2. - Nguyễn Sơn Hoành (NT)
- Nguyễn Đặng Nhật Minh
- Nguyễn Thị Kim Dung
- Nguyễn Tấn Phát
Nhóm S7ven
3. - Phần bài chọn: Bài 40, chương V,
SGK Vật Lý 11 (Nâng cao)
- Thời gian chuẩn bị: 2 tuần
- Thời gian trình bày: 1 tiết (45 phút)
Giới thiệu bài dạy
4. Bối cảnh: Hội Vật Lý Tp. Hồ Chí Minh
tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức cho học sinh
THPT về ứng dụng của các thiết bị điện từ
trong đời sống hàng ngày. Tham gia vào cuộc
thi này, học sinh đóng vai trò là thuyết trình
viên và người phỏng vấn tiến hành nghiên cứu,
tìm hiểu kiến thức và những ứng dụng của
dòng điện Fu-cô trong đời sống và kĩ thuật.
Mô tả dự án
5. Mô tả dự án
Nhóm 1 - Nhóm lý thuyết: đóng vai thuyết trình viên
- Xây dựng bộ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm.
Quan sát hiện tượng, nhận xét và tìm hiểu cách giải
thích hiện tượng.
- Từ thí nghiệm trên đưa ra định nghĩa về dòng
điện Fu-cô và những đặc điểm của dòng điện Fu-cô.
6. Mô tả dự án
Nhóm 2 – Nhóm phóng viên: đóng vai phóng viên
phỏng vấn
- Phỏng vấn các nhà sản xuất dụng cụ bếp về hoạt
động của bếp từ.
- Phỏng vấn các nhà sản xuất ôtô về hoạt động
của phanh điện từ.
- Phỏng vấn các kĩ sư của công ty luyện kim về
hoạt động của lò cảm ứng điện từ.
- Phỏng vấn các kĩ sư của công ty thiết bị điện về
sự ảnh hưởng của dòng Fu-cô lên máy biến thế và cách
thức công ty giảm thiểu ảnh hưởng đó.
7. Mô tả dự án
Sản phẩm học sinh:
- Bộ thí nghiệm khảo sát dòng điện Fu-cô.
- Bài trình diễn dự án của 2 nhóm.
Đối tượng khán giả: Ban giám khảo hội thi, các
giáo viên và học sinh THPT.
8. - Nêu được dòng điện Fu-cô là gì?
- Nêu được tác dụng có lợi và cách hạn chế
tác dụng bất lợi của dòng điện Fu-cô.
- Hình thành kĩ năng giao tiếp, làm việc
theo nhóm và kĩ năng sử dụng các phương
tiện thông tin, công nghệ để hỗ trợ.
Chuẩn kiến thức bài dạy
9. Mục tiêu của bài dạy
Về mặt kiến thức:
- Hiểu được dòng điện Fu-cô là gì.
- Phân tích được những lợi ích và cách hạn
chế các tác dụng bất lợi của dòng Fu-cô trong kĩ
thuật.
- Giải thích được nguyên lí làm việc của một
số thiết bị ứng dụng dòng Fu-cô trong đời sống.
10. Mục tiêu của dự án
Về mặt kĩ năng
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế có
liên quan đến dòng điện Fu-cô.
- Hình thành kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
tìm kiếm, tổng hợp và phân tích thông tin.
Về mặt thái độ
- Có thái độ tích cực, say mê học tập vật lý, ứng
dụng lý thuyết đã học vào thực tế.
11. Câu hỏi khái quát
Nếu không có điện trường
và từ trường thì cuộc sống của
chúng ta sẽ như thế nào?
12. Câu hỏi bài học
- Dòng điện cảm ứng có xuất hiện
trong khối kim loại hay không?
- Điều kiện để xuất hiện dòng điện
cảm ứng trong kim loại là gì?
13. Câu hỏi nội dung
- Dòng điện Fu-cô là gì? Khi nào
dòng điện Fu-cô được sinh ra?
- Những lợi ích mà dòng điện Fu-cô
mang lại cho đời sống và kĩ thuật là gì?
- Làm thế nào để giảm thiểu các tác
dụng bất lợi của dòng điện Fu-cô?
14. Bài trình diễn nhóm lý thuyết
Bài trình diễn nhóm phóng viên
Sản phẩm học sinh
15. Kế hoạch, lịch trình đánh giá
Đánh giá tìm hiểu nhu cầu học sinh
Đánh giá bài thuyết trình
Đánh giá bộ thí nghiệm
Đánh giá tự định hướng
Bài kiểm tra viết sau dự án
16. Tài liệu hỗ trợ học sinh 1
Tài liệu hỗ trợ học sinh 2
Tài liệu quản lý học sinh
Tiến trình bài dạy
Blog