ݺߣ

ݺߣShare a Scribd company logo
Vai trò của các tự kháng thể không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán
lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là bệnh lý tự miễn mạn tính với các yếu tố phối hợp bao gồm
gen, dịch tễ, hormon, môi trường và yếu tố điều hòa miễn dịch. Bệnh thường khởi phát ở phụ nữ
độ tuổi sinh đẻ, với tỉ lệ nam/nữ khoảng 1/10. Lâm sàng thường diễn biến khó dự đoán được với
các đợt thuyên giảm và đợt cấp xen kẽ. Bệnh có thể gây ra tổn thương tất cả các cơ quan trong
cơ thể bao gồm: da, khớp, tim, thận, thần kinh và mạch máu. Tương tự, sự đa dạng của các tự
kháng thể được phát hiện trên bệnh nhân SLE dẫn đến sự tranh cãi về bản chất bệnh lý SLE là
bệnh đơn lẻ với nhiều kiểu hình, hay là các kiểu hình gần tương tự nhau của các bệnh khác nhau.
Về khía cạnh miễn dịch học, kể từ bộ tiêu chuẩn ACR 1982, các tự kháng thể đã được đưa vào
trong tiêu chuẩn chẩn đoán, đặc biệt là kháng thể kháng chuỗi kép (dsDNA) hoặc kháng thể kháng
Sm. Bản sửa đổi năm 1997 của tiêu chuẩn chẩn đoán ACR 1982 đã thêm kháng thể kháng
phospholipid vào nhóm các yếu tố xác định có bất thường miễn dịch. Tiêu chuẩn SLICC 2012 tiếp
tục duy trì vai trò của các tự kháng thể và có thêm tiêu chuẩn về giảm bổ thể (C3, C4 hoặc CH50),
phản ánh mức độ tiêu thụ của các yếu tố ban đầu theo con đường cổ điển, lắng đọng phức hợp
miễn dịch tại mô dẫn đến tiêu tốn bổ thể. Cuối cùng trong tiêu chuẩn EULAR/ACR 2019, các bất
thường miễn dịch được xếp vào 3 nhóm. Các kháng thể kháng dsDNA và kháng thể kháng Sm
được cho vào một nhóm, các kháng thể kháng phospholipid là nhóm thứ hai, bổ thể giảm được
xếp vào nhóm thứ ba.
Trái ngược với các bệnh lý tự miễn khác, bệnh nhân SLE có biểu hiện phổ tự kháng thể rộng với
khoảng hơn 200 tự kháng thể, hướng đến nhiều loại tự kháng nguyên nội bào và ngoại bào, bao
gồm: protein, acid nucleic, nucleoprotein, phospholipid, glycoprotein và glycolipid. Mặc dù vậy,
vẫn còn nhiều thách thức trong xác định vai trò gây bệnh của các tự kháng thể liên quan đến SLE
và chỉ dưới 10% các tự kháng thể đã biết đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hơn nữa, các
tự kháng thể có các vai trò khác nhau như gây bệnh, dự đoán, tiên lượng, hoặc bảo vệ. Chúng
cũng có thể chỉ là epiphenomenon (hiện tượng phụ). Dưới đây chúng tôi trình bày về những tự
kháng thể không nằm trong bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của EULAR/ACR 2019.
Hình 1: Các tự kháng thể chính không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ
thống của EULAR/ACR 2019
Bảng 1: Đặc điểm các tự kháng thể
Tự kháng thể Đặc điểm
Kháng nucleosome Kháng thể kháng nucleosome chỉ gắn với hạt nucleosome cơ bản,
nhưng không gắn với từng thành phần riêng lẻ (DNA và histone).
Xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh, trước khi hình thành kháng
thể kháng dsDNA và kháng Histone. Có thể đóng vai trò khởi phát
bệnh SLE.
Kháng Histone Mục tiêu của kháng thể kháng histone là 5 loại Histone (H1, H2A,
H2B, H3 và H4).
Kháng thể kháng H2A và kháng H2B gặp trong 96% bệnh nhân
lupus do thuốc procainamide và 100% bệnh nhân lupus do thuốc
isoniazide và penicillamine.
Có thể xuất hiện trong các bệnh khác: bệnh truyền nhiễm, viêm
đường mật tiên phát, hội chứng Sjogren, xơ cứng bì hệ thống hoặc
SLE không do thuốc.
Kháng RNP Phản ứng với các protein (70Kd, A, C) được liên kết với ARN U1
và dạng U1snRNP.
Không đặc hiệu cho SLE, có thể gặp trong viêm khớp dạng thấp,
hội chứng Sjogren, viêm da cơ.
Kháng SSA/Ro và
kháng SSB/La
SSA/Ro là ribonucleoprotein bao gồm ít nhất 4 protein (45, 52, 54
và 60 kDa).
SSB/La là phosphoprotein liên kết với các RNA nhỏ được phiên mã
bởi RNA polymerase III.
Tự kháng thể có thể qua nhau thai vào trẻ sơ sinh để gây lupus sơ
sinh.
SSA/Ro liên kết với mô tim của thai nhi, ức chế tim tái phân cực
gây ra block tim bẩm sinh.
Kháng ribosomal P Có 3 mục tiêu là P0, P1 và P2.
Chỉ gặp ở bệnh nhân SLE, không gặp ở người khỏe mạnh.
Có vai trò quan trọng trong trường hợp bệnh nhân SLE mà ANA
âm tính.
Kháng C1q Tương tác trực tiếp với immunoglobulin.
Kháng thể kháng C1q IgG kích hoạt con đường cổ điển, kháng C1q
IgA kích hoạt con đường lectin, kháng C1q IgM kích hoạt cả hai
con đường
Kháng PCNA Mục tiêu nhắm đến kháng nguyên nhân ở tế bào đang tăng sinh,
cụ thể là một protein phụ trợ cho DNA polymerase delta, đóng vai
trò trong việc sửa chữa và sao chép DNA.
Điều trị corticoid làm giảm hiệu giá kháng thể kháng PCNA, có thể
trở về âm tính.
Kháng NMDAR Là tập hợp con của kháng thể kháng dsDNA có phản ứng chéo với
các tiểu đơn vị NR2A và NR2B của thụ thể NMDA (thụ thể này
được phân bố trong não và quan trọng trong việc học và ghi nhớ).
ANCA Xuất hiện trong SLE nhưng không liên quan đến viêm mạch. Bệnh
nhân SLE có ANCA có khuynh hướng phát triển viêm thận lupus.
Các kháng thể này gắn lên bạch cầu trung tính làm chúng giải
phóng cytokine, chất chuyển hóa oxy gây độc, enzyme ly giải
protein dẫn đến tổn thương nội mô với hoại tử và mất liên tục màng
đáy cầu thận. Kháng thể kháng MPO thường gặp nhiều gấp 7 - 8
lần kháng thể kháng PR3 ở bệnh nhân SLE.
Bảng 2: Liên quan lâm sàng tự kháng thể không có trong tiêu chuẩn chẩn đoán SLE
Tự kháng thể
Tỉ lệ gặp trong
SLE (%)
Liên quan đến hoạt
động của bệnh
Liên quan lâm sàng
Kháng Nucleosome 70 - 90 Có Viêm thận lupus
Kháng Histone 60 - 70 Không Viêm thận lupus và
lupus do thuốc
Kháng RNP 25 – 40 Không ---
Kháng SSA/Ro và
Kháng SSB/La
25 – 30 / 10 - 15 Không Lupus sơ sinh
Kháng Ribosomal P 15 – 40 Không Viêm thận lupus và
triệu chứng tâm thần
kinh do lupus
Kháng C1q 30 - 60 Có Viêm thận lupus
Kháng PCNA 1 - 10 Không Viêm khớp và giảm
bổ thể huyết thanh
Kháng NMDAR 30 Không Triệu chứng tâm thần
kinh
ANCA 20 – 30 Không Viêm thận lupus
Trong đó: RNP: Ribonucleoprotein; PCNA: Proliferating Cell Nuclear Antigen; NMDAR: N-
Methyl-D-Aspartate Receptor; ANCA: Anti Neutrophil Cytoplasmic Antibodies.
