1. CHƯƠNG 3:
BỆNH KÍ SINH TRÙNG Ở VẬT NUÔI.
Người thực hiện:
Trần Thị Lệ
Vũ Thị Trang
2. BỆNH SÁN XƠ Í
• Nguyên nhân:
Bệnh gây ra do sán
dây Diphyllobothrium
mansoni kí sinh ở ruột
non chó, mèo và người.
Một đốt sán xơ mít chứa hơn
1 triệu trứng
(Ảnh chụp mẫu vật tại Bệnh
viện Bệnh nhiệt đới TPHCM).
3. BỆNH SÁN XƠ Í
• Đặc điểm sinh học:
+Hình thái: sán dài
60cm, rộng 5-6mm. Đầu
nhỏ, chiều ngang 0,1mm,
có 4 rãnh bám. Mỗi đốt
đều có cơ quan sinh dục
đực và sinh dục cái.
5. BỆNH SÁN XƠ Í
• Đặc điểm sinh học:
+Vòng đời: sán phát
triển vòng đời cần 2 vật
chủ trung gian là giáp xác
và ếch.
6. BỆNH SÁN XƠ Í
• Triệu chứng:
+Tác động cơ học:
sán bám vào ruột do các
rãnh bám gây tổn thương
niêm mạc ruột, kích thích
gây nôn mửa và chảy
máu ở ruột non chó mèo.
Từ tổn thương, vi khuẩn
sẽ xâm nhập vào đó, gây
viêm ruột thứ nhiễm.
+Chiếm đoạt chất dinh
dưỡng; sán lấy chất dinh
dưỡng trong ruột non làm
chó mèo gầy yếu suy
nhược, thiếu máu.
7. BỆNH SÁN XƠ Í
• Triệu chứng:
+Tác động đầu độc: các chất thải từ sán trong quá trình
trao đổi chất ngấm vào máu, tác động lên cơ thể kí chủ,
gây ra các hội chứng thần kinh( run rẩy, loạng choạng) ở
chó, mèo non và gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột cata.
• Bệnh tích: Mổ khám vật bệnh, thấy: ruột non nơi đầu mà
sán bám vào có tăng sinh, dày lên, niêm mạc ruột non
tróc ra, tụ huyết và suất huyết
8. BỆNH SÁN XƠ Í
• Dịch tễ học:
+Động vật cảm nhiễm: chó, mèo, 1 số loài thú ăn
thịt hoang dã (chó sói, chồn, cáo) và người. Động vật ở
các lứa tuổi đều bị nhiễm sán.
VD: ở Hà Nội chó bị nhiễm sán xơ mít với tỉ lệ 26%
so với chó bị bệnh sán dây.
+Vật chủ trung gian: bệnh sán xơ mít chỉ tồn tại và
lưu hành ở những vùng cóc 2 loại vật chủ trung gian là
các loài giáp xác và loài ếch nhái.
• Đường lây nhiễm: lây qua đường tiêu hóa do kí sinh chủ
ăn phải kí chủ trung gian có ấu trùng Spargaum.
9. BỆNH SÁN XƠ Í
• Dịch tễ học: Điều kiện sinh thái: Bệnh lây nhiễm quanh
năm do chó, mèo và thú ăn thịt khác nhau trong vùng có
lưu hành bệnh.
• Chẩn đoán:
+Xét nghiệm phân tìm đốt sán bằng phương pháp
lắng cặn.
+Xét nghiệm phân tìm trứng sán bằng phương pháp
phù nổi.
+Mổ khám tìm sán dây theo phương pháp phẫu
kiểm từng phần.
10. BỆNH SÁN XƠ Í
• Điều trị:
Tẩy sán bằng 1 trong 2 hóa dược sau:
+Niclosamide: liều dùng 100mg/kg thể trọng. Cho
uống 1 lần khi đói.
+Praziquantel: liều dùng 20mg/kg thể trọng. Cho
uống 1 lần khi đói.
Điều trị triệu chứng: Chó mèo bị viêm ruột thứ phát thì
cần điều trị bằng kanamycin với liều 30mg/kg thể trọng
và Bisepton với liều 50mg/kg thể trọng. Điều trị liên tục
trong 3 ngày.
11. BỆNH SÁN XƠ Í
• Phòng bệnh:
+Tẩy sán định kì cho chó, mèo ở những vùng có
bệnh lưu hành bằng Niclosamid, cứ 6 tháng/lần.
+Không cho chó, mèo ăn thịt ếch, nhái sống bằng
cách: xích chó, nhốt mèo hạn chế không cho chúng bắt
ếch nhái ngoài tự nhiên.
+Chú ý quan sát, theo dõi phân chó mèo, phát hiện
đốt sán để điều trị kịp thời