ݺߣ

ݺߣShare a Scribd company logo
Thuế Cacbon– Giải pháp chống biến đổi khí hậu
Thuế các-bon - loại thuế đánh vào khí thải CO2 trong năng lượng
Thuế các-bon là loại thuế đánh vào lượng các-bon có trong nhiên liệu, mà chính xác là vào lượng khí thải CO2 từ
quá trình đốt nhiên liệu chứa các-bon. Như vậy, thuế các-bon có thể gọi tắt là thuế CO2.
Các-bon và hydro có trong tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt, những nhiên liệu tạo ra
chất CO2 và nhiệt trong quá trình đốt cháy, một trong những yếu tố chính gây nên sự ấm lên toàn cầu và biến đổi
khí hậu.
Thuế các-bon được đề xuất áp dụng với các nguồn năng lượng sản sinh CO2, vì thế nó chỉ nhắm vào năng lượng
hóa thạch và những nguồn năng lượng không đốt cháy như năng lượng gió, mặt trời, thủy điện, nguyên tử không
nằm trong phạm vi áp dụng của loại thuế này.
Bởi lẽ mỗi loại năng lượng phát thải một lượng CO2 không giống nhau, nên mức thuế suất với từng loại năng
lượng cũng khác nhau. Theo đó, thuế suất sẽ phản ánh được tỉ lệ phát thải của than đá nhiều hơn 30% so với dầu
và hơn 80% so với khí tự nhiên.
Hiện nay, trên thế giới chưa có nhiều quốc gia áp dụng thuế các-bon. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà kinh tế,
nhà hoạch định chính sách và người dân coi thuế các-bon là một giải pháp quan trọng để chống lại cuộc khủng
hoảng khí hậu đang đe dọa loài người và các sinh vật sống khác.
Thuế các-bon được kỳ vọng là giải pháp quan trọng chống biến đổi khí hậu
Thuế các-bon ra đời trong bối cảnh Trái đất đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu, đe dọa sự mất
ổn định của các hình thế thời tiết và đe dọa hệ sinh thái mà loài người và muôn loài đang phụ thuộc. Trong khi đó,
lượng khí thải nhà kính được bổ sung đều đặn vào bầu khí quyển là nguyên nhân chủ yếu.
Việc cắt giảm khí thải các-bon vì thế được coi là điều kiện tiên quyết để chống lại biến đổi khí hậu và các hiện
tượng tự nhiên, xã hội khác gắn liền với nó như thời tiết khác nghiệt, dịch bệnh lan truyền, khan hiếm nguồn nước,
nguồn lương thực, di cư bắt buộc, biến động chính trị và xung đột quốc tế….
Thuế các-bon được kỳ vọng trở thành một cơ chế quan trọng để giảm lượng khí thải các-bon. Hiện nay, giá nhiên
liệu và năng lượng trên thế giới phần lớn không bao gồm các chi phí bù đắp cho ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu.
Thiếu sót này đang ngăn cản nỗ lực triển khai các giải pháp giảm các-bon, nâng cao hiệu suất năng lượng và phát
triển năng lượng tái tạo, năng lượng ít các-bon, tái chế…
Việc đánh thuế các-bon đặt mục tiêu thay đổi các lựa chọn liên quan tới năng lượng, từ lựa chọn cá nhân về sử
dụng các thiết bị sử dụng điện năng, năng lượng, đến lựa chọn của các doanh nghiệp trong việc thiết kế các sản
phẩm mới, đầu tư vốn và lựa chọn của chính phủ trong việc hoạch định chính sách và quy hoạch tài nguyên.
Chỉ riêng thuế các-bon không thể chặn đứng quá trình biến đổi khí hậu, tuy nhiên nó được kỳ vọng sẽ mang lại
thay đổi lớn trong việc hạn chế khí thải CO2.
Nguồn thu từ thuế các-bon sẽ được phân bổ lại tới người dân
Nguồn thu từ thuế các-bon sẽ không đóng góp cho ngân sách nhà nước mà thường được phân bổ lại cho người
dân thông qua giảm thuế thu nhập và trợ cấp cho những người có thu nhập thấp.
Hiện tại, có hai cách tiếp cận đối với việc phân bổ nguồn thu từ loại thuế này. Cách thứ nhất là thông qua "cổ tức",
nghĩa là mỗi người dân sẽ nhận được lát bánh bằng nhau trong chiếc bánh tổng nguồn thu. Cách thứ hai là
“chuyển thuế”, nghĩa là nguồn thu từ thuế các-bon sẽ được đưa vào để giảm các loại thuế hiện hành khác.
Thuế các-bon, giống như bất kỳ loại thuế cố định nào khác cũng có tính lũy thoái và hai cách phân bổ nguồn thu
trên được đưa ra nhằm biến nó thành một loại thuế lũy tiến, bằng cách đảm bảo rằng loại thuế này bảo vệ người
có thu nhập thấp. Bởi vì mức thu nhập và mức tiêu thụ năng lượng có tương quan chặt chẽ với nhau, và theo cách
tiếp cận trên, những hộ nghèo sẽ nhận được khoản tiền từ phân bổ thuế các-bon nhiều hơn số họ phải trả cho
thuế các-bon.
Cũng có một số ý kiến cho rằng, nguồn thu từ thuế các-bon nên được dành cho các chương trình bảo tồn năng
lượng như xây nhà thích ứng với khí hậu, phát triển dịch vụ giao thông và các chương trình năng lượng thay thế;
hoặc các chương trình phúc lợi xã hội, hơn là phân bổ lại cho người dân qua “cổ tức” hay giảm thuế.

More Related Content

Thue cacbon– giai phap chong bien doi khi hau

  • 1. Thuế Cacbon– Giải pháp chống biến đổi khí hậu Thuế các-bon - loại thuế đánh vào khí thải CO2 trong năng lượng Thuế các-bon là loại thuế đánh vào lượng các-bon có trong nhiên liệu, mà chính xác là vào lượng khí thải CO2 từ quá trình đốt nhiên liệu chứa các-bon. Như vậy, thuế các-bon có thể gọi tắt là thuế CO2. Các-bon và hydro có trong tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt, những nhiên liệu tạo ra chất CO2 và nhiệt trong quá trình đốt cháy, một trong những yếu tố chính gây nên sự ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Thuế các-bon được đề xuất áp dụng với các nguồn năng lượng sản sinh CO2, vì thế nó chỉ nhắm vào năng lượng hóa thạch và những nguồn năng lượng không đốt cháy như năng lượng gió, mặt trời, thủy điện, nguyên tử không nằm trong phạm vi áp dụng của loại thuế này. Bởi lẽ mỗi loại năng lượng phát thải một lượng CO2 không giống nhau, nên mức thuế suất với từng loại năng lượng cũng khác nhau. Theo đó, thuế suất sẽ phản ánh được tỉ lệ phát thải của than đá nhiều hơn 30% so với dầu và hơn 80% so với khí tự nhiên. Hiện nay, trên thế giới chưa có nhiều quốc gia áp dụng thuế các-bon. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách và người dân coi thuế các-bon là một giải pháp quan trọng để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu đang đe dọa loài người và các sinh vật sống khác. Thuế các-bon được kỳ vọng là giải pháp quan trọng chống biến đổi khí hậu Thuế các-bon ra đời trong bối cảnh Trái đất đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu, đe dọa sự mất ổn định của các hình thế thời tiết và đe dọa hệ sinh thái mà loài người và muôn loài đang phụ thuộc. Trong khi đó, lượng khí thải nhà kính được bổ sung đều đặn vào bầu khí quyển là nguyên nhân chủ yếu. Việc cắt giảm khí thải các-bon vì thế được coi là điều kiện tiên quyết để chống lại biến đổi khí hậu và các hiện tượng tự nhiên, xã hội khác gắn liền với nó như thời tiết khác nghiệt, dịch bệnh lan truyền, khan hiếm nguồn nước, nguồn lương thực, di cư bắt buộc, biến động chính trị và xung đột quốc tế…. Thuế các-bon được kỳ vọng trở thành một cơ chế quan trọng để giảm lượng khí thải các-bon. Hiện nay, giá nhiên liệu và năng lượng trên thế giới phần lớn không bao gồm các chi phí bù đắp cho ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu. Thiếu sót này đang ngăn cản nỗ lực triển khai các giải pháp giảm các-bon, nâng cao hiệu suất năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng ít các-bon, tái chế… Việc đánh thuế các-bon đặt mục tiêu thay đổi các lựa chọn liên quan tới năng lượng, từ lựa chọn cá nhân về sử dụng các thiết bị sử dụng điện năng, năng lượng, đến lựa chọn của các doanh nghiệp trong việc thiết kế các sản phẩm mới, đầu tư vốn và lựa chọn của chính phủ trong việc hoạch định chính sách và quy hoạch tài nguyên. Chỉ riêng thuế các-bon không thể chặn đứng quá trình biến đổi khí hậu, tuy nhiên nó được kỳ vọng sẽ mang lại thay đổi lớn trong việc hạn chế khí thải CO2. Nguồn thu từ thuế các-bon sẽ được phân bổ lại tới người dân Nguồn thu từ thuế các-bon sẽ không đóng góp cho ngân sách nhà nước mà thường được phân bổ lại cho người dân thông qua giảm thuế thu nhập và trợ cấp cho những người có thu nhập thấp. Hiện tại, có hai cách tiếp cận đối với việc phân bổ nguồn thu từ loại thuế này. Cách thứ nhất là thông qua "cổ tức", nghĩa là mỗi người dân sẽ nhận được lát bánh bằng nhau trong chiếc bánh tổng nguồn thu. Cách thứ hai là “chuyển thuế”, nghĩa là nguồn thu từ thuế các-bon sẽ được đưa vào để giảm các loại thuế hiện hành khác. Thuế các-bon, giống như bất kỳ loại thuế cố định nào khác cũng có tính lũy thoái và hai cách phân bổ nguồn thu trên được đưa ra nhằm biến nó thành một loại thuế lũy tiến, bằng cách đảm bảo rằng loại thuế này bảo vệ người có thu nhập thấp. Bởi vì mức thu nhập và mức tiêu thụ năng lượng có tương quan chặt chẽ với nhau, và theo cách tiếp cận trên, những hộ nghèo sẽ nhận được khoản tiền từ phân bổ thuế các-bon nhiều hơn số họ phải trả cho thuế các-bon. Cũng có một số ý kiến cho rằng, nguồn thu từ thuế các-bon nên được dành cho các chương trình bảo tồn năng lượng như xây nhà thích ứng với khí hậu, phát triển dịch vụ giao thông và các chương trình năng lượng thay thế; hoặc các chương trình phúc lợi xã hội, hơn là phân bổ lại cho người dân qua “cổ tức” hay giảm thuế.