1. TÌM HIỂU BỆNH LỢN ĐÓNG DẤU
Trường: Cao đẳng Sư phạm Hà Nam
Lớp: SP Sinh-KTNN. K16
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Nguyễn Hồng Nhung
2. BỆNH LỢN ĐÓNG DẤU
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Nguyên nhân
Triệu chứng
Bệnh tích
Dịch tễ học
Điều trị bệnh
Phòng bệnh
3. Bệnh đóng dấu là một bệnh truyền nhiễm, xảy ra chủ
yếu ở lợn trên 3 tháng tuổi và dưới 5 năm tuổi với tính
cấp tính hay mãn tính và đặc trưng lâm sàng là chết
đột ngột, sốt cao với những mảng xung huyết, mẩn đỏ
định
hình
trên
da,
lợn
bị
viêm
khớp.
Hình ảnh: Dấu hình vuông nổi cộm trên bề mặt da
4. 1. Nguyên nhân
- Do vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae, nhỏ thẳng
có khi hơi cong, kích thước 1-1,5 x 0,2-0,4
micromet, gram(+), gây bệnh truyền nhiễm trên lợn ở
mọi lứa tuổi nặng ở lợn 3 - 6 tháng tuổi
- Vi khuẩn tồn tại lâu trong môi trường nhưng không
bền dưới tác dụng của nhiệt độ. Ở nhiệt độ 700°C vi
khuẩn chết sau 2-5 phút, ở 1000°C vi khuẩn chết sau
vài giây.
5. 2. Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh từ 1-8 ngày. Bệnh thường gặp ở 3 thể:
Thể quá cấp tính (đóng dấu trắng): Lợn chưa có biểu hiện của
bệnh đã chết, với biểu hiện sốt cao, mắt đỏ, bỏ ăn, có thể có các
triệu chứng thần kinh, hộc máu ra và chết.
Thể cấp tính:
- Lợn sốt cao 42-42.50C, sốt kéo dài 2-5 ngày. Hai chân sau yếu, đi lại
xiêu vẹo
- Viêm kết mạc mắt, lợn mắt đỏ, chảy nước mắt, có biểu hiện khó thở.
- Phân táo bón sau chuyển sang màu đen, phân có màng bọc
nhầy, lợn có biểu hiện nôn mửa. Cuối giai đoạn lợn chuyển sang ỉa
chảy.
- Trên da, cổ, ngực, bụng nổi các nốt đỏ sau chuyển thành các mảng
lớn có nhiều hình dạng khác nhau (hình ô vuông, quả trám,…) giống
như các con dấu trên da.
- Các nốt đỏ trên da về sau tím bầm, loét, viêm nếu bị nhiễm kế phát
sau khô và bong ra từng mảng.
6. Thể mãn tính:
-Vật nuôi ăn uống kém, gầy còm, ốm yếu, nhiệt độ
bình thường hoặc sốt nhẹ. Con vật bị viêm khớp, đi lại
khó khăn, có khi bị bại liệt chân sau.
-Ở lưng, bụng, vai, da bị sưng đỏ lan rộng thành mảng
lớn.
-Bệnh có thể kéo dài 3-4 tháng, lợn có thể chêt do gầy
yếu kiệt sức.
7. Các biểu hiện của bệnh trên lợn
Hình ảnh:
Lợn bị viêm
khớp, đi lại
khó khăn
Hình ảnh:
Dấu đỏ nổi
cộm trên
bề mặt da
lợn
Hình ảnh:
Dấu đỏ
hình vuông
trên da lợn
8. 3. Bệnh tích
Ở lợn:
- Thể quá cấp: Vì lợn chết quá nhanh nên không để lại
vết tích gì. Mổ ra thấy thận bị sưng, có những đám tụ
máu.
- Thể cấp tính: Trên da có nhiều nốt đỏ, đa hình
dạng, khích cỡ khác nhau nổi rõ trên bề mặt. Phổi sung
huyết, xuất huyết, xuất huyết bên ngoài. Thận
sưng, sung huyết, tụ máu. Lách sưng to, bề mặt sần
sùi, cắt lách ra thấy mềm, màu nâu nhạt. Niêm mạc
ruột, dạ dày viêm, xuất huyết.
- Thể mãn tính: Viêm màng trong tim, van tim sấn sùi
gây trỏe ngại cho tuần hoàn. Viêm khớp xương bàn
chân, đầu gối, kheo, gót. Đầu xương sần sùi…
9. Ở người:
Bệnh có thể lây sang người làm
nghề chăn nuôi, mổ thịt, chế
biến thịt…Nơi vi khuẩn xâm
nhập sưng, ngứa nhức nhối và
người bị sốt, đau đầu, mệt
mỏi, sưng hạch, viêm màng
tim, màng não. Bệnh tiến triển
5-15 ngày. Bệnh có thể khỏi
nhưng đôi khi có người bị chết
do nhiễm trùng huyết.
10. 4. Dịch tễ học
Loài mắc bệnh: Lợn là loài nhiễm bệnh nhiều nhất, bên cạnh đó các
loài chim cũng có thể mắc bệnh, bệnh còn lây sang cả người.
Vào mùa hè, thời tiết nóng bức hay vụ đông xuân( tháng 10-11), khí
hậu thay đổi đột ngôt, sức khỏe lợn giảm sút là lúc bệnh bùng phát
nhiều nhất.
Vi khuẩn tồn tại: ở trong máu, các tổ chức, các chất bài tiết. Hạch
chứa nhiều vi khuẩn. Lợn khỏe có thể mang vi khuẩn này. Một số loài
cá, tôm, cua… cũng có thể mang vi khuẩn này. Trong thiên nhiên, vi
khuẩn lợn đóng dấu có thể ở khắp nơi như đất, nước, phân, rác, nền
chuồng…
Đường xâm nhập: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da và đường
tiêu hóa.
11.
Cách sinh bệnh: Vi khuẩn có thể có sẵn trong cơ thể
lợn, hoặc từ ngoài vào, chỉ gây bệnh khi sức đề
kháng của lợn kém. Vi khuẩn qua vết thương ở ống
tiêu hóa vào máu và hệ tuần hoàn gây bại huyết. Vi
khuẩn phát triển trong máu, độc tố của chúng phá
hoại thành huyết quản, gây tụ máu, ứ máu, vết đỏ
trên da…
Cách lây lan: Bệnh có thể lây lan trực tiếp hoặc gián
tiếp qua thức ăn, nước uống, các chất bài tiết hoặc
do vận chuyển, mổ thịt các loài vật bị mắc bệnh.
12. 5. Điều trị bệnh
- Ở lợn: Tiêm bắp ngày 2 lần bằng một trong các
loại thuốc: Penicillin, Pen – Kana, Getamycin, ...
theo chỉ dẫn ghi trên nhãn thuốc. Ngoài ra cần tiêm
thuốc hạ sốt, trợ lực, trợ sức cho lợn như Vitamin
B1, Cafein, Analgin ... kết hợp với điều trị, phải
chăm sóc tốt cho lợn bệnh.
- Ở người: Điều trị bằng cách sử dụng Penixilin
13. 6. Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại, chế độ ăn
đầy đủ để tăng khả năng đề
kháng của lợn.
Mua lợn ở những nơi không có
dịch bệnh, cách li lợn ốm.
Xử lý lợn bệnh hoặc xác con vật
đã chết đúng nơi quy định.
Tiêm phòng vac xin nhược độc
đóng dấu lợn, tiêm lúc lợn 3
tháng tuổi và cứ 6 tháng tiêm lại
1 lần.