Tài liệu tham khảo:
Irure-Ventura, Juan, and Marcos López-Hoyos. "Disease criteria of systemic lupus erythematosus
(SLE); the potential role of non-criteria autoantibodies." Journal of Translational Autoimmunity 5
(2022): 100143.

More Related Content

Tự kháng thể không trong tiêu chuẩn chẩn đoán SLE.pdf

  • 1. Vai trò của các tự kháng thể không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống Bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) là bệnh lý tự miễn mạn tính với các yếu tố phối hợp bao gồm gen, dịch tễ, hormon, môi trường và yếu tố điều hòa miễn dịch. Bệnh thường khởi phát ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, với tỉ lệ nam/nữ khoảng 1/10. Lâm sàng thường diễn biến khó dự đoán được với các đợt thuyên giảm và đợt cấp xen kẽ. Bệnh có thể gây ra tổn thương tất cả các cơ quan trong cơ thể bao gồm: da, khớp, tim, thận, thần kinh và mạch máu. Tương tự, sự đa dạng của các tự kháng thể được phát hiện trên bệnh nhân SLE dẫn đến sự tranh cãi về bản chất bệnh lý SLE là bệnh đơn lẻ với nhiều kiểu hình, hay là các kiểu hình gần tương tự nhau của các bệnh khác nhau. Về khía cạnh miễn dịch học, kể từ bộ tiêu chuẩn ACR 1982, các tự kháng thể đã được đưa vào trong tiêu chuẩn chẩn đoán, đặc biệt là kháng thể kháng chuỗi kép (dsDNA) hoặc kháng thể kháng Sm. Bản sửa đổi năm 1997 của tiêu chuẩn chẩn đoán ACR 1982 đã thêm kháng thể kháng phospholipid vào nhóm các yếu tố xác định có bất thường miễn dịch. Tiêu chuẩn SLICC 2012 tiếp tục duy trì vai trò của các tự kháng thể và có thêm tiêu chuẩn về giảm bổ thể (C3, C4 hoặc CH50), phản ánh mức độ tiêu thụ của các yếu tố ban đầu theo con đường cổ điển, lắng đọng phức hợp miễn dịch tại mô dẫn đến tiêu tốn bổ thể. Cuối cùng trong tiêu chuẩn EULAR/ACR 2019, các bất thường miễn dịch được xếp vào 3 nhóm. Các kháng thể kháng dsDNA và kháng thể kháng Sm được cho vào một nhóm, các kháng thể kháng phospholipid là nhóm thứ hai, bổ thể giảm được xếp vào nhóm thứ ba. Trái ngược với các bệnh lý tự miễn khác, bệnh nhân SLE có biểu hiện phổ tự kháng thể rộng với khoảng hơn 200 tự kháng thể, hướng đến nhiều loại tự kháng nguyên nội bào và ngoại bào, bao gồm: protein, acid nucleic, nucleoprotein, phospholipid, glycoprotein và glycolipid. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều thách thức trong xác định vai trò gây bệnh của các tự kháng thể liên quan đến SLE và chỉ dưới 10% các tự kháng thể đã biết đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hơn nữa, các tự kháng thể có các vai trò khác nhau như gây bệnh, dự đoán, tiên lượng, hoặc bảo vệ. Chúng cũng có thể chỉ là epiphenomenon (hiện tượng phụ). Dưới đây chúng tôi trình bày về những tự kháng thể không nằm trong bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của EULAR/ACR 2019.
  • 2. Hình 1: Các tự kháng thể chính không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống của EULAR/ACR 2019 Bảng 1: Đặc điểm các tự kháng thể Tự kháng thể Đặc điểm Kháng nucleosome Kháng thể kháng nucleosome chỉ gắn với hạt nucleosome cơ bản, nhưng không gắn với từng thành phần riêng lẻ (DNA và histone). Xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh, trước khi hình thành kháng thể kháng dsDNA và kháng Histone. Có thể đóng vai trò khởi phát bệnh SLE. Kháng Histone Mục tiêu của kháng thể kháng histone là 5 loại Histone (H1, H2A, H2B, H3 và H4). Kháng thể kháng H2A và kháng H2B gặp trong 96% bệnh nhân lupus do thuốc procainamide và 100% bệnh nhân lupus do thuốc isoniazide và penicillamine.
  • 3. Có thể xuất hiện trong các bệnh khác: bệnh truyền nhiễm, viêm đường mật tiên phát, hội chứng Sjogren, xơ cứng bì hệ thống hoặc SLE không do thuốc. Kháng RNP Phản ứng với các protein (70Kd, A, C) được liên kết với ARN U1 và dạng U1snRNP. Không đặc hiệu cho SLE, có thể gặp trong viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, viêm da cơ. Kháng SSA/Ro và kháng SSB/La SSA/Ro là ribonucleoprotein bao gồm ít nhất 4 protein (45, 52, 54 và 60 kDa). SSB/La là phosphoprotein liên kết với các RNA nhỏ được phiên mã bởi RNA polymerase III. Tự kháng thể có thể qua nhau thai vào trẻ sơ sinh để gây lupus sơ sinh. SSA/Ro liên kết với mô tim của thai nhi, ức chế tim tái phân cực gây ra block tim bẩm sinh. Kháng ribosomal P Có 3 mục tiêu là P0, P1 và P2. Chỉ gặp ở bệnh nhân SLE, không gặp ở người khỏe mạnh. Có vai trò quan trọng trong trường hợp bệnh nhân SLE mà ANA âm tính. Kháng C1q Tương tác trực tiếp với immunoglobulin. Kháng thể kháng C1q IgG kích hoạt con đường cổ điển, kháng C1q IgA kích hoạt con đường lectin, kháng C1q IgM kích hoạt cả hai con đường Kháng PCNA Mục tiêu nhắm đến kháng nguyên nhân ở tế bào đang tăng sinh, cụ thể là một protein phụ trợ cho DNA polymerase delta, đóng vai trò trong việc sửa chữa và sao chép DNA. Điều trị corticoid làm giảm hiệu giá kháng thể kháng PCNA, có thể trở về âm tính. Kháng NMDAR Là tập hợp con của kháng thể kháng dsDNA có phản ứng chéo với các tiểu đơn vị NR2A và NR2B của thụ thể NMDA (thụ thể này được phân bố trong não và quan trọng trong việc học và ghi nhớ). ANCA Xuất hiện trong SLE nhưng không liên quan đến viêm mạch. Bệnh nhân SLE có ANCA có khuynh hướng phát triển viêm thận lupus.
  • 4. Các kháng thể này gắn lên bạch cầu trung tính làm chúng giải phóng cytokine, chất chuyển hóa oxy gây độc, enzyme ly giải protein dẫn đến tổn thương nội mô với hoại tử và mất liên tục màng đáy cầu thận. Kháng thể kháng MPO thường gặp nhiều gấp 7 - 8 lần kháng thể kháng PR3 ở bệnh nhân SLE. Bảng 2: Liên quan lâm sàng tự kháng thể không có trong tiêu chuẩn chẩn đoán SLE Tự kháng thể Tỉ lệ gặp trong SLE (%) Liên quan đến hoạt động của bệnh Liên quan lâm sàng Kháng Nucleosome 70 - 90 Có Viêm thận lupus Kháng Histone 60 - 70 Không Viêm thận lupus và lupus do thuốc Kháng RNP 25 – 40 Không --- Kháng SSA/Ro và Kháng SSB/La 25 – 30 / 10 - 15 Không Lupus sơ sinh Kháng Ribosomal P 15 – 40 Không Viêm thận lupus và triệu chứng tâm thần kinh do lupus Kháng C1q 30 - 60 Có Viêm thận lupus Kháng PCNA 1 - 10 Không Viêm khớp và giảm bổ thể huyết thanh Kháng NMDAR 30 Không Triệu chứng tâm thần kinh ANCA 20 – 30 Không Viêm thận lupus Trong đó: RNP: Ribonucleoprotein; PCNA: Proliferating Cell Nuclear Antigen; NMDAR: N- Methyl-D-Aspartate Receptor; ANCA: Anti Neutrophil Cytoplasmic Antibodies. Tài liệu tham khảo: Irure-Ventura, Juan, and Marcos López-Hoyos. "Disease criteria of systemic lupus erythematosus (SLE); the potential role of non-criteria autoantibodies." Journal of Translational Autoimmunity 5 (2022): 100143.