ݺߣ

ݺߣShare a Scribd company logo
Đâu là nhân viên kinh doanh giỏi? 
Làm thế nào để đánh giá một nhân viên kinh doanh là giỏi? Để trả lời câu hỏi đó 
có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có một số doanh nghiệp (DN) thường dựa vào 
kết quả bằng cấp mà nhân viên đã có khi học ở các trường, kết quả qua các đợt thi 
nghiệp vụ hoặc thời gian mà họ cần mẫn làm việc trong cơ quan. Theo tôi, việc 
đánh giá theo cách ấy chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó và nếu xét trong mối quan 
hệ tương quan của điều kiện cần và đủ thì chỉ có điều kiện cần nhưng chưa đủ. 
Người nhân viên kinh doanh giỏi phải là người giúp cho DN ngày một phát triển 
và có thể làm việc, thích nghi với môi trường, văn hóa của DN đó... Do vậy, ngoài 
yếu tố về bằng cấp, về sự cần mẫn trong công việc thì theo tôi một số yếu tố mà 
người nhân viên kinh doanh giỏi cần có đó là: 
1. Biết tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng 
Là một nhân viên của ngân hàng hay của bất kỳ một DN nào khác, muốn có được 
thu nhập cao thì phải bán được nhiều sản phẩm, để bán được nhiều sản phẩm họ 
phải tìm mọi cách để thu hút, tư vấn và thuyết phục khách mua hàng. Họ phải biết 
tạo ra mối quan hệ tốt với từng khách hàng, làm được như thế thì số lượng khách 
hàng giao dịch với DN ngày càng tăng, hiệu quả mới ngày càng cao. 
2. Chú trọng đến kết quả cuối cùng 
Việc tuân thủ quy định thời gian làm việc tại văn phòng DN là điều tốt nhưng đừng 
quá nghiêm ngặt. Chúng ta cần có thời gian để quan hệ với bên ngoài và ở nơi ấy 
có nhiều thông tin có ích cho công việc hàng ngày của một nhân viên kinh doanh. 
Tuy nhiên những cuộc hẹn gặp đối tác, khách hàng, những cuộc họp thì không thể 
sai giờ. 
Theo khảo sát của AOL và trang web salary.com, “các nhân viên tỏ ra ‘cày bừa’ 
đều đặn chỉ thực sự làm việc có 3 ngày một tuần”. Do đó, một nhân viên giỏi họ 
thường quan tâm đến kết quả cuối cùng của công việc mình được giao, thường gắn 
lợi ích của mình với mục tiêu và kết quả chung của DN; Họ thường làm chủ bất kỳ 
công việc được giao và tình nguyện tham gia thêm công việc khác mà họ thích 
hoặc có thể làm tốt. 
3. Nhiệt tình, chủ động trong công việc 
Trong một tập thể, một nhân viên lúc nào cũng bị chậm trễ trong công việc sẽ ảnh 
hưởng đến hiệu suất lao động của đồng nghiệp, một người luôn hăng say với công 
việc sẽ làm động lực lôi kéo mọi người khác cùng tham gia. Do đó, một nhân viên 
giỏi họ phải luôn thể hiện sự nhiệt tình và thái độ làm việc tích cực.
Công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, khi khó khăn nhất mới thấy được bản 
chất thực sự của con người. Người nhân viên giỏi là người biết cách vượt qua nó 
bằng việc chủ động tìm ra cho mình một hướng đi đúng để giải quyết công việc, 
trong lúc khó khăn nhất cũng vẫn thấy tinh thần lạc quan và nụ cười của họ, đấy 
chính là cách họ tự trấn an bản thân và thể hiện niềm tin trong công việc, cũng như 
đó là cách để làm giảm bớt không khí nặng nề khi mọi người cùng cố gắng vượt 
qua. Thậm chí nó giúp triệt tiêu những tư tưởng, thái độ tiêu cực của một số nhân 
viên khi không đủ can đảm để vượt qua thử thách đó. Những nhân viên giỏi cần 
biết lúc nào nên thoải mái, lúc nào nên nghiêm túc và lúc nào nên dừng lại. 
4. Tinh thần hợp tác 
Người nhân viên giỏi là người luôn gắn mình với tập thể, với nhóm làm việc. Họ 
luôn ý thức được rằng cần phải có sự hợp tác và giúp đỡ của các thành viên khác 
để hoàn thành tốt công việc, cũng như họ luôn tình nguyện giúp đỡ người khác và 
có ý thức trách nhiệm với công việc được giao. Chịu trách nhiệm nếu công việc 
không đạt như ý muốn và biết cảm ơn, chia sẻ thành công với kết quả đạt được. 
5. Nhanh chóng thích nghi 
Nhân viên giỏi cần phải biết thích nghi với môi trường văn hóa của DN, nhanh 
chóng thích nghi với những thay đổi, linh hoạt trong hành động để có thể ứng phó 
nhanh với khó khăn, thách thức chứ không phải lúc nào cũng chỉ quan tâm đến 
việc làm đúng những gì được quy định về chức năng, nhiệm vụ của mình. Khi một 
sự cố bất ngờ xảy ra, một nhân viên giỏi sẽ chủ động xử lý vấn đề để giảm thiểu rủi 
ro mà không đợi cho đến khi được cấp trên yêu cầu làm điều đó. 
Không chỉ tuân thủ quy chế, quy định nghiệp vụ, nhân viên giỏi ít khi bằng lòng 
với cách làm hiện tại mà họ luôn sáng tạo, tìm cách cải tiến quy trình, nâng cao 
hiệu quả công việc.

More Related Content

Đâu là nhân viên kinh doanh giỏi

  • 1. Đâu là nhân viên kinh doanh giỏi? Làm thế nào để đánh giá một nhân viên kinh doanh là giỏi? Để trả lời câu hỏi đó có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có một số doanh nghiệp (DN) thường dựa vào kết quả bằng cấp mà nhân viên đã có khi học ở các trường, kết quả qua các đợt thi nghiệp vụ hoặc thời gian mà họ cần mẫn làm việc trong cơ quan. Theo tôi, việc đánh giá theo cách ấy chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó và nếu xét trong mối quan hệ tương quan của điều kiện cần và đủ thì chỉ có điều kiện cần nhưng chưa đủ. Người nhân viên kinh doanh giỏi phải là người giúp cho DN ngày một phát triển và có thể làm việc, thích nghi với môi trường, văn hóa của DN đó... Do vậy, ngoài yếu tố về bằng cấp, về sự cần mẫn trong công việc thì theo tôi một số yếu tố mà người nhân viên kinh doanh giỏi cần có đó là: 1. Biết tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng Là một nhân viên của ngân hàng hay của bất kỳ một DN nào khác, muốn có được thu nhập cao thì phải bán được nhiều sản phẩm, để bán được nhiều sản phẩm họ phải tìm mọi cách để thu hút, tư vấn và thuyết phục khách mua hàng. Họ phải biết tạo ra mối quan hệ tốt với từng khách hàng, làm được như thế thì số lượng khách hàng giao dịch với DN ngày càng tăng, hiệu quả mới ngày càng cao. 2. Chú trọng đến kết quả cuối cùng Việc tuân thủ quy định thời gian làm việc tại văn phòng DN là điều tốt nhưng đừng quá nghiêm ngặt. Chúng ta cần có thời gian để quan hệ với bên ngoài và ở nơi ấy có nhiều thông tin có ích cho công việc hàng ngày của một nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên những cuộc hẹn gặp đối tác, khách hàng, những cuộc họp thì không thể sai giờ. Theo khảo sát của AOL và trang web salary.com, “các nhân viên tỏ ra ‘cày bừa’ đều đặn chỉ thực sự làm việc có 3 ngày một tuần”. Do đó, một nhân viên giỏi họ thường quan tâm đến kết quả cuối cùng của công việc mình được giao, thường gắn lợi ích của mình với mục tiêu và kết quả chung của DN; Họ thường làm chủ bất kỳ công việc được giao và tình nguyện tham gia thêm công việc khác mà họ thích hoặc có thể làm tốt. 3. Nhiệt tình, chủ động trong công việc Trong một tập thể, một nhân viên lúc nào cũng bị chậm trễ trong công việc sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất lao động của đồng nghiệp, một người luôn hăng say với công việc sẽ làm động lực lôi kéo mọi người khác cùng tham gia. Do đó, một nhân viên giỏi họ phải luôn thể hiện sự nhiệt tình và thái độ làm việc tích cực.
  • 2. Công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, khi khó khăn nhất mới thấy được bản chất thực sự của con người. Người nhân viên giỏi là người biết cách vượt qua nó bằng việc chủ động tìm ra cho mình một hướng đi đúng để giải quyết công việc, trong lúc khó khăn nhất cũng vẫn thấy tinh thần lạc quan và nụ cười của họ, đấy chính là cách họ tự trấn an bản thân và thể hiện niềm tin trong công việc, cũng như đó là cách để làm giảm bớt không khí nặng nề khi mọi người cùng cố gắng vượt qua. Thậm chí nó giúp triệt tiêu những tư tưởng, thái độ tiêu cực của một số nhân viên khi không đủ can đảm để vượt qua thử thách đó. Những nhân viên giỏi cần biết lúc nào nên thoải mái, lúc nào nên nghiêm túc và lúc nào nên dừng lại. 4. Tinh thần hợp tác Người nhân viên giỏi là người luôn gắn mình với tập thể, với nhóm làm việc. Họ luôn ý thức được rằng cần phải có sự hợp tác và giúp đỡ của các thành viên khác để hoàn thành tốt công việc, cũng như họ luôn tình nguyện giúp đỡ người khác và có ý thức trách nhiệm với công việc được giao. Chịu trách nhiệm nếu công việc không đạt như ý muốn và biết cảm ơn, chia sẻ thành công với kết quả đạt được. 5. Nhanh chóng thích nghi Nhân viên giỏi cần phải biết thích nghi với môi trường văn hóa của DN, nhanh chóng thích nghi với những thay đổi, linh hoạt trong hành động để có thể ứng phó nhanh với khó khăn, thách thức chứ không phải lúc nào cũng chỉ quan tâm đến việc làm đúng những gì được quy định về chức năng, nhiệm vụ của mình. Khi một sự cố bất ngờ xảy ra, một nhân viên giỏi sẽ chủ động xử lý vấn đề để giảm thiểu rủi ro mà không đợi cho đến khi được cấp trên yêu cầu làm điều đó. Không chỉ tuân thủ quy chế, quy định nghiệp vụ, nhân viên giỏi ít khi bằng lòng với cách làm hiện tại mà họ luôn sáng tạo, tìm cách cải tiến quy trình, nâng cao hiệu quả công việc.