CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI HỆ TIẾT NIỆUBs Đặng Phước Đạt (Phòng khám tiết niệu nam khoa Đà Nẵng)Sỏi ٳận ( Nephrolithiasis) là bệnh lý thường gặp nhất của đường tiết niệu, bệnh lý này gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Tải file truy cập: https://bacsidanang.com/ hoặc https://nhathuocdanang.com/
Tuổi mắc bệnh thường là từ 30 – 55 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ em (sỏi bàng quang)
Tỷ lệ mắc bệnh sỏi ٳận tiết niệu chung trên toàn thế giới vào khoảng 3% dân số và khác nhau giữa các quốc gia.
Kỹ thuật mở màng phổi tối thiểuBệnh Hô Hấp Mãn TínhTrung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai
Chuyên trang bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản:
http://benhphoitacnghen.com.vn/
http://benhkhotho.vn/
Là thủ thuật nhằm giải phóng khoang MP khỏi sự đè ép do khí hoặc dịch, đưa khoang MP về trạng thái ban đầu
là một khoang ảo áp lực âm tính
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI HỆ TIẾT NIỆUBs Đặng Phước Đạt (Phòng khám tiết niệu nam khoa Đà Nẵng)Sỏi ٳận ( Nephrolithiasis) là bệnh lý thường gặp nhất của đường tiết niệu, bệnh lý này gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
Tải file truy cập: https://bacsidanang.com/ hoặc https://nhathuocdanang.com/
Tuổi mắc bệnh thường là từ 30 – 55 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ em (sỏi bàng quang)
Tỷ lệ mắc bệnh sỏi ٳận tiết niệu chung trên toàn thế giới vào khoảng 3% dân số và khác nhau giữa các quốc gia.
Kỹ thuật mở màng phổi tối thiểuBệnh Hô Hấp Mãn TínhTrung tâm hô hấp bệnh viện Bạch Mai
Chuyên trang bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản:
http://benhphoitacnghen.com.vn/
http://benhkhotho.vn/
Là thủ thuật nhằm giải phóng khoang MP khỏi sự đè ép do khí hoặc dịch, đưa khoang MP về trạng thái ban đầu
là một khoang ảo áp lực âm tính
Các thiết bị cung cấp oxy liệu pháp oxyBệnh Hô Hấp Mãn TínhCTMT Quốc gia phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản http://benhphoitacnghen.com.vn/
Chuyên trang bệnh hô hấp mãn tính: http://benhkhotho.vn/
Suy hô hấpBệnh Hô Hấp Mãn TínhSuy hô hấp là tình trạng suy giảm đáng kể khả năng trao đổi khí của hệ hô hấp, biểu hiện bằng sự giảm oxy máu (hypoxemia) và/hoặc tăng CO2 máu (hypercapnia).
Kiểm soát đường thở - ICU Protocols: A Stepwise ApproachMedical ShareICU Protocols: A Stepwise Approach
Chương 1: Kiểm soát đường thở
Sheila Nainan Myatra and Jigeeshu V. Divatia
Dịch bởi: BS Phạm Hoàng Thiên
Một bệnh nhân nam 60 tuổi mắc bệnh đái tháo đường béo phì với viêm phổi
thùy bên trái đã được chuyển từ phòng bệnh đến đơn vị hồi sức tích cực (ICU).
Bệnh nhân khó thở tăng dần và thay đổi trạng thái tinh thần trong 6h qua. Ông ấy
ngủ gà nhưng gọi thì vẫn tỉnh dậy, nhịp thở hiện tại là 33 lần/phút, Sp02 là 92%
trong khi đang thở oxy qua mask với liều 6l/phút. Nhịp tim 110l/phút và HA là
90/60.
Đặt nội khí quản là một trong những thủ thuật phổ biến nhất được thực hiện tại
khoa HSTC. Tại đây, thủ thuật không được thực hiện dưới sự kiểm soát chặt chẽ
như ở phòng phẫu thuật, vì vậy những biến chứng của đặt nội khí quản có thể đe
dọa tính mạng bệnh nhân với một tỉ lệ đáng kể. Do đó chương này sẽ cung cấp
từng bước một về việc làm thế nào để kiểm soát đường thở tại phòng HSTC, bao
gồm những chỉ dẫn cụ thể về việc chuẩn bị, đánh giá, cách tiến hành thủ thuật,
những lưu ý, duy trì, và những biến chứng liên quan đến việc đặt nội khí quản.
Bước 1: Hãy chuẩn bị thật tốt trước khi tiến hành thủ thuật
• Bệnh sử từ các bác sĩ điều trị sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về các
dụng cụ cần có và đánh giá sự cần thiết của việc kiểm soát đường thở (e.g., tri
giác, tình trạng hô hấp và huyết động, thời điểm ăn cuối cùng, các bệnh lý nền có
thể gây biến chứng khi đặt nội khí quản, cũng như chống chỉ định với
succinylcholine/các thuốc khác).
• Kiểm tra oxy nguồn, hệ thống hút, đèn đặt nội khí quản, các monitor, thuốc,
và dụng cụ bảo hộ.
Bước 2: Đánh giá ban đầu, thở oxy dự phòng, và thông khí
Hãy nhớ rằng, việc đặt NKQ thất bại không gây hại cho BN mà là không đảm
bảo oxy/thông khí. Phải chắc chắn duy trì nồng độ oxy đầy đủ ở mọi thời điểm.
• Ở những bệnh nhân bệnh nặng, sự vận chuyển oxy bị hạn chế và việc kiểm
soát đường thở tốn nhiều thời gian hơn. Khi những BN này ngưng thở, độ bão
hòa oxy sẽ giảm dưới 85% nhanh hơn. Vì vậy, việc cho thở oxy dự phòng tối đa
(ít nhất 3 phút) được khuyến cáo để BN có thể chịu đựng được trong thời gian
ngưng thở khi đặt nội khí quản.
• Thay vì mặt nạ mặt đơn giản, thở oxy lưu lượng cao (12–15L mỗi phút) sử
dụng mặt nạ và túi AMBU dự trữ. Với cách này, bạn sẽ sẵn sàng để thông khí
nếu cần và có thể cung cấp nồng độ oxy cao hơn (cung cấp 100% oxy
• Kiểm tra sự thông thoáng của đường thở (nghiêng đầu/nâng cằm/đẩy hàm),
đánh giá sự di động của thành ngực và nhịp thở, lắng nghe âm thở (nghe ngực),
và cảm nhận dòng không khí.
• Nếu bệnh nhân thở không phù hợp với đường thở mở thông, thực hiện thông
khí mặt nạ có túi dự trữ. Đảm bảo ngực nâng lên tương xứng. Giữ mặt nạ với cả
hai tay nếu khó thông khí.
• Thông khí mặt nạ-túi dự trữ có thể khó khăn trong các trường hợp sau đây:
béo phì, nhiều râu, dị dạng/ băng bó mặt, hàm to/nặng, lưỡi to, không có răng,
bệnh lí đường thở, mở rộng cổ kém, tiền sử ngáy và ngưng thở lúc ngủ do tắc
nghẽn.
• Loại bỏ tắc nghẽn đường thở trên nếu có:
– Âm ngáy, rì rào, chu
ICU Protocols A Stepwise Approach Cai máy thởMedical ShareICU Protocols A Stepwise Approach Cai máy thở
Cai máy nghĩa là chuyển từ thông khí hỗ trợ toàn bộ sang thở tự nhiên.
Thường là một quá trình nhanh chóng ở phần lớn bệnh nhân nhưng có thể sẽ phải
kéo dài trong khoảng 20-25% số case. Những bệnh nhân này cần được xem xét
một cách có hệ thống để tiến hành cai máy. Nó cần được tiến hành sớm khi bệnh
nhân thỏa mãn các điều kiện cần thiết. Cai máy gồm hai phần: giải phóng khỏi
máy thở và rút nội khí quản. Bệnh nhân càng được cai máy thở sớm, càng giảm tỉ
lệ viêm phổi, chấn thương do thở máy, rút ngắn thời gian nằm ICU, đồng thời
giảm tỉ lệ tử vong nói chung,
Bước 1: Xác định bệnh nhân đã sẵn sàng cai thở máy chưa
• Cai máy không nên tiến hành vội vã vì nó chỉ thành công khi bệnh nhân đã
sẵn sàng cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng cũng cùng lúc đó, cai máy cũng phải
được tiến hành không chậm trế nhằm ngăn ngừa các biến chứng. Bất cứ bệnh
nhân nào cai máy cũng phải xem xét những điều dưới đây.
1. Điều kiện tiên quyết là phải sẵn sàng
• Những nguyên nhân làm cho bệnh nhân phải thở máy đã được giải quyết,
tình trạng bệnh nhân được cải thiện.
• Huyết động ổn đinh.
• Oxy2 hóa máu thích hợp (ví dụ: PaO2 /FiO2 > 200, PEEP < 5–8 cm H2O,
FiO2 < 0.5).
• Bệnh nhân có thể tự thở được.
2. Tiên lượng được mức độ thành công cai thở máy
Tiên lượng mức độ thành công của cai thở máy dựa trên những thông số sinh
lý để quyết định. Tuy nhiên không một xét nghiệm đơn độc nào đủ độ tin cậy,
lâm sàng là yếu tố tối quan trọng.
• Chỉ số thở nhanh nông (Rapid shallow breathing index-RSBI) được đánh giá
bằng cách cho bệnh nhân thở oxy qua ống chữ T trong 2 phút
– F (tần số)/V (thể tích khí lưu thông ở đơn vị lít) nhỏ hơn 100 là yếu tố tiên
đoán cai máy thành công .
– Ngưỡng 100 không có tính bắt buộc và có thể dao động bởi 10–20 bệnh
nhân với kích thước ống nội khí quản nhỏ hơn 7 và ở phụ nữ.
• Thông khí phút ít hơn 10L/phút.
• Tần số hô hấp ít hơn 35 lần/phút.
• Áp suất hít vào tối đa âm hơn −30 cm HO.
Bước 2: Chuẩn bị cho cai máy
Ngừng truyền thuốc an thần liên tục mỗi ngày để đánh thức bệnh nhân thực
hiện thử nghiệm đánh thức tự nhiên (SAT)
• Giao tiếp với bệnh nhân, giải thích quá trình, và trấn an họ.
• Ghi lại các thông số cơ bản và giữ hồ sơ theo dõi bên giường bệnh nhân.
• Giữ môi trường yên tĩnh và có điều dưỡng hoặc bác sĩ bên cạnh để động viên
và hỗ trợ.
• Nếu bệnh nhân thất bại với SAT (Bảng 7.1), lặp lại an thần với phân nửa liều
trước đó.
• Nếu bệnh nhân thành công với SAT sau khi ngưng an thần, đánh giá bệnh
nhân cho thử nghiệm thở tự nhiên (SBT) dựa trên các điều kiện tiên quyết đã
được đề cập ở bước 1.
Bảng 7.1: Các tiêu chuẩn lâm sàng thất bại với SAT
– Thông khí hỗ trợ thích ứng (Adaptive support ventilation): nó đã được
chứng minh là tốt hơn SIMV ở những bệnh nhân sau phẫu thuật tim.
• Thông khí cơ học kiểm soát (Control Mechanical Ventilation - CMV): sử
dụng hợp lí ở những bệnh nhân mệt mỏi hô hấp ở chế độ tự phát. Vì vậy nên sử
dụng chế độ này trong các trường hợp khó cai máy vào ban đêm để các cơ nghỉ
ngơi.
1. Liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bs Hoàng Đình Hữu Hạnh
Trung tâm Chăm sóc hô hấp
Bệnh viện Đại Học Y Dược
I. Mục đích:
- Mục đích của