1. 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10
Câu 1: Con người chỉ có thể tồn tại
A. ngoài môi trường tự nhiên. B. bên cạnh giới tự nhiên.
C. không cần tự nhiên. D. trong môi trường tự nhiên.
Câu 2: Trong cuộc sống em thường chọn cách ứng xử nào sau đây
A. kiên quyết bảo vệ cái đúng. B. dĩ hòa vi quý.
C. một điều nhịn chín điều lành. D. tránh Voi chẳng xấu mặt nào.
Câu 3: Triết học Mác – Lê-nin cho rằng vận động là mọi sự
A. dịch chuyển nói chung. B. phát triển nói chung.
C. biến đổi nói chung. D. biến mất nói chung.
Câu 4: Sự tồn tại và phát triển của con người là
A. do bản năng của con người quy định.
B. song song với sự phát triển của tự nhiên.
C. do lao động và hoạt động của xã hội của con người tạo nên.
D. quá trình thích nghi một cách thụ động với tự nhiên.
Câu 5: Để tạo ra sự biến đổi về chất trước hết phải
A. tạo ra chất mới tương ứng. B. làm cho chất mới ra đời.
C. tạo ra sự biến đổi về lượng. D. tích lũy dần về chất.
Câu 6: Điểm giống nhau giữa chất và lượng được thể hiện ở chỗ chúng đều
A. là những thuộc tính cơ bản tiêu biểu cho sự vật hiện tượng.
B. là cái để phân biệt các sự vật, hiện tượng với nhau.
C.là tính quy định vốn có của sự vật, hiện t ượng.
D. thể hiện ở trình độ vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.
Câu 7: Căn cứ vào phạm vi ứng dụng, phương pháp luận của triết học là phương pháp luận
A. biện chứng. B. chung nhất. C. riêng. D. chung.
Câu 8: Để chất mới ra đời nhất thiết phải
A. tích lũy dần về lượng.
B. tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định.
C. tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng.
D. tạo ra sự biến đổi về lượng.
Câu 9: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. vi phạm. B. điểm giới hạn. C. điểm nút. D. độ.
Câu 10: Heraclit nói: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” được xếp vào
A. phương pháp luận biện chứng. B. phương pháp luận siêu hình.
C. không xếp được. D. vừa biện chứng vừa siêu hình.
Câu 11: Theo triết học Mác – Lê-nin, cái mới, cái tiến bộ luôn ra đời trên cơ sở
A. vứt bỏ hoàn toàn cái cũ. B. kế thừa tất cả từ cái cũ.
C. giữ lại yếu tố tích cực của cái. D. phủ định sạch trơn cái cũ.
Câu 12: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng
2. 2
A. liên hệ gắn bó, ràng buộc nhau. B. cùng tồn tại trong một sự vật.
C. hợp lại thành một khối. D. liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Câu 13: Sự phát triển diễn ra phổ biến trong
A. tự nhiên và xã hội. B. tự nhiên, xã hội và tư duy.
C. xã hội, con người và tư duy. D. tự nhiên và tư duy.
Câu 14: Khái niệm lượng (của triết học) được dùng để chỉ
A. những thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
B. tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
C. trình độ, tốc độ, quy mô, số lượng của sự vật hiện tượng.
D. quy mô, số lượng của sự vật, hiện tượng.
Câu 15: Sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách
A. đột biến. B. dần dần. C. chậm dần. D. nhanh chóng.
Câu 16: Khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Cây cầu không vận động. B. Dòng sông đang vận động.
C. Trái Đất không đứng im. D. Xã hội không ngừng vận động.
Câu 17: Khái niệm chất (của triết học) dùng để chỉ
A. quy mô của sự vật hiện tượng.
B. những thuộc tính cơ bản vốn có và tiêu biểu của sự vật - hiện tượng.
C. cấu trúc và phương thức liên kết của sự vật - hiện tượng.
D. trình độ của sự vật - hiện tượng
Câu 18: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được coi là vấn đề cơ bản của
A. các hệ thống thế giới quan. B. phương pháp luận.
C. phương pháp luận. D. triết học.
Câu 19: Mặt chất và lượng trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn
A. tách rời nhau. B. ở bên cạnh nhau. C. hợp thành một khố.i D. thống nhất với nhau.
Câu 20: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải
A. tạo ra sự biến đổi về lượng. B.lLàm cho chất mới ra đời.
C. tạo ra chất mới tương ứng. D. tích luỹ dần dần về chất.
Câu 21: Sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng diễn ra một cách
A. dần dần. B. nhanh chóng. C. chậm dần. D. đột biến.
Câu 22: Điểm giới hạn mà ở đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng được gọi là
A. điểm đến. B. điểm giới hạn. C. độ. D. điểm nút.
Câu 23: Vận động của vật chất bao gồm năm hình thức cơ bản sau
A. cơ, lí, toán, sinh, xã hội. B. cơ, lí, hoá, sinh, địa.
C. cơ, lí, hoá, sinh, sử. D. cơ, lí, hoá, sinh, xã hội.
Câu 24: Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng những
A. đối kháng. B. mâu thuẫn. C. xung độ.t D. đối đầu.
Câu 25: Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
A. tách rời nhau. B. thống nhất hữu cơ với nhau.
C. tồn tại bên cạnh nhau. D. bài trừ nhau.
Câu 26: Theo quan điểm duy vật biện chứng, nguyên nhân dẫn đến sự phủ định nằm
A. trước cái mới. B. ngay trong bản thân sự vật.
C. giữa cái cũ và cái mới. D. ngoài bản thân sự vật.
3. 3
Câu 27: Thế giới vật chất tồn tại thông qua :
A. Vận động B. Các vật cụ thể
C. Các sự vật, hiện tượng cụ thể D. Các sự vật, hiện tượng
Câu 28: Nội dung cơ bản của triết học gồm có
A. hai vấn đề. B. hai mặt. C. hai câu hỏi. D. hai nội dung.
Câu 29: Trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn luôn có
A. nhiều mặt đối lập cơ bản. B. những mặt đối lập cơ bản.
C. một mặt đối lập cơ bản. D. hai mặt đối lập cơ bản.
Câu 30: Nếu một người bạn hiểu lầm và nói không tốt về em, em sẽ giải quyết bằng cách
A. nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với bạn. B. im lặng là vàng.
C. tránh không gặp mặt bạn ấy. D. tìm bạn ấy để cải nhau cho bỏ tức.
Câu 31: Quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng diễn ra một cách
A. quanh co, phức tạp. B. từ từ, thận trọng. C. đơn giản, thẳng tắp. D. không đồng đều.
Câu 32: Không có sự vật, hiện tượng nào là
A. không tiến lên. B. luôn luôn vận động. C. phát triển. D. không vận động.
Câu 33: Quá trình phát triển của các dạng vật chất sống trên Trái Đất được chứng minh trong thuyết nào sau đây ?
A. Thuyết tế bào. B. Thuyết nguyên tử. C. Thuyết di truyền. D. Thuyết tiến hoá.
Câu 34: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách
A. kết hợp các mặt đối lập. B. thống nhất giữa các mặt đối lập.
C. điều hoà các mặt đối lập. D. đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 35: Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là mang tính
A. kế thừa và phổ biến. B. kế thừa và phát triển.
C. khách quan và kế thừa. D. khách quan và phổ biến.
Câu 36: Sự biến đổi về lượng dẫn đến
A. sự vật cũ đươc thay thế bằng sự vật mới. B. chất mới ra đời.
C. sự thống nhất giữa chất và lượng bị phá vỡ. D. sự biến đổi về chất.
Câu 37: Để phân biệt một sựvật, hiện tượngnàyvới một sự vật, hiệntượng khác, người ta căn cứ vào
A. lượng của sự vật, hiện tượng. B. quy mô của sự vật, hiện tượng.
C. tính chất của sự vật, hiện tượn. D. chất của sự vật, hiện tượng.
Câu 38: Những sự vật, hiện tượng nào sau đây được coi là hai mặt đối lập của mâu thuẫn?
A. Cao và thấp. B. Tròn và vuông. C. Đồng hoá và dị hoá. D. Dài và ngắn.
Câu 39: “Sự biến đổi dần dần về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại” đã chỉ ra
