2. Báo cáo ca bệnh (case report) hoặc hàng loạt ca (case
series report) nhằm thông tin các ca bệnh hiếm, các ca
bệnh có các biểu hiện, diễn tiến hoặc biến chứng khác
thường hoặc tường trình các tai biến bất thường do
thuốc gây ra cho người bệnh.
Báo cáo ca bệnh ít có giá trị về y học chứng cớ, tuy
nhiên trong lịch sử y học đôi khi nhờ các báo cáo này
giúp cho nhà khoa học phát hiện một loại bệnh mới hoặc
các biến chứng gây ra do thuốc mà các cty bào
chế không lường trước được.
3. Ví dụ :
Vào những năm đầu thập niên 60, hàng ngàn phụ nữ
Châu Âu sinh ra quái thai, dị tật cụt chi giống như
hải cẩu, do uống thuốc an thầnThalidomide trong 3
tháng đầu thai kỳ.
Bác sĩ McBride ở Úc là người đầu tiên đã phát hiện ca dị
tật cụt chi ở một bệnh viện phụ sản tại Sydney và đã báo
cáo trên báo Lancet vào năm 1961. Đến năm 1962 hàng
loạt các ca tương tự đã được phát hiện tại Anh và công
bố trên báo British Medical Journal
4. 1.Cách trình bày bài báo cáo ca bệnh
Tùy theo báo y học, cách trình bày bài viết báo cáo ca bệnh
phải theo hướng dẫn về nội dung, hình thức và các tiêu chí do
tờ báo qui định. Nói chung, báo cáo ca bệnh thường được trình
bày như sau.
Hình thức của bài viết báo cáo ca bệnh gồm các phần: Tóm tắt,
mở đầu, báo cáo ca bệnh và bàn luận.
Báo cáo ca bệnh có thể mô tả một ca hoặc hàng loạt ca bệnh
(case serie report). Tổng độ dài bài viết dài khoảng 1500-2500
từ. Tựa bài báo phải ngắn gọn, đầy đủ và xúc tích.
5. 1.1 Phần tóm tắt.
1.2 Phần mở đầu.
Nêu vấn đề một cách xúc tích và ngắn gọn trong vài
câu về tình trạng hiếm và lạ của ca bệnh này để gây
ngay sự chú ý cho người đọc. Tham khảo trong y
văn và internet (Medline, Embase, Ovid, thư viện
Cochrane…), hoặc ngay cả ở bộ máy tìm kiếm
Google, các trường hợp tương tự đã được báo
cáo trước đây.
Phần mở đầu thường chỉ cần ba đoạn văn là
đủ và thường không cần ghi tựa (ví dụ: đặt vấn đề
hoặc mở đầu).
6. 1.3 Phần báo cáo ca bệnh
Phần chính của bài báo, được trình bày theo trình tự thời gian
và liên hệ nhân-quả của ca bệnh, tránh lập lại và viết các chi
tiết không cần thiết.
Trình bày các thông tin liên quan đến ca bệnh bao gồm tiền sử
bệnh, chẩn đoán ban đầu, diễn tiến của bệnh: dấu hiệu sinh
tồn, các kết quả xét nghiệm, các kết quả hội chẩn, . Ghi nhận
hiệu quả của việc điều trị, các diễn tiến ngoài dự đoán, kết cục
(outcome) của người bệnh, các đề nghị về hướng xử trí tiếp
theo và tình trạng người bệnh vào thời điểm viết báo cáo.
Phần tiền sử và đặc điểm cá nhân bao gồm tuổi, giới, chiều
cao, cân nặng, chủng tộc, nghề nghiệp, tiền sử gia đình. Mô tả
rõ các thăm khám thực thể và các dấu hiệu bất thường.
Các xét nghiệm và dữ liệu chẩn đoán ca bệnh và các chẩn
đoán loại trừ phải được ghi ra,
7. 1.4 Phần bàn luận.
Là phần quan trọng nhất của báo cáo ca bệnh.
Đoạn văn đầu tiên thường nêu lên mục đích của báo cáo ca
bệnh, đoạn kế tiếp liên hệ đến các báo cáo trước đây về các
trường hợp tương tự đã nêu trong y văn, cần phân tích sự
giống nhau hoặc sự khác biệt với các trường hợp ghi nhận
trước đây, lưu ý các bài báo tham khảo phải là bài báo gốc
không được trích dẫn thông qua bài báo của tác giả khác.
Đoạn văn cuối cùng, phần quan trọng nhất của phần bàn
luận, là nêu được các chứng cớ khoa học để thuyết
phục người đọc là ca bệnh mô tả được chẩn đoán là đáng
tin cậy, các diễn tiến của ca bệnh này là logic và có những đặc
điểm khác với các ca bệnh kinh điển thường được mô tả trước
đây.
Kết thúc phần bàn luận nên lên bài học kinh nghiệm được rút
ra từ ca bệnh này.