1. TÌM HIỂU
BỆNH NIU-CÁT-XƠN (Newcastle) Ở GÀ
Trường: Cao đẳng Sư phạm Hà Nam
Lớp: Sp Sinh-KTNN k16
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Nguyễn Hồng Nhung
2. Bệnh Niu-Cát-Xơn ở gà
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Nguyên nhân
Triệu chứng
Bệnh tích
Dịch tễ học
Điều trị bệnh
Phòng bệnh
3. Bệnh Niu-cát-xơn (hay còn gọi bệnh gà rù) là bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm trên gà, bệnh thường xảy ra quanh năm không phụ
thuộc vùng địa lý, đặc biệt là lúc giao mùa. Bệnh lây lan rất
nhanh qua mọi con đường, ở mọi lứa tuổi nên dễ phát sinh thành
ổ dịch lớn.
Đặc điểm của bệnh:
- Do vi rut gây ra:
+ Không thể điều trị bằng kháng
sinh
+ Chỉ có thể phòng bệnh bằng
vacxin
- Là bệnh nguy hiểm nhất ở gà:
+ Lây lan rất nhanh
+ Gây chết nhiều gà ở mọi lứa tuổi
+ Gây thiệt hại lớn về kinh tế
4. 1. Nguyên nhân
Bệnh do virut Niucátxơn gây ra, virut sinh sản tốt
trong thai gà 9-11 ngày tuổi, virut này có sức đề
kháng tương đối yếu.
Chúng lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa và hô
hấp, do tiếp xúc giữa gà ốm và gà khỏe, do phương
tiện vận chuyển thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh
hoặc do tiếp xúc với chim hoang mang mầm bệnh.
5. 2. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh ngắn, thường từ 3 - 5 ngày. Bệnh tiến triển
theo 3 thể chính như sau:
- Thể quá cấp: Thường xuất hiện ở đầu ổ dịch, bệnh xảy ra rất
nhanh, gà chỉ ủ rũ vài giờ là chết.
- Thể cấp tính: Là thể phổ biến thường hay gặp nhất, trong đàn gà
xuất hiện bệnh một vài con ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 42°C – 43° C, xoã
cánh như khoác áo tơi, chảy nước mũi màu trắng, xám hoặc đỏ nhạt
hơi nhớt. Gà bệnh thường hắt hơi nên kêu thành tiếng “toác, toác”.
Diều sưng to do thức ăn không tiêu, khi cầm chân gà dốc ngược từ
miệng chảy ra chất nhớt mùi chua. Phân lúc đầu đặc màu nâu sẫm
sau loãng dần có màu trắng xám hay còn gọi “cứt cò”, lông đuôi bết
đầy phân.
- Thể mãn tính: Thường ở giai đoạn cuối ổ dịch, gà thường xuất
hiện triệu chứng thần kinh, chân lạnh, gầy còm, chết vì đói và kiệt
sức. Tuy nhiên nếu chúng vụơt qua gian đoạn này thì lành bệnh và
được miễn dịch suốt đời.
6. Một số triệu chứng ở gà bị mắc bệnh Niu-cát-xơn
Gà có chứng thần kinh, ủ rũ
Gà bị xù lông
7. Các biểu hiện thần kinh:
+Liệt hoặc
cánh,chân.
bán
liệt
+Nhiều gà đứng lẻ
loi, rụt cổ, chảy nước
dãi, hoặc nằm tụm
đống, khi xua đuổi
chúng chuyển động
theo kiểu động kinh.
+Gà
bị
ngoẹo
đầu, ngoẹo cổ
8. Xung quanh hậu
môn bẩn, có nhiều phân
xanh trắng bám dính.
Niêm mạc hậu môn xuất
huyết.
Gà đẻ: năng suất
trứng giảm rõ rệt, nhiều
trứng
dị hình,
vỏ
mềm, dễ vỡ, kích thước
khác nhau
Tỷ lệ chết: 60-90%
9. 3. Bệnh tích
Thể quá cấp tính: Thường không rõ bệnh tích, đôi
khi chỉ thấy những dấu hiệu xuất hiện ở màng ngoài
tim, màng ngực, niêm mạc đường hô hấp.
Thể cấp tính và mãn tính:
- Xác gầy, diều chứa đầy thức ăn, nước.
- Dạ dày tuyến: Xuất huyết trên các lỗ tuyến
- Ruột non: Xuất huyết, có nốt loét
- Van hồi manh tràng: Xuất huyết
- Khí quản: Có dịch nhày, tụ huyết, xuất huyết
10. Một số bệnh tích của bệnh Niu-cát-xơn
Xuất huyết niêm mạc dạ dày
Xuất huyết,
viêm loét manh tràng
12. 4. Dịch tễ học
- Loài vật mắc bệnh: Gà, chim cút, bồ câu, chim sẻ mọi nòi
giống, các lứa tuổi. Ngoài ra người và một số động vật có vú như
chó, chuột… cũng có thể mắc bệnh thể nhẹ.
- Chất chứa virut: óc, lách và hầu hết các phủ tạng có chứa virut.
Máu và thể dịch có chứa căn bệnh nhưng không thường xuyên.
- Đường lây lan:
Bệnh có thể lây lan qua nhiều đường: Qua mua bán, nhận gà đang
ủ bệnh; dụng cụ chăn nuôi, thú y; phương tiện vận chuyển; thú y
viên, khách thăm quan từ vùng có dịch đến; động vật gà chó mèo
chim chuột có mang virut; thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh;
gió, không khí. Ngoài ra bệnh còn lây lan trực tiếp từ gà bệnh sang
gà khỏe theo đường niêm mạc và da.
- Cơ chế sinh bệnh: virut thường theo đường tiêu hóa vào cơ thể
qua niêm mạc hầu, họng rồi vào máu gây nên nhiễm trùng huyết.
Virut cũng đi vào hầu hết các khí quản, tổ chức của cơ thể gây viêm
hoại tử, xuất huyết…
13. 5. Điều trị bệnh
Bệnh Niu-cát-xơn do virut gây ra nên không thể chữa được bằng
kháng sinh mà chỉ có thể phòng bệnh bằng vaccin.
Hiện nay đã có nhiều loại vaccine
*Vaccine Niu-cát-xơn chiụ nhiệt
- Dùng cho gà mọi lứa tuổi
- Mua về nên dùng ngay. Nếu cần bảo quản thì để ở chỗ
tối, mát, được khoảng 1 tuần.
- Rất thích hợp với vùng sâu, vùng xa, những nơi không có điều
kiện bảo quản lạnh!
*Vaccine Lasota
-
Vaccine phải được bảo quản lạnh
Chỉ dùng cho gà từ 7 ngày tuổi trở lên
Không dùng cho gà đẻ trứng
Vaccine pha xong phải dùng ngay
14. * Vaccine Niu-cát-xơn chủng
M dạng đông khô
-
-
Vaccine chỉ dùng cho gà
trên hai tháng tuổi. Thuốc
cần được bảo quản trong
nhiệt độ lạnh.
Pha loãng thuốc bằng nước
muối sinh lý, hay nước cất
theo hướng dẫn rồi tiêm
dưới da cánh.
15. 6. Phòng bệnh
Vùng chưa có bệnh: Phải vệ sinh chuồng
nuôi, không nên nuôi chung gà các lứa tuổi; đảm bảo
đầy đủ thức ăn, nước uống đủ chất, sạch sẽ; chuồng
khô ráo; không nhốt chung gà mới mua về với gà khoẻ
đang nuôi, cần cách ly nuôi riêng trong vòng 10 ngày.
Thực hiện các nguyên tắc:
- Không mua, bán, ăn thịt gia cầm bị bệnh, chết hoặc
không rõ nguồn gốc.
- Thực hiện phòng bệnh Niu-cát-xơn bằng vắc xin.
- Thực hiện khai báo dịch kịp thời.
- Không vứt xác gia cầm bừa bãi.