A. cách thức phát triển. B. nguồn gốc phát triển.
C. Con đường phát triển D. khuynh hướng phát triển.
Câu 40: Con người là kết quả và là sản phẩm của
A. xã hội. B. đấng sáng tạo. C. giới tự nhiên. D. lịch sử.
Câu 41: Lịch sử loài người được bắt đầu khi con người biết
A. làm nhà để ở.
B. sử dụng cung tên và lửa.
C. ăn chín, uống sôi.
D. chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
Câu 42: Khi con người đầu tiên xuất hiện thì
A. lịch sử xã hội chưa bắt đầu.
B. lịch sử xã hội cũng bắt đầu.
C. lịch sử xã hội đã phát triển.
D. lịch sử loài người sắp diễn ra.
Câu 43: Thông qua quá trình lao động, con người đã không ngừng
4. 4
A. giàu có hơn.
B. tiến hoá và hoàn thiện hơn.
C. trưởng thành hơn.
D. phát triển đông đúc hơn.
Câu 44: Để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội, con người đã phải không ngừng
A. tiến hoá.
B. lao động sản xuất.
C. tác động vào tự nhiên.
C. đấu tranh.
Câu 45: Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị
A. vật chất to lớn của xã hội.
B. kinh tế, văn hoá của xã hội.
C. văn hoá tinh thần của xã hội.
D. vật chất và tinh thần của xã hội.
Câu 46: Đối với con người, hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động
A. đặc trưng.
B. đặc thù.
C. đặc trưng riêng có.
D. đặc trưng tiêu biểu.
Câu 47: Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của con người đảm bảo cho xã hội không ngừng
A. tồn tại.
B. phát triển.
C. đi lên.
D. tồn tại và phát triển.
Câu 48: Con người là kết quả và là sản phẩm của
A. xã hội.
B. giới tự nhiên.
C. lịch sử.
D đấng sáng tạo.
Câu 49: Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là
A. sự phát triển.
B. sự vận động.
C. mâu thuẩn.
D. sự đấu tranh.
Câu 50: Vấn đề cơ bản của triết học
A. quan hệ của vật chất và vận động.
B. quan hệ của lý luận và thực tiển.
C.quan hệ giữa vật chất và ý thức.
D. quan hệ giữa phép biện chứng và siêu hình.
Câu 51: Vận động điền kinh chạy trên xân vận động thuộc hình thức vận động nào?
A. Xã hội.
B. Cơ học.
C.Vật lý.
D. Sinh học.
Câu 52: Sự phát triển diễn ra phổ biến trong
A. tự nhiên và tư duy.
B.xã hội, con người và tư duy.
C.tự nhiên, xã hội và tư duy.
D tự nhiên và xã hội.
Câu 53: Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển
A. sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
B. sự thoái hóa của một loài động vật.
C. cây cối khô héo, mục nát.
D. nước bị đun nóng bốc thành hơi nước, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước.
Câu 54: Đối tượng nghiên cứu của triết học
A. nghiên cứu những vấn đề cụ thể.
B. nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
5. 5
C. nghiên cứu sự vận động, phát triển của thế giới.
D. nghiên cứu sự cấu tạo, tính chất, sự biến đổi của các chất.
Câu 55: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây
A. thế giới quan duy vật không xây dựng phương pháp biện chứng.
B. thế giới quan duy tâm có đựơc phương pháp biện chứng.
C. thế giới quan duy vật thống nhất phương pháp luận biện chứng.
D. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng tách rời nhau.
Câu 56: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây nói về phủ định
A. phủ định là sự xóa bỏ.
B. phủ định là sự xóa bỏ và chấm dứt sự tồn tại và phát triển.
C. Phủ định là vứt bỏ hoàn toàn cái cũ.
D phủ định là chấm dứt sự tồn tại và phát triển.
Câu 57: Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời
sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của
A. triết học.
B. sử học.
C. toán học.
D. vật lí.
Câu 58: Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là
A. sự phát triển.
B. sự vận động.
C. mâu thuẫn.
D. sự đấu tranh.
Câu 59: Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào?
A. Hoá học.
B. Sinh học.
C. Vật lý.
D. Cơ học.
Câu 60: Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động nào?
A. Cơ học.
B. Vật lý.
C. Hoá học.
D. Sinh học.
Câu 61: Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn là
A. sự tăng trưởng.
B. sự phát triển.
C. sự tiến hoá.
D. sự tuần hoàn.
Câu 62: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình
độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là
A. mặt đối lập.
B. chất.
C. lượng.
D. độ.
Câu 63: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho
sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với cái khác là
A. điểm nút
B. chất
C. lượng
D. độ
6. 6
Câu 64: Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật,
hiện tượng là
A. điểm nút.
B. bước nhảy.
C. lượng.
D. độ.
Câu 65: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng
được gọi là
A. điểm nút.
B. bước nhảy.
C. chất.
D. độ.
Câu 66: Khái niệm dùng để chỉ việc xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng là
A. phủ định.
B. phủ định biện chứng.
C. phủ định siêu hình.
D. diệt vong.
Câu 67: Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định biện chứng?
A. Là sự phủ định có tính khách quan.
B. Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ, tích cực của cái cũ.
C. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
D. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng.
Câu 68: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào?
A. Hoá học.
B. Vật lý.
C. Cơ học.
D. Xã hội.
Câu 69: Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn
vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào?
A. Duy vật.
B. Duy tâm.
C. Nhị nguyên luận.
D. Siêu hình.
Câu 70: Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức.
Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có
thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây
A. duy vật.
B. duy tâm.
C. nhị nguyên luận.
D. siêu hình.
Câu 71: Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì trong triết học Mác
A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
B. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
C. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
Câu 72: Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào
A. quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
B. vấn đề coi trọng lợi ích vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần.
C. việc con người có nhận thức được thế giới hay không.
D. việc con người nhận thức thế giới như thế nào.
Câu 73: Nhà bác học Galile đã khẳng định thuyết nhật tâm của cô-péc-ních là đúng và còn bổ sung:
<Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó> nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn?
7. 7
A. Tiêu chuẩn của chân lý.
B. Cơ sở của nhận thức.
C. Động lực của nhận thức.
D. Mục đích của nhận thức.
Câu 74: Trong nhận thức của con người bao giờ cũng tồn tại
A. nhận thức sai lầm nhiều hơn.
B. sự hiểu biết vô tận.
C. nhận thức đúng và nhận thức sai.
D. nhận thức đúng nhiều hơn nhận thức sai.
Câu 75: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức có mấy vai trò?
A. Một.
B. Hai.
C.Ba.
D. Bốn.
Câu 76: Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì
A. nhu cầu nhận thức thế giới khách quan của con người.
B. thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.
C. mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan.
D. con người cần giải quyết những nhu cầu nảy sinh.
Câu 77: Hoạt động thực tiễn cơ bản nhất của con người là
A. hoạt động sản xuất vật chất.
B. hoạt động chính trị xã hội.
C. hoạt động thực nghiệm khoa học.
D.hoạt động nghệ thuật giáo dục.
Câu 78: Triết học duy vật biện chứng cho rằng
A. nhận thức do bẩm sinh.
B. nhận thức do thần linh mách bảo.
C. nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản,máy móc.
D. nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn.
Câu 79: Triết học duy vật biện chứng cho rằng:nhận thức gồm mấy giai đoạn
A. Hai giai đoạn.
B. Một giai đoạn.
C. Ba giai đoạn.
D. Bốn giai đoạn.
Câu 80: Đoạn văn sau đây của Bác Hồ muốn nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn:<tiếc vì các kế hoạch
đó đều chủ quan, không căn cứ vào thực tế,cho nên một khi gặp sự thử thách như trận địch tấn công vừa
rồi thì tản loạn hết>
A. tiêu chuẩn của chân lý.
B. cơ sở của nhận thức.
C. động lực của nhận thức.
D. mục đích của nhận thức.
Câu 81: Nhận thức của con người bắt nguồn từ đâu.
A. lao động.
B. thực tiễn.
C. sản xuất.
D. hoạt động.
Câu 82: Một trong những đặc điểm của phủ định biện chứng là tính
A. khách quan.
B. tập trung.
C. chủ quan.
D. toàn bộ.
Câu 83: Việc xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó được gọi là
8. 8
A. phủ định.
B. phủ định siêu hình.
C. phủ định sạch trơn.
D. phủ định biện chứng.
Câu 84: Cái mới theo nghĩa triết học là
A. cái mới lạ so với cái trước.
B. cái ra đời sau so với cái ra đời trước.
C. cái phức tạp hơn so với cái trước.
D. Cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.
Câu 85: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây nói về phủ định
A. phủ định là sự xóa bỏ và chấm dứt sự tồn tại và phát triển.
B. cái mới ra đời thay thế cái cũ,sự phát triển cao hơn.
C. phủ định là vứt bỏ hoàn toàn cái cũ.
D. phủ định là sự xóa bỏ.
Câu 86: Hãy chỉ rõ những ví dụ nào là phủ định biện chứng để hội nhập với văn hóa thế giới chung ta
cần
A. xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa thời phong kiến.
B. xây dựng nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc.
C. tiếp thu tất cả các nền văn hóa của thế giới.
D. phát triển một số loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Câu 87: Đâu không phải là đặc trưng của phủ định biện chứng?
A. Là sự phủ định có tính khách quan.
B. Cái mới ra đời có sự kế thừa cái cũ.
C. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
D. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng.