1. 1. Mở đầu.
- Trước tiên, mời các bạn theo dõi một đoạn clip ngắn mà chúng tôi đã sưu tầm
được.
Không biết các bạn có biết đến sự việc này không a?Sự việc trên diễn ra vào
ngày 13/10/2011 tại Thành phố Phật Sơn, Nam Hải, Trung Quốc. Bé gai 3 tuổi có
tên Yue Yue đang chơi trong khu chợ thì có một chiếc xe tải đi qua và cán lên
người. Quan sát trong clip các bạn có thể thấy rõ, nhiều người qua lại nơi đây, họ
thấy nhưng vẫn dửng dưng. Trong số 20 người qua lại thì không ai đến cứu giúp
cô bé và gọi công an cả. Cuối cùng chỉ có một phụ nữ chạy đến , bế cô bé và đi
tìm mẹ cho cô bé.
Thưa các bạn, bé Yue Yue sau đó đã qua đời. (ẢNH) Đây quả là một sự việc
đáng thương tâm nhưng cũng rất đáng lên án. Đấy là câu chuyện xảy ra ở đất nước
Trung Quốc, còn ở Việt Nam có không thưa các bạn. Vâng, ở Việt Nam chưa có
trường hợp như thế này, nhưng những biểu hiện tương tự như thế này thì có rồi đấy
ạ. Đó là biểu hiện của vô cảm. Bài thuyết trình của chúng tôi hôm nay sẽ bàn về
BỆNH VÔ CẢM CỦA CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI.
2. Khái niệm và diễn giải.
- Người ta nói con người là loài sinh vật sống bằng “tình cảm”. Tình cảm cũng
giống như một thứ linh dược quan trọng, nó có thể cảm hóa được mọi thứ, nó là
sợi dây gắn kết giữa con người với con người, nó đã mang con người đến lại
gần nhau hơn. Tình thương yêu, sự chân thành, nỗi xót xa hay sự cảm thông,
tha thứ tất cả đều xuất phát từ cái “tình” mà ra, nếu một khi bạn đã đánh mất đi
cái “tình người” ấy thì khi đó bạn đã tự tách mình ra khỏi thế giới của lương tri
và lúc này con người sẽ không còn là con người nữa. Nhưng trong xã hội hiện
đại, một bộ phận lớn con người đang đánh mất dần đi thứ quý giá đó.
2. - Khi lối sống thực dụng ngày ăn sâu vào văn hóa tinh thần của xã hội. Khi mà
các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương
yêu đồng loại, sự hy sinh... đang dần bị thế chỗ bởi chủ nghĩa vật chất và lợi ích
cá nhân, thì con người không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại. Bệnh
vô cảm cũng bắt đầu từ đây. Vậy bệnh vô cảm là gì?
- Trong y khoa không có bệnh vô cảm mà chỉ có trạng thái thờ ơ với ngoại cảnh
và bệnh lãnh cảm. Bệnh vô cảm là hiện tượng mà mối quan hệ giữa con người
vs con người, con người với cộng đồng trở nên lạnh lùng, thiếu quan tâm-tôn
trọng, thiếu trách nhiệm. Bởi vô cảm chính là không cảm xúc, là trơ lì cảm xúc,
dửng dưng, thờ ơ, vô tâm với những hiện tượng đời sống xung quanh, chỉ quan
tâm đến bản thân và quyền lợi của bản thân trong những ham muốn, ích kỉ cá
nhân. Đây là căn bệnh khó chữa trị, rất dễ xảy ra trong môi trường đòi hỏi sự
cạnh tranh hoặc có sự chênh lệch về điều kiện sống của cá thể.
- Căn bệnh vô cảm ngày càng phổ biến không chỉ trong quan hệ bạn bè mà còn
trong phạm vi cộng đồng với nhiều biểu hiện phức tạp:
Đó là những con người thiếu đồng cảm, thiếu sẻ chia với gia đình và với những
hoàn cảnh khó khăn xung quanh, dẫn đến tình trạng con người sống với nhau
mà thiếu tình người. Đó là biểu hiện cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi, không coi ai ra
gì. Từ xưa, cha ông ta đã phê phán căn bệnh này: “đèn nhà ai nhà ấy rạng”.
Ở nước ta hiện nay, bệnh vô cảm gần như trở thành một căn bệnh xã hội có
sức lây nhiễm rất cao. Đối tượng mắc bệnh này rất rộng rãi, đủ loại người, bao
gồm cả những người có học, hiểu biết rộng, tôn trọng luật pháp.
3. Biểu hiện.
Hằng ngày, hằng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, các
trang điện tử cũng như dư luận đưa tin, có rất nhiều cái chết oan uổng, do bị tai
3. nạn, không có tiền chữa trị bệnh tật, đánh nhau trong học đường, mời các bạn xem
một số hình ảnh sau.
Ví dụ hình ảnh:
- Ngày 28-7-2011, xe tải này lưu thông trên Quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Bố
Trạch - Quảng Bình) bị lật nghiêng giữa đường khiến toàn bộ thùng hàng chứa
trái cây rơi tung tóe ra đường… Trong lúc nhà xe đang luýnh quýnh thì nhiều
người gần đó xông vào khoắng gần hết số trái cây…
- Chiều 16-6-2011, người đàn ông này đi xe máy đến đoạn vòng xoay ngã năm
An Dương Vương,quận 5 - TPHCM thì bị hai tên cướp đi xe máy từ phía sau
giật giỏ xách. Anh ta giật lại, giỏ tiền bị rách, tiền bay lã tã... người đi xe đạp
và xe máy xung quanh không giúp anh ta mà xông vào tranh nhau lượm tiền.
- Trên các tuyến đường giao thông, xảy ra rất nhiều vụ tai nạn, người thì chết, kẻ
bị thương, phương tiện hư hỏng, tổn thất rất nặng nề mà người đi qua, kẻ đi lại,
cứ đứng nhìn trơ trơ, rất ít người ra tay cứu giúp.
Ngày 7/10/2011, một chiếc “xe điên” do bác sĩ lái tông hết người này đến người
khác, làm 2 người chết, 17 người bị thương. Nhiều người không cứu mà xông vào
hôi của, cướp đồ của nạn nhân. Có nạn nhân chết nhưng mãi đến 3 ngày sau gia
đình mới biết. Lý do: Toàn bộ túi xách gồm tiền bạc và giấy tờ tùy thân của chị đã
bị cướp mất, nên bệnh viện không biết tên là gì, ở đâu để báo tin cho gia đình.
Và chúng ta vẫn nghe chuyện xe ô tô gây tai nạn rồi cố tình quay lại cán hoặc chèn
cho người ta chết hẳn để đền một thể, vì họ nghĩ rằng, nếu còn sống mà bị thương
tật, họ phải nuôi dưỡng, tổn phí gấp nhiều lần.
Rồi Chuyện tài xế điều khiển phương tiện giao thông cán tông người chết bỏ chạy
xảy ra nhan nhản trên các tuyến đường
4. - Bệnh vô cảm cũng đã len lõi vào trong chốn học đường, vốn được xem là môi
trường trong lành nhất, nơi rèn đức luyện tài cho những chủ nhân của xã hội,
với phương châm giáo dục: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Dư luận đề cập ngày càng nhiều việc đánh nhau trong học đường, gây chấn
động rất lớn cho xã hội, Hàng ngày, hàng giờ cứ nghe, thấy chuyện đánh nhau,
ta gọi là bạo lực học đường. Điều không ai ngờ tới, không chỉ nam giới mà
ngay cả nữ giới cũng kết bè kéo cánh đánh tập thể, đánh hội với những hành
động thiếu văn hóa và thô tục, trong lúc đó những học sinh khác, và có khi một
số giáo viên, người lớn cứ đứng xem. Đặc biệt, một số học sinh nam và cả nữ
giới thấy thế vỗ tay, reo cười cổ vũ, rồi quay lại clip để tung lên mạng. Ảnh 4:
Khảo sát của VnExpress về thái độ khi chứng kiến học sinh đánh nhau, chỉ có
24,8% ý kiến trên tổng cộng gần 17.300 độc giả tham gia, đã chọn phương án
can ngăn, gần 33% cho biết sẽ báo cho cơ quan chức năng, trong khi hơn 23%
bỏ đi coi như không biết.(Ảnh 3)
Ở một số trường mầm non, giáo viên ăn bớt khẩu phần của các em, dùng bột tăng
cân của động vật cho trẻ ăn để tăng cân. Nhiều cô giáo đánh đập trẻ một cách tàn
nhẫn, nếu trẻ khóc thì lấy băng keo dính miệng các em lại, sẽ không khóc được.
Những vụ bạo hành trẻ em mà báo đài đưa tin liên tục trong những năm qua là
bằng chứng cho những điều này.
Hình ảnh
- Còn ở bệnh viện thì sao? Dư luận gần đây nóng lên sự vô cảm của nhân viên y
tế dẫn đến cái chết oan uổng của người dân không có tiền. Các bác sỹ được
truyền thống gọi là “lương y như từ mẫu”, nay đang bị xem “lương y như mẹ
ghẻ, như đao phủ”. Cái mỹ từ “Lương y như từ mẫu” ấy, ngày nay chỉ nghe
cho sướng tai mà thôi. Các từ mẫu ngày nay đơn giản hết sức. Muốn chữa
bệnh thì phải trả tiền trước, và phải có bao bì nặng thì chăm sóc tốt hơn. Cho
nên, vào bệnh viện là phải có bao thư, chích thuốc cho êm cũng phải bao thư,
5. thậm chí tái khám lại cũng phải bao thư. Nếu không có bao thư quà cáp thì
“sống chết mặc bay”. Bác sỹ cứ ngủ, cứ gọt hoa quả ăn thản nhiên, trong khi
bệnh nhân gần chết. Trong lúc chờ đợi phong bì thì mặt nặng mày nhẹ, làm
khó dễ cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân.
- Bệnh vô cảm đã trở thành căn bệnh xã hội, không chỉ người dân mà tầng lớp
cán bộ được gọi là “Đầy tớ của nhân dân” cũng mắc phải. Người ta thường
nói: Cán bộ là cha mẹ của dân, nên phải lo cho dân. Nhưng sự thực thì họ chỉ
lo cho bản thân mình, còn dân sống chết thế nào thì không quan tâm. Năm
2010 vừa qua, vùng Nghệ – Tĩnh – Bình bị lũ lụt nặng nề, người dân chịu khốn
khổ, đói rét, thiệt mạng, mất của rất nhiều. Cán bộ địa phương không những
không quan tâm cứu dân cách thiết thực mà có khi còn ngăn cản các đoàn từ
thiện đến giúp dân, bởi lý do các đoàn từ thiện đến đưa trực tiếp cho dân,
không thông qua chính quyền. Vì thế, cán bộ địa phương không kiếm chác
được gì, nên không mặn mà tạo điều kiện để các đoàn từ thiện giúp dân. Có
những nơi, chính quyền tiếp nhận gạo cứu trợ cho dân từ các tổ chức từ thiện,
họ đem ra chợ bán gạo tốt, mua gạo xấu phát cho dân.
- Và còn rất nhiều biểu hiện, hiện tượng khác mà chúng ta có thể biết rõ như bất
chấp các thủ đoạn để có được lợi nhuận trong kinh doanh, dùng thuốc bảo vệ
thực vật, dùng thuốc tăng trọng….
4. Nguyên nhân
- Vâng, vô cảm đã trở thành căn bệnh nan y không chữa trị nổi. Nếu như bệnh
ung thư sẽ giết chết thể xác, thì bệnh vô cảm giết chết tâm hồn, lương tri con
người. Có rất nhiều nguyên nhân, mỗi hiện tượng có một loại nguyên nhân
khác nhau, nhưng trong bài thuyết trình này tôi chỉ đề cập đến những nguyên
nhân cơ bản nhất.
6. - Thứ nhất là do sợ liên lụy: Khi thấy người khác bị tai nạn, mất của, mình lao
vào cứu giúp, thì sợ người khác nghĩ mình có dính dáng đến người bị nạn đó,
hoặc sợ bị nạn nhân đánh lừa cướp đoạt của mình. Bởi vì, đã có trường hợp
xảy ra như thế. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh (giảng viên Học viện hành
chính TP HCM) nói:”Đó là chưa kể xã hội bây giờ quá phức tạp, lừa phỉnh
rất nhiều, do đó mọi người chọn cách phòng thủ, tốt nhất là không dây dưa
vào chuyện người khác để khỏi chuốc họa vào thân. Đơn giản, đó là sự phòng
vệ“.
- Thứ hai là lối sống thành thị: Trước đây, sống ở nông thôn, người ta tối lửa tắt
đèn có nhau.Chính sự đoàn kết này, một phần giúp con người có thêm sức
mạnh để khống chế và xua đuổi kẻ ác, một phần khiến kẻ xấu sợ hãi không
dám ra tay. Còn ngày nay, đèn nhà ai, nhà ấy rạng, hàng xóm sát vách không
biết mặt nhau. Cùng với nó là sự phân hóa giàu nghèo, sự lên ngôi của chủ
nghĩa vật chất, tính ích kỷ, khiến mọi người chỉ chăm chăm lo cho hạnh phúc
của bản thân hoặc gia đình mình mà không quan tâm đến người chung quanh
- Thứ ba là sự tham ô, tiêu cực của quan chức khiến người dân mất lòng tin vào
cộng đồng, vào cán bộ. Họ sống co cụm, làm những việc cần thiết cho gia
đình, không nghĩ đến việc người khác, hoặc có lúc nghĩ rằng, mình có nói gì
thì cũng thay đổi được tình hình, vì xã hội này có chức có quyền sẽ thắng, còn
người thấp cổ bé miệng thì biết kêu đến ai. Thạc sĩ xã hội Phạm Thị Thúy nói:
“Những vụ tham nhũng, hối lộ, tiêu cực của một phận quan chức nơi này nơi
kia cũng khiến người dân càng mất lòng tin vào cộng đồng. Rồi ngay cả trong
ngành giáo dục cũng có những tiêu cực học giả, bằng giả, tiến sĩ giấy… nên
người dân không còn biết đặt niềm tin vào đâu“
- Thứ tư là sự tham lam, ích kỷ của con người, sống chỉ biết mình, không có tình
thương yêu đồng loại. Tất cả mọi quan hệ dựa trên đồng tiền, coi rẻ tình người,
7. xem con người như là công cụ mình có lợi gì không? Chứ còn chuyện họ sống
ra sao thì mặc kệ.
- Thứ năm là do nền giáo dục xuống cấp về đạo đức cũng như về tri thức. Nền
giáo dục này bị chi phối của xã hội vô thần, coi sự hưởng thụ của con người là
trên hết, mà quên đi đạo lý, tình người, tương thân tương ái trong cộng đồng
xã hội. Những câu ca dao tục ngữ : “Chị ngã em nâng”, “Một con ngựa đau cả
tàu bỏ cỏ” hoặc “Lá lành đùm lá rách” xem ra rất xa rời thực tế hôm nay.
5. Kết luận
Bệnh vô cảm không chị làm tâm hồn khô cằn mà còn làm hủy hoại đạo đức con
người. Những hành vi vô cảm có thể dẫn đến chết người, làm rối loạn trật tự xã hội
và xa hơn nữa là kĩm hãm sự phát triển của đất nước.
Nguyên nhân của bệnh vô cảm có cỏ chủ quan và khách quan, vậy nên để chữa trị
căn bệnh “ung thư tâm hồn” này, cần thiết phải kết hợp nhiều biện pháp. Từ mỗi
con người cho đến toàn xã hội.
Lòng nhân ái là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc ta. Nó đã tạo nên một nét độc
đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam. Từ tư tưởng của Nguyễn
Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo đến tấm lòng yêu nước thương dân của Hồ Chí
Minh, Từ truyền thống tương thân tương ái đến những nghĩa cử cao đẹp của con
người. Tất cả đã cho thấy rằng con người sống với nhau quan trọng nhất phải có
tình cảm.
Để nói nên tình cảm của con người với con người, chúng ta không thể đánh đổi
bằng những vật chất tầm thường mà chỉ có sự chân thành quan tâm mới có thể duy
trì một mối quan hệ bền vững. Trao đi thật nhiều yêu thương, chúng ta nhân về yêu
thương.
8. Hơn nữa, một xã hội vô cảm là một xã hội chết! Một cuộc sống vô vị và tẻ nhạt
của một cỗ máy vô tri, chắc hẳn chẳng ai muốn như vậy. Một nhà văn Nga đã từng
nói: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương". Con
người sống mà không có tình thương thì chẳng khác chi con vật, chẳng khác chi
cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa, và sẽ chết dần mòn
trong cô đơn, lạnh lẽo.
Thế nên, chúng ta hãy tích cực chống lại "bệnh vô cảm", phải sống có tình thương,
có trách nhiệm với cộng đồng và đặc biệt là phải mở lòng mình ra với cuộc sống.
Chúng ta nên có một "trái tim nóng" để biết khóc, biết cười, biết lắng nghe, biết
yêu thương, biết rung cảm với mọi người. Hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc: "Lá lành đùm lá rách", "Thương người như thể thương thân"; phải yêu
thương, kính trọng và sống hết lòng với mọi người chung quanh; phải biết: "Vui
cùng người vui, khóc cùng kẻ khóc . Đó là liều thuốc đặc hiệu để chữa "bệnh vô
cảm". Như vậy, giới trẻ mới là chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam giàu đẹp,
hiện đại và văn minh; xứng đáng với nòi giống "con rồng cháu tiên" của một dân
tộc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến.
Chúng ta hãy sống bằng chính con tim của mình, bằng chính những gì mà tạo hóa
đã ban tặng cho ta, chúng ta sống và đừng để cho cái bệnh vô cảm len lỏi vào đời
sống này, hãy lấy cái “tình” mà cảm hóa hành động, hãy lấy tình thương yêu mà
làm ngôi vị trung tâm của cuộc sống, hãy dang rộng trái tim mình, hãy quan tâm
đến mọi người, hãy thông cảm, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh, hãy biết quý
trọng tình cảm và tha thứ cho sự lỗi lầm.