Chính vì em
mà anh khổ…”. Nàng ru con qua dòng nước mắt… cho thấy Từ là một người bạc mệnh, nhưng bản
tính rất dịu dàng, giàu đức hi sinh.
– Nam Cao với trái tim nhân đạo đã miêu tả sâu sắc tâm hồn nhân hậu của Từ, cảm thông với nỗi
đau của Từ, của bao người phụ nữ bạc mệnh và đau khổ trong xã hội cũ. Tiếng ru con của Từ là
tiếng thương, là nỗi đau buồn về cuộc đời bi kịch của người phụ nữ: sống trong tình yêu mà ít có
hạnh phúc!
2. Nhân vật Hộ.
a. Hộ là mội con người giàu tình thương
– Hộ đã hành động một cách cao đẹp là nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ. Lúc mẹ Từ qua đời,
Hộ đã đứng ra làm ma, rất chu đáo. Hộ nhận Từ làm vợ, nhận làm bố cho đứa con thơ… Như một
nghĩa cử cao đẹp, Hộ đã cứu vớt mẹ con Từ. Biết bao nhiêu là ân nghĩa. Hộ sống vì tình thương vì
sự bao dung chở che, như anh quan niệm: Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.
– Hộ là một người chồng thật sự yêu thương vợ con. Anh tính chuyện Phí đi một vài năm để kiếm
tiền lo cho Từ một cái vốn làm ăn. Những lúc Từ ốm, Hộ lo xanh mặt và thức suốt đêm. Chỉ xa các
con vài ngày, lúc gặp lại chúng, Hộ cảm động đến ứa nước mắt, hôn hít chúng vồ vập. Có lúc từ
mồng mười đến cuối tháng, Hộ không dám bước chân ra khỏi nhà để bớt chi tiêu, hắn thương vợ
con có bữa phải nhịn cơm ăn cháo, sắp nhận được tiền nhuận bút, Hộ thương đàn con thơ cả tháng
đói khát khổ sở, hôm nay có tiền cũng nên cho chúng nó một bữa ăn ra hồn.
– Hộ là một nhà văn nhân đạo chủ nghĩa. Với Hộ thì trang văn là cuộc đời, thấm tình đời phải chứa
đựng được một cúi gi lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương,
3. tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn. Đó là một quan niệm rất tiến bộ, quan
niệm nghệ thuật vị nhân sinh. Nhà văn phải vì con người, vì hạnh phúc của con người. Qua đó, ta
thấy, là con người xã hội, là nhà văn, là người chồng người cha, trong con người và tâm hồn Hộ
đều tỏa sáng một tình nhân ái bao la. Anh đã sống và hành động, vun đắp cho hạnh phúc của con
người.
b. Hộ là một nhà văn trải qua một bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng
– Hộ có tài, lúc đầu, anh viết rất thận trọng. Mang một hoài bão lớn, anh băn khoăn nghĩ đển một
tác phẩm nó sẽ làm mờ các tác phẩm cùng ra một thời. Từ khi phải lo kiếm tiền nuôi vợ con, Hộ cho
in cuốn văn vội, anh xấu hổ khi đọc lại văn mình, tự xỉ vả mình là một thằng khốn nạn, là một kẻ bất
lương. Trước kia tin tưởng bao nhiêu thì nay đau đớn thất vọng bấy nhiêu! Hắn buồn lắc đầu tự
bảo: Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi!
– Văn chương đối với Hộ như là một cái nghiệp. Nợ áo cơm ghì sát đất nhưng anh vẫn mê văn. Hộ
nói, đọc được một câu văn hay mà hiểu được thì ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích
bằng. Hộ điên người lên phải xoay tiền nhưng hắn bảo khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu
bạc vạn nào thuận đổi lẩy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi.
– Mất dần cuộc đời hồn nhiên trong sáng, có lúc chan chứa nước mắt, mặt hầm hầm. Hắn đọc sách
mà trông cũng dữ tợn: đôi lông mày rậm…châu đầu lại với nhau… cái mặt hốc hác…
– Hộ đã tìm đến rượu để giải sầu, càng ngày hắn càng lún sâu vào bi kị say rượu và đối xử vũ phu
với vợ con. Vốn rất yêu vợ con nhưng có hôm say rượu hắn gườm gườm đôi mắt, đòi vật một nhát
cho chết cả. Tỉnh rượu lại bẽn lẽn xin lỗi Từ, hứa chừa rượu, được một thời gian ngắn, lại say, lại
đánh vợ, những trò vừa buồn cười, vừa đáng sợ như lần trước. Trở thành bê tha hắn ngủ một nửa
ngày từ khi còn ở dọc đường, về đến nhà thì đổ xuống giường như một khúc gỗ…ngủ say như chết!
Có điều lạ, Hộ rất tỉnh khi anh bàn luận văn chương, rất biết điều và ân hận thực sự lúc tỉnh rượu.
Hắn nhìn Từ xanh xao mà thương hại, nắm lấy tay Từ mà khóc, nước mắt hẳn bật ra nhưu một quả
chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc… Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở… Rồi hắn tự
lên án mình chỉ là một thằng… khốn nạn!
– Và câu hát ru còn thấm lệ của Từ như tô đậm thêm bi kịch của Hộ, của hai vợ chồng. Nỗi đau ấy
được cực tả qua câu hát cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thương. Tiếng khóc của Hộ, tiếng khóc của
Từ mang ý nghĩa tố cáo cái xã hội tàn ác đã cướp đi mọi ước mơ, đã đày đọa cuộc sống của mỗi
gai đình, đã đầu độc tâm hồn con người và làm méo mó mối quan hệ vốn tốt đẹp giữa người với
người.
– Cũng qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã thể hiện ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, vừa sắc lạnh, vừa
nặng trĩu suy nghĩ đằm thắm yêu thương. Nghệ thuật cho người đọc vô cùng thấm thía về bi kịch
của một tri thức nghèo, của một nhà văn nghèo trong xã hội cũ.
III.KẾT LUẬN
Xem thêm: https://hadim.vn/phan-tich-truyen-ngan-doi-thua-cua-nam-cao.html