6. 2. Vận tải hàng không là gì?
Vận tải hàng không là hình thức vận chuyển người/hàng hóa
bằng các phương tiện di chuyển trên không, mà chủ yếu là
các loại máy bay. Vận tải hàng không thích hợp sử dụng
để vận chuyển hàng hóa quốc tế với trọng lượng nhỏ như
chuyển fax nhanh, các bưu phẩm có trọng lượng thấp, nhỏ
gọn…
7. 1. Phạm vi sử dụng vận tải hàng không ở Việt Nam
Theo Điều 79 “Tổ chức, sử dụng vùng trời” của LUẬT HÀNG
KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM số 66/2006/QH11 quy định:
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
quyết định việc thiết lập và khai thác vùng trời sân bay, khu vực
bay phục vụ hoạt động hàng không chung:
8. Vùng trời sân bay là khu vực trên không có giới hạn
ngang và giới hạn cao phù hợp với đặc điểm của từng sân
bay; phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, bay chờ trên
sân bay.
Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung là
khu vực trên không có giới hạn ngang và giới hạn
cao, được xác định cho từng loại hình khai thác; có
quy tắc, phương thức bay và các yêu cầu về cung cấp
dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
Đường hàng không là khu vực trên không có giới hạn xác
định về độ cao, chiều rộng và được kiểm soát.
9. 2. Ưu điểm
Hiệu quả của phương thức vận tải hàng không cao, tốc độ
khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh. (Tốc độ của vận
tải hàng không rất cao, gấp 27 lần so với đường biển, 10 lần
so với ô tô và 8 lần so với tàu hỏa).
Vận tải hàng không an toàn và đều đặn, so với các phương
thức vận tải khác thì vận tải hàng không ít tổn thất nhất, do
thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang thiết bị phục vụ vận
chuyển hiện đại nhất, máy bay bay ở độ cao trên 9000m trên
tầng điện ly, nên trừ lúc cất cánh, hạ cánh, máy bay không bị
tác động bởi các điều kiệu thiên nhiên như : sét, mưa bão…
trong hành trình chuyên chở.
Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn chất
lượng cao hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác và
được đơn giản hóa về thủ tục, giấy tờ do máy bay thường bay
thẳng, ít qua các trạm kiểm tra, kiểm soát,…
10. 3. Nhược điểm
Cước vận tải hàng
không cao (gấp 8
lần vận tải đường
biển, gấp 2-4 lần
vận tải đường bộ)
Không thích hợp
cho việc vận
chuyển các loại
hàng hóa giá trị
thấp, khối lượng
lớn và cồng kểnh.
Vận tải hàng
không đòi hỏi đầu
tư lớn về cơ sở vật
chất kỹ thuật (cảng
hàng không, máy
bay, trang thiết bị
xếp dỡ và làm
hàng) cũng như
đào tạo nhân lực
phục vụ.
11. 4. Vận tải hàng không kết hợp với các phương thức
khác
Trong công cuộc phát triển vận tải chuyên chở hàng hóa giao lưu
quốc tế, người ta ngày càng nâng cao, hoàn thiện các phương
thức vận tải đơn phương thức (vận tải riêng lẻ). Nhưng hoàn cảnh
thực tế đòi hỏi phải liên kết những phương thức đó lại với nhau
để thu được hiệu quả lớn hơn, lợi nhuận cao hơn. Người ta gọi đó
là tổ chức vận tải đa phương thức (vận tải liên hợp).
12. Trên thế giới phổ biến 2 mô hình vận tải liên hợp với vận
tải hàng không, đó là:
• Vận tải đường biển - Vận tải hàng không
(Sea – Air)
• Vận tải ô tô - Vận tải hàng không (Road
– Air)
13. Mô hình vận tải đường biển -
vận tải hàng không (Sea – Air)
Nhanh hơn đường biển, rẻ hơn
đường không: Mô hình này là sự
kết hợp giữa tính kinh tế của vận
tải biển và sự ưu việt về tốc độ
của vận tải hàng không
Áp dụng trong việc chuyên chở
những hàng hoá có giá trị cao
như: đồ điện, điện tử và những
hàng hoá có tính thời vụ cao như:
quần áo, đồ chơi, giầy dép.
Phổ biến từ các vùng Viễn Đông
sang châu Âu.
Mô hình vận tải ôtô - vận tải
hàng không (Road - Air)
Mô hình này sử dụng để phối hợp
cả ưu thế của vận tải ôtô và vận tải
hàng không: Kết hợp tính cơ động
linh hoạt của ô tô với độ dài vận
chuyển của máy bay. => Hay còn
gọi là dịch vụ nhặt và giao (pick up
and delivery)
Người ta sử dụng ôtô để tập trung
hàng về các cảng hàng không hoặc
từ các cảng hàng không dùng ô tô
chở đến nơi giao hàng ở các địa
điểm khác.
15. Với nền
kinh tế
• Hàng không đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
• Ngành công nghiệp vận tải hàng không tạo ra tổng cộng 29 triệu việc làm.
Tác động lên kinh tế toàn cầu được ước tính khoảng 2,960 tỷ đồng, tương
đương với 8% của thế giới Tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Với lợi ích
xã hội
• Bằng cách mở rộng giải trí và trải nghiệm văn hoá cho người dân, vận tải
hàng không giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nó cung cấp một sự lựa
chọn rộng rãi về địa điểm nghỉ ngơi khắp thế giới và là một phương tiện với
giá cả phải chăng để thăm viếng bạn bè, người thân ở xa.Vận tải hàng không
giúp cải thiện mức sống và xoá đói giảm nghèo, chẳng hạn như thông qua
dịch vụ du lịch.
Với môi
trường
• Hạm đội máy bay ngày hôm nay sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn 70% so
với 40 năm trước. Lượng khí thải carbon monoxide đã giảm đồng loạt 50%,
trong khi hydrocarbon chưa cháy và khói đã được giảm tới 90%.
16. Vận tải hàng không đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Thử thách của Việt Nam hiện nay là thiếu hụt nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ vận tải hàng không và cơ sở hạ tầng
điện tử chưa đáp ứng được nhu cầu.
Trong hội nhập toàn cầu, ngành vận tải hàng không VN đang
bước vào điểm trải nghiệm về cải cách thủ tục hải quan và
kèm với đó là những khó khăn thách thức: Trong cải cách thủ
tục hải quan, VN cần ưu tiên xây dựng quy trình thủ tục hải
quan điện tử và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành
có liên quan, hải quan VN cần được củng cố và thực thi các
chuẩn mực chung,…