1. TĨNH MẠCH THẬN TRÁI NẰM SAU ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG
(RETROAORTIC LEFT RENAL VEIN)
I. Phôi thai
Trong quá trình phát triển hệ tĩnh mạch, TMCD cho 2 nhánh đi trước và sau ĐMCB để đến
thận trái. Bình thường thì nhánh đi sau ĐMCB sẽ tiêu biến, nhưng nếu quá trình đó không
xảy ra thì sẽ có hình ảnh TM thận trái nằm sau ĐMCB.
A: ĐMCB
v.RV: nhánh đi trước ĐMCB
d.RV: nhánh đi sau ĐMCB
2. II. Phân loại: có 4 type:
1. TM thận đổ về TMCD đúng vị trí
2. TM thận trái đổ về TMCD ở ngang mức L4-L5
3. 3. TM thận trái hình vòng - 1 nhánh đi trước và 1 nhánh đi sau ĐMCB (là thể của BN
đang điều trị)
4. TM thận trái đổ về TM chậu chung trái
4. III. Tóm tắt nghiên cứu
- Nghiên cứu thực hiện trên 1856 người bao gồm 889 người có các triệu chứng về hệ
niệu (đái máu, đau bụng và hông lưng, giãn TM sinh dục trái, tiểu nhiều) và 967 người
(nhóm chứng) có các triệu chứng khác mà không phải của hệ niệu (xuất huyết tiêu hóa,
vàng da, nghi ngờ u bụng, táo bón). Tất cả đều được chụp CT.
- Trong nhóm những người có triệu chứng niệu và có TM thận trái nằm sau ĐMCB
(RLRV), không tìm thấy tình trạng bệnh lý niệu nào khác như sỏi, u, viêm.
- Kết quả:
+ Có 68 người có hình ảnh RLRV với số lượng ở các type lần lượt là 26, 22, 17, 3.
+ Trong số 68 người này có 44 người nằm trong nhóm có triệu chứng niệu (nhất là
người có đái máu), 24 người còn lại ở nhóm kia.
+ Hình ảnh chèn ép RLRV (HC kẹp hạt dẻ sau) được tìm thấy trên 16 người nằm trong
nhóm có triệu chứng niệu và 3 người trong nhóm kia. Trong 16 người này thì có 15
người có đái máu.
+ Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê.
+ Triệu chứng niệu hay gặp nhất trong nghiên cứu là đái máu (420/889)
+ Trong 4 type thì type 2 và type 4 có tỉ lệ gặp triệu chứng cao nhất.
- Tỉ lệ gặp RLRV là 0.8% đến 3.7%, trong đó type 3 ít gặp hơn.
IV. Tài liệu tham khảo
- Link bài nghiên cứu:
https://sci-hub.se/https://doi.org/10.1080%2F02841850701244755
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3531592/
Trương Đình Đức