Các giai đoạnphát triển của dân số thế giới qua các thời kỳ khác nhau.
1 of 45
Downloaded 96 times
More Related Content
Vấn đề dân số thế giới
1. Bài báo cáo thảo luận nhóm 1
Người báo cáo: Dương Thị Ái Như
Dân số
thế giới
3. MỞ ĐẦU
Quần thể người đã trải qua hàng nghìn thế kỷ để
đạt được sự phồng thịnh như bây giờ tuy nhiên
chính sự phát triển nhảy vọt như vậy lại mang lại
nhiều thách thức cho con người. Đặc biệt là vấn
đề dân số, mặc dù hiện nay tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên đã giảm và dần ổn định nhưng sức ép lên
môi trường lại càng ngày càng lớn, trong tương
lai con người sẽ phải đối mặt với hàng nghìn khó
khăn do chính mình tạo nên, đó chính là thách
thức của sự sinh tồn. Vậy con người sẽ làm cách
nào để có thể tồn tại trong một môi trường đầy
biến động như thế? Câu trả lời sẽ nằm trong
chính mỗi chúng ta.
4. I. Các giai đoạn về tăng trưởng kích thước
của quần thể người
• Về lý thuyết kích thước của một quần thể sẽ
tăng theo 4 giai đoạn:
- Pha tăng dương
- Pha tăng logarit
- Pha tăng âm
- Pha tiệm cận
5. • Quần thể người mặc dù có rất nhiều điểm
khác biệt với các quần thể sinh vật nhưng
cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên dựa
trêm kết quả thống kê thì quần thể người mới
trải qua 2 giai đoạn:
- Pha tăng dương ( 50.000 BC – 1650)
- Pha tăng logarit (1650- 1963)
Và hiện tại đang trong pha tăng âm
6. 1. Pha tăng dương
• Ở pha này tốc độ tăng tự nhiên của dân số
tăng với gia tốc dương
• Đối với quần thế người giai đoạn này kéo dài
từ khi tổ tiên loài người xuất hiện vài triệu
năm trước đây .(Đặc biệt là sự xuất hiện của
người hiện đại Homosapiens ở Châu Phi và với
ước tính chỉ khoảng 125.000 người) cho đến
năm 1650 ( đạt 500 triệu người)
• Đặc điểm: Dân số ở thời kỳ này chia làm 2 giai
đoạn
7. a. Trước khi có sản xuất ( 50.000 BC - 6000 BC )
- Trong thời kỳ này hoạt động kinh tế của con người
chủ yếu gắn liền với săn bắt, hái lượm, công cụ
được chế tác bằng đá. Dân số tăng rất chậm do
trình độ phát triển lực lượng sản xuất còn thấp kém
và con người còn bị lệ thuộc nhiều vào tự nhiên.
Môi trường tự nhiên đã là giới hạn của sự phát
triển dân số trong thời kỳ này.
- Đầu thời kỳ đồ đá mới (7000 năm BC), số dân tăng
lên khoảng 10 triệu, gia tăng tự nhiên rất thấp
(0,04%). Con người chết vì đói rét, bệnh tật và vì
xung đột giữa các bộ lạc, tuổi thọ trung bình
thường không quá 20.
9. b. Thời kỳ từ đầu nông nghiệp đến cách mạng
công nghiệp
- Với cuộc Cách mạng đồ đá mới làm xuất hiện
chăn nuôi, trồng trọt và chuyển hoạt động của
con người từ
săn bắt, hái
lượm sang
sản xuất các
sản phẩm
nông nghiệp.
Công cụ bằng
đá được thay thế bằng đồng, bằng sắt.
10. - Việc chuyển sang chăn nuôi và trồng trọt đóng
vai trò quan trọng trong thay đổi động thái
dân số. Với việc hoàn thiện các ngành trồng
trọt, chăn nuôi và các phát minh mới về kỹ
thuật, số dân thế giới tăng lên nhanh hơn.
