Thông tin cập nhật 08.08.2021
Thực hiện bởi Nhóm Bác sĩ trẻ Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (YDAACI)
Mail: bsdiungmdls@gmail.com
Facebook: fb.com/YDDACI
1 of 22
Download to read offline
More Related Content
Vaccin covid phụ nữ có thai và cho con bú
1. Vaccin COVID-19 ở phụ nữ có
thai và cho con bú
Nhóm Bác Sĩ Trẻ
Dị Ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng
YDAACI
fb.com/YDDACI slideshare.net/YDAACIdiungmdls
2. Đặt vấn đề
• Vaccine COVID-19 có an toàn cho phụ nữ có thai (PNCT) và phụ
nữ cho con bú (PNCCB)?
• Vaccine COVID 19 có tác động bất lợi cho thai hoặc trẻ bú mẹ?
• Vaccine COVID-19 có hiệu lực bảo vệ cho thai hoặc trẻ sau sinh
hoặc trẻ bú mẹ?
• Loại vaccine nào nên được ưu tiên lựa chọn cho PNCT và
PNCCB?
4. TỔNG QUAN
• PNCT có nguy cơ mắc COVID nặng (nhập viện, điều
trị tại ICU, yêu cầu hỗ trợ hô hấp, tử vong) cao hơn so
với phụ nữ không có thai, đặc biệt ở 3 tháng cuối
• PNCT mắc COVID có gia tăng nguy cơ sinh non so với
PNCT không mắc COVID
CDC , Covid-19 Vaccins While Pregnant or Breastfeeding, updated June 29, 2021
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html
5. 1. Không có sự khác biệt về đáp ứng miễn dịch dịch thể với vaccine
mRNA giữa PNCT, phụ nữ không có thai và cho con bú
2. Hiệu giá kháng thể sau tiêm vaccine của PNCT cao hơn PNCT đã mắc
COVID
Gray KJ, Bordt EA, Atyeo C, et al. Am J Obstet Gynecol 2021
Hiệu lực của vaccin trên PNCT
6. Gray KJ, Bordt EA, Atyeo C, et al Coronavirus disease 2019 vaccine response in pregnant and lactating women: a
cohort study. Am J Obstet Gynecol 2021
Hiệu lực của vaccin trên PNCT
Kháng thể với SARS-CoV-2 sau tiêm vaccine qua được hàng rào dây rốn và sữa
7. Gray KJ, Bordt EA, Atyeo C, et al .. Am J Obstet Gynecol 2021
Hiệu lực của vaccin trên PNCT
Kháng thể với SARS-CoV-2 sau tiêm vaccine từ mẹ xuất hiện trong máu cuống rốn
8. Tính an toàn của vaccin COVID 19 trên PNCT
• Các nghiên cứu về tính an toàn của vaccin trên đối
tượng phụ nữ có thai còn hạn chế (đang tiến hành)
• Các nghiên cứu trên động vật trước và trong quá trình
mang thai (với vaccine Pfizer-BioNTech, Moderna và
J&J/Janssen) chỉ ra vaccine an toàn đến khả năng sinh
sản và sự phát triển của phôi thai.
Centers for Disease Control and Prevention.Information about COVID-19 Vaccines for People who Are Pregnant or Breastfeeding
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html
9. Tính an toàn của vaccin COVID 19
3. EBCOG position statement on COVID-19 vaccination for pregnant and breastfeeding women
Dựa chế bản chất và cơ chế tác dụng:
• Các vaccine COVID 19 hiện tại không sử dụng Virus
sống nên không có khả năng gây bệnh
• Vaccine mRNA không tương tác với DNA của đối
tượng tiêm chủng, không gây đột biến gen
• Vaccine vector như Ebola đã được thử nghiệm và
chứng minh có tính an toàn với phụ nữ có thai và thai
nhi.
2.CDC, .Information about COVID-19 Vaccines for People who Are Pregnant or Breastfeeding
1.The American College of Obstetricians and Gynecologists, COVID-19 vaccination considerations for Obstetriic-Gynecologic Care
10. Shimabukuro TT, Kim SY, Myers TR, N Engl J Med. 2021;384(24):2273. Epub 2021 Apr 21
Tính an toàn của vaccin COVID 19
Tỷ lệ của các tác dụng phụ hay gặp sau tiêm hai vaccine COVID19 (Frizer và
Moderna) không có sự khác biệt giữa nhóm PNCT và phụ nữ không mang thai
11. Tính an toàn của vaccin COVID 19
Shimabukuro TT, Kim SY, Myers TR, N Engl J Med. 2021;384(24):2273. Epub 2021 Apr 21
Tỷ lệ gặp biến chứng sảy thai hoặc thai lưu và bất thường thai sau sinh ở
PNCT tiêm vaccin COVID không có sự khác biệt với số liệu trên dân số chung
đã được công bố trước đó
12. • Biến cố tắc mạch sau tiêm vaccin COVID vector (Astra Zeneca và
Johnson & Johnson) được báo cáo gặp ở nữ nhiều hơn nam
• Phụ nữ có thai có có nguy cơ huyết khối cao hơn phụ nữ thông thường,
liên quan đến thuốc sử dụng, thay đổi hormone, thai nghén, vận
động,…
❖ Tuy nhiên chưa có bằng chứng chỉ ra PNCT có tăng nguy cơ mắc biến
cố tắc mạch sau tiêm vaccin COVID-19 nhóm vector so với phụ nữ
không mang thai
❖ Không khuyến cáo dừng aspirin hoặc chống đông ở phụ nữ có thai
trước khi tiêm vaccine COVID-19
❖ Không khuyến cáo ngừng hoặc đình chỉ thai nghén do tiêm vaccin
COVID-19
Tính an toàn của vaccin COVID 19
Centers for Disease Control and Prevention.Information about COVID-19 Vaccines for People who Are Pregnant or Breastfeeding
13. Phụ nữ dự định mang thai
• Phụ nữ mong muốn có thai có thể được tiêm vaccin,
không có bằng chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh
sản.
