2. BỆNH GẠO BÒ
(do Cysticercosis bovium )
Nguyên nhân
Cysticercus bovis, sán trưởng
thành là Taenia saginata.
Là ấu trùng kí sinh ở cơ tim, cơ lưỡi, cơ đùi ở
bò.
Do ấu trùng
4. Đặc điểm sinh học
Hình thái
trùng Cysticercus là một bọc nhỏ, hơi tròn,
màu trắng trong, dài 5 – 8mm, rộng 3 – 6mm,
trong có nước trong suốt, có một đầu sán lộn
ngược ra phía ngoài, trên đầu có 4 giác bám,
không có đỉnh và không có móc
Sán trưởng thành Taenia saginata kí sinh ở
ruột non người, dài khoảng 4 – 12m, gồm đầu,
cổ và các đốt than. Đầu hơi tròn, đường kính
1,5 – 2,0mm, có 4 giác bám tròn to, không có
đỉnh và móc đỉnh
Ấu
5. Chu kì sinh học
Sán trưởng thành kí sinh ở ruột non người, đốt già thường
rụng một hoặc nhiều đốt theo phân ra ngoài. Đốt sán vỡ
và phát tán trứng ra môi trường xung quanh. Bò ăn phải
trứng sán ở thức ăn, nước uống trên bãi cỏ,… vào đường
tiêu hóa vỏ trứng bị phân giải, thai 6 móc thoát ra, chui
vào niêm mạc ruột, theo tuần hoàn về cơ tim, lưỡi, cổ,
đùi,.. Rồi hình thành ấu sán Cysticercus phát triển 3 – 6
tháng thành gạo. Khi người ăn thịt bò có gạo bò còn
sống, nhờ dịch tiêu hóa, màng bọc bị phân giải, đầu sán
nhô ra bám vào niêm mạc ruột. Sau 3 tháng sán trưởng
thành và cũng rụng đi các đốt già theo phân ra ngoài.
7. Triệu chứng
Giai đoạn đầu, triệu chứng tương đối rõ; bò, bê, lần đầu
nhiễm gạo thì thân nhiệt cao 40-41oC, rõ nhất ở mấy ngày
đầu, triệu chứng cũng điển hình, gầy yếu, ỉa chảy nặng,
vào ngày 4 - 5 ỉa chảy giảm đi, ăn ít hay nằm, ngừng nhai
lại. Dạ cỏ chướng hơi, cơ lưng, con vật đau, niêm mạc
nhợt khô, kết mạc hơi vàng, nhịp thở và tim tăng, sau 6 -12
ngày con vật khôi phục sức khỏe, các triệu chứng giảm đi,
có trường hợp con vật chết, thường vào ngày thứ 7 thân
nhiệt hạ thấp từ 40oC xuống 34oC, thường chết vào ngày
thứ 8. Nếu con vật sống qua giai đoạn trên thì triệu chứng
biểu hiện không rõ nữa, nhìn ngoài vẫn khỏe bệnh ở thể
mạn tính.
8. Bệnh tích
Mổ khám xác chết con vật bị cấp tính thấy nhiều
điểm tụ huyết ở tổ chức dưới da cơ hàm, cơ
bụng, cơ liên sườn, tim, có nhiều điểm tụ huyết
trong xoang bụng có nước lẫn máu, dạ cỏ viêm
cata, niêm mạc ruột non xuất huyết và viêm
nặng, màng treo ruột, màng bụng, lách đều có
nhiều vệt tụ huyết, hạch màng treo ruột sưng to
trong có nước, bổ đôi hạch có màu hơi đỏ, xung
huyết mạch máu não.
9. Dịch tễ học
Ở
Việt Nam, tình hình nhiễm tùy theo khu
vực, nơi nuôi nhiều bò, hay ăn thịt bò tái có
tỷ lệ cao. Một số vùng núi ít nuôi bò thì ít
thấy bệnh.
Vật ký chủ trung gian nhiễm gạo không
những ở bò mà còn ở trâu, dê, cừu, hươu.
Hình thức nhiễm bệnh: Người mắc sán dây
bò do ăn thịt chưa chín, còn bò mắc gạo do
ăn phải đốt sán ở người thải ra.
10. Chẩn đoán
Chẩn đoán khi sống: thời gian đầu theo dõi
triệu chứng lâm sàn và tìm hiểu lịch sử bệnh.
Khi đã thành gạo ở cơ thể thì bò không thể
hiện rõ các triệu chứng khó chẩn đoán chính
xác
Phương pháp ELISA
Chẩn đoán khi chết: Mổ khám tìm gạo ở cơ
hàm, cơ tim
11. Điều trị
Đối với súc vật bị gạo:
không điều trị, xử lí sau khi
chẩn đoán dương tính
Đối với người bị bệnh sán
dây: cần điều trị ngay dùng
các loại thuốc để tẩy sán
như:
14. Phòng bệnh
Bệnh gạo bò là bệnh chung ở người và gia súc, phải kết hợp
chặt chẽ giữa thú y và y tế, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng
hợp
Xây dựng củng cố và thực hiện nghiêm túc qui định kiểm
nghiệm thịt.
Để bảo vệ sức khỏe con người, phòng cho người không nhiễm
sán lợn, sán bò.
Nếu thấy thịt có gạo tùy mức độ nặng nhẹ mà xử lý
Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh cho người và gia
súc bao gồm:
Xây dựng tốt hố xí 2 ngăn, ngăn ngừa bò ăn phải phân người.
Nâng cao ý thức vệ sinh của người dân, qua đó tự giác không
ăn thịt sống, tái chín, đi tiêu xong phải rửa tay sạch sẽ.