11. - Khu dân cư lớn hàng triệu người tập trung tại các
trung tâm văn minh cạnh các con sông lớn như Ai
Cập ( sông Nin), Lưỡng Hà ( sông Ơphrat), Ấn Độ (
Sông Ấn, sông Hằng), Trung Hoa ( Hoàng Hà, Trường
Giang)
12. • Tuy nhiên cuối gia đoạn cách mạng nông nghiệp
nghiệp thì sự gia tăng dân số không tiếp diễn như
trước nữa, mà nó có sự dao động là do:
- 1348 - 1350 bệnh dịch hạch làm dân số châu âu
giảm tới 25 %, riêng ở nước Anh 1348 1379
giảm tới 50%
- Nạn đói xảy ra liên tiếp.các cuộc chiếm tranh kéo
dài hàng trăm năm.
• Tất cả đều là yếu tố tác động trực tiếp hay gián
tiếp lên việc phát triển dân số, là nguyên nhân
dẫn đến sự suy giảm dân số vào cuối thời kỳ.
14. • Cuối giai đoạn này các cuộc phát kiến địa lý lớn được
thực hiện mở ra kỷ nguyên mới cho con người
15. 2. Pha tăng logarit
a. Thời kỳ từ năm 1650- 1945
• Đánh dấu bằng cuộc cách mạng công nghiệp ở
Châu Âu. Tiểu thủ công nghiệp ra đời và phát
triển, tạo nên bước ngặt cho phát triển dân số và
lúc này thương mại trỏ thành động lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội.
• Kỹ thuật thủ công được thay thế bằng kỹ thuật
cơ khí ( Máy móc ngành dệt : thoi bay, xa kéo sợi,
máy kéo sợi; đầu máy hơi nước Jame oat)
• Trồng trọt, chăn nuôi phát triển, dự trữ lương
thực cao, hàng hoá được trao đổi giữa các vùng
nhiều hơn, nạn đói và bệnh dịch bị đẩy lùi. Kế quả
tất yếu dẫn đến là dân số thế giới, đặc biệt là
châu âu tăng vọt.
17. - Do điều kiện sinh hoạt cải thiện, y tế và vệ sinh
phòng dịch tiến bộ nhịp điệu tăng dân số bình
quân toàn thế giới trong khoảng thời gian 1850 -
1950 là 0,8 %, dân số tăng từ 1 tỷ đến 2,5 tỷ
người, trong đó dân số Châu á tăng lên đến 2 lần,
Châu Âu và Châu Phi tăng lên 2 lần, Bắc Mỹ tăng 6
lần và Nam Mỹ tăng 5 lần
- Sau đại chiến thứ hai, điều kiện sống được cải
thiện, tỷ lệ sinh lặitng cao và kéo dài cho đến
những năm 1960.
18. b. Giai đoạn 1945- 1963: Bùng nổ dân số
• Nhìn chung, sự gia tăng dân số thể giới liên tục đã dẫn tới
bùng nổ dân số. Nhưng sự phát triển dân số diễn ra rất
khác nhau giữa các khu vực trên thế giới. Các nước kinh
tế phát triển đã trải qua thời kỳ biến đổi dân số và đi vào
thời kỳ có dân số ổn định. Trong khi đó ở các nước đang
phát triển dân số vẫn tăng với nhịp độ cao.
• Do đó, từ những năm 1940, nhất là khi con người đã chế
tạo ra nhiều loại thuốc công hiệu để loại trừ một số bệnh
nguy hiểm, dân số thế giới bước vào giai đoạn “bùng
nổ” với đặc trưng tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử thấp, tỷ lệ tăng
trưởng dân số trung bình toàn cầu 0,9 % (1950) lên đến
1,8 % (1950 -1980) và vẫn giữ mức tăng cao ở các năm
tiếp theo
19. Bảng 1: Tỷ lệ tăng dân số từ 1650-1963
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tăng dân số từ 1650- 1963
2.5
2
1.5
1
0.5
0
1650 1700 1750 1800 1850 1900 1950
%
Năm 1650 1705 1805 1905 1950 1960 1963
Tỷ lệ 0,3 0,5 0,8 0,9 1,8 1,9 2,19
20. 3. Pha tăng âm
• Giai đoạn dân số vẫn tăng nhanh nhưng tốc độ
tăng thời kỳ sau nhỏ hơn thời kỳ trước do chính
quyền đã bắt đầu có nhiều biện pháp, chính sách
để giảm lượng gia tăng dân số.
• Nhờ đó tốc độ gia tăng dân số thế giới giảm
mạnh, tuy nhiên lại không đồng đều ở các quốc
gia và khu vực
VD: Những nước Châu Âu giảm mạnh, còn các nước
châu Á và châu Phi do hiệu quả chính sách dân số
chưa cao nên tỷ lê tăng vẫn cao, thậm chí một vài
nước đang đứng bên bờ vực bùng nổ dân số
22. Bảng 2: Tỷ lệ tăng dân số 1963- 2010
Năm 1963 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010
Tỷ lệ 2,19 2,065 1,959 1,776 1,782 1,797 1,523 1,301 1,123 1,198 1,148
Biểu đồ 2: Tỷ lệ tăng dân số 1963- 2010
2.5
2
1.5
1
0.5
0
1963 1973 1983 1993 2003
23. 4. Pha tiệm cận
• Dân số thế giới hiện đang tăng trưởng với tỷ lệ
khoảng 1,14% mỗi năm.
• Theo ước tính của Liên hợp quốc gần đây
nhất, dân số của thế giới dự kiến sẽ đạt 8 tỷ
người vào mùa xuân năm 2024 . Và đạt mốc 9
tỷ người vào năm 2042
• Mới nhất dự báo của Liên Hợp Quốc chỉ ra
rằng dân số thế giới gần như sẽ ổn định ở mức
chỉ trên 10 tỷ người sau 2062. Và tiến dần tới
đường tiệm cận với môi trường sống
24. • Khi ở pha này quần thể người sẽ đứng trước
nhiều thách thức lớn, nhất là sức ép của môi
trường lên con người
26. Bảng 3: Số liệu về dân số thế giới
Năm Dân số
50.000 năm trước công nguyên 125.000
20.000 năm trước công nguyên 1 triệu
9000 năm trước công nguyên 5 triệu
7000 năm trước công nguyên 10 triệu
Năm thứ 1 sau công nguyên 200 triệu
1630 500 triệu
1805 1 tỷ
1927 2 tỷ
1959 3 tỷ
1975 4 tỷ
1987 5 tỷ
1999 6 tỷ
2011 7 tỷ
2013 7,2 tỷ
27. Biểu đồ 3: Đường cong tăng trưởng dân số
8
7
6
5
4
3
2
1
0
-50000 -40000 -30000 -20000 -10000 0 10000
-1
28. Biểu đồ 4: Đường cong tăng trưởng dân số
( từ 10000 BC đến nay)
29. Biểu đồ 5: Đường cong tăng trưởng dân số
( từ 1000 AD đến nay)
30. • Bảng tỉ suất gia tăng tự nhiên của thế gíới trong mấy
thế kỷ gần đây :
THỜI GIAN ( NĂM ) TỈ SUẤT TĂNG TỰ NHIÊN ( )
1650-1750 0,37
1750-1850 0,47
1850-1900 0,54
1900-1950 0,84
1950-1960 1,86
1970-1980 1,88
1980-1990 1,66
1990-2000 1,56
2000-2010 1,23
2010-2013 1,14
31. • Ta đã biết trước điểm uốn số lượng cá thể tăng
nhanh nhờ tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ
tử vong. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể
đạt được khi quần thể vừa bước vào điểm uốn
trên đồ thị sinh trưởng của quần thể. Qua điểm
uốn tốc độ sinh trưởng giảm dần do nguồn sống
giảm, tốc độ tử vong tăng, quần thể dần tiến tới
ổn định. Và chính tại điểm uốn này, giá trị r sẽ
đạt max
• Công thức r = b – d
32. Biểu đồ 8: Tốc độ tăng trưởng dân số
(trước 1950- 2050)
33. • Từ kết quả trên ta thấy r max = 2,19. Giá trị này
được gọi là tiềm năng sinh học hay tiềm năng
nội tại của quần thể.
• Ta thấy r max= 2,19 có giá trị lớn, và giá trị này
có được khi dân số thế giới là: 3,2 tỷ người.
Đây là giá trị thực tế bởi vì quá trình tăng kích
thước quần thể người đã trải qua giai đoạn
này.
34. • Với tốc độ như vậy mà không có biện pháp
giảm gia tăng dân số thì quần thể người sẽ
diệt vong. Thật may mắn cho chúng ta trên
thực tế con người đã đưa ra hàng loạt chính
sách, biện pháp nhằm kìm hãm sự gia tăng
dân số. Tốc độ giảm khá nhanh tuy nhiên nhìn
chung là vẫn cao. Đặc biệt là ở các nước kém
và đang phát triển.
36. • Theo ước tính của Liên hợp quốc gần đây nhất,
dân số của thế giới dự kiến sẽ đạt 8 tỷ người vào
mùa xuân năm 2024 .
• Dân số thế giới hiện đang tăng trưởng với tỷ lệ
khoảng 1,14% mỗi năm. Sự thay đổi dân số trung
bình hiện nay được ước tính vào khoảng 80 triệu
USD mỗi năm.
37. • Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt đỉnh điểm vào
cuối những năm 1960, khi nó được ở mức 2% trở
lên. Tốc độ tăng đã giảm một nửa kể từ do đó
đỉnh điểm 2.19 phần trăm, mà đã đạt được trong
năm 1963. Tốc độ tăng trưởng hàng năm hiện
đang suy giảm và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong
những năm tới. Hiện nay, người ta ước tính rằng
nó sẽ trở nên ít hơn 1% vào năm 2020 và dưới
0,5% vào năm 2050.
38. Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng dân số 1950- 2100
2.5
2
1.5
1
0.5
0
1940 1960 1980 2000 2020 2040 2060 2080 2100 2120
39. • Điều này có nghĩa rằng dân số thế giới sẽ tiếp tục
phát triển trong thế kỷ 21, nhưng với tốc độ
chậm hơn so với thời gian qua. Dân số thế giới đã
tăng gấp đôi (tăng 100%) trong 40 năm kể từ năm
1959 (3 tỷ ) đến năm 1999 (6 tỷ ). Hiện nay ước
tính rằng nó sẽ mất thêm 43 năm tăng thêm 50%,
trở thành 9 tỷ người năm 2042.
• Mới nhất dự báo của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng
dân số thế giới gần như sẽ ổn định ở mức chỉ trên
10 tỷ người sau 2062.
40. • Đến năm 2030 dân số của Ấn Độ dự kiến sẽ vượt
qua Trung Quốc để trở thành quốc gia lớn nhất
trên thế giới. Dân số của Nigeria dự kiến sẽ vượt
qua dân số Hoa Kỳ năm 2045 để trở thành quốc
gia đông dân thứ ba trên thế giới, bắt đầu cạnh
tranh với Trung Quốc vào cuối năm thế kỷ, với
gần 1 tỷ người vào năm 2100.
41. • Việc dân số tăng nhanh đã ảnh hưởng 1 cách
toàn diện đến chất lượng cuộc sống, thiếu
lương thực, thực phẩm, nghèo nàn, lạc hậu,
khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên gây sức ép
lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường
trái đất...
42. • Kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực khác
và trở thành những thách thức của loài người
như: Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, di dân
bất hợp lý, tác động và ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường, làm ô nhiễm môi trường, suy
thoái môi trường...
44. Nghiên cứu về sự tăng trưởng kích thước của
quần thể người trong thực tế chúng ta thấy được
những thách thức về vấn đề dân số mà cả thế giới
đang đối mặt . Vì vậy chúng ta là những sinh viên
đang ngồi trên ghế nhà trường cần luôn có gắng
nâng cao trình độ về kiến thức và nhận thức,
cùng chung tay góp phần vào việc giảm sự gia
tăng dân số, có ý thức và trách nhiệm trong việc
ổn định kích thước của quần thể người để bảo vệ
môi trường, bảo vệ Trái Đất thân yêu!
45. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình cơ sở sinh thái học NXB GD
- www.census.gov
- www.scientificamerican.com
- www.prb.org
- www.worldometers.info
- www.gopfp.gov.vn
- www.vdic.org.vn