• Không khuyến cáo test kiểm tra thai nghén thường quy
trước khi tiêm Vaccin
• Không khuyến cáo dừng hoặc thay đổi thuốc tránh thai
ở phụ nữ dự định tiêm vaccin COVID-19 nhóm này
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/recommendations/pregnancy.html
https://www.who.int/groups/strategic-advisory-group-of-experts-on-immunization/covid-19-materials
14. Khuyến cáo về vaccin COVID-19 ở PNCT
✔Tất cả phụ nữ có thai có thể được tiêm vaccin nếu không có chống chỉ
định --> cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ
✔Quyết định tiêm vaccin dựa trên lựa chọn của thai phụ sau khi được bác
sỹ đánh giá và tư vấn đầy đủ về:
• Nguy cơ mắc COVID
• Nguy cơ bệnh nặng khi mắc COVID của PNCT: >= 35 tuổi, béo phì,
bệnh phổi mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường trước khi mang
thai
• Lợi ích và tác dụng bất lợi của vaccin
• Các dữ liệu nghiên cứu về tính an toàn của vaccin cho phụ nữ có thai
Risk factors for illness severity among pregnant women with confirmed SARS-CoV-2 infection – March 29, 2020 January
8, 2021
CDC , Covid-19 Vaccins While Pregnant or Breastfeeding, updated June 29, 2021
15. Tình hình tiêm chủng vaccin COVID-19 ở phụ nữ có thai
trên thế giới
https://www.comitglobal.org/pregnancy, updated July 10, 2021
17. Hiện nay chưa có dữ liệu nghiên cứu về:
• Tính an toàn của vaccin COVID-19 trên phụ nữ cho
con bú
• Hiệu lực của vaccin COVID-19 trên trẻ bú mẹ
• Ảnh hưởng của vaccin COVID-19 đến sản xuất và tiết
sữa
CDC , Covid-19 Vaccins While Pregnant or Breastfeeding, updated June 29, 2021
PHỤ NỮ CHO CON BÚ
18. PHỤ NỮ CHO CON BÚ
• Phụ nữ cho con bú có nguy cơ mắc COVID nặng
tương tự PNCT
• Vaccin không gây hại cho trẻ sơ sinh, ngược lại kháng
thể xuất hiện trong sữa mẹ, có thể bảo vệ trẻ bú mẹ
khỏi nhiễm COVID
• Hiệu lực của vaccin ở PNCT được mong đợi tương tự
nhóm đối tượng khác
Martins I, Louwen F et al, European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology 262 (2021) 256–258
,
Dooling K, Marin M, et al. United States, December 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2021;69:1657–60
,
19. Tình hình tiêm chủng vaccin COVID-19 ở phụ nữ cho con bú
trên thế giới
https://www.comitglobal.org/lactation, updated July 10, 2021
20. KHUYẾN CÁO TẠM THỜI CỦA WHO
https://www.comitglobal.org/authority/who
21. KẾT LUẬN
❖ Vaccin nên được đề nghị tiêm ở tất cả PNCT, sau khi
cân nhắc lợi ích và nguy cơ
❖ Vaccin được khuyến cáo ở PNCT có nguy cơ cao nếu
không có chỉ định. Chưa có đủ dữ liệu về loại vaccin
COVID ưu tiên cho PNCT
❖ Vaccin COVID-19 được khuyến cáo tiêm cho tất cả
phụ nữ dự định mang thai hoặc phụ nữ cho con bú
Martins I, Louwen F et al, European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology 262 (2021) 256–258
,
https://www.who.int/groups/strategic-advisory-group-of-experts-on-immunization/covid-19-materials
,
22. THANK YOU!
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
Mail: bsdiungmdls@gmail.com
Facebook: fb.com/YDDACI
ݺߣshare: slideshare.net/YDAACIdiungmdls
Thông tin cập nhật đến 08.08.2021
Mọi hướng dẫn có thể thay đổi khi có thêm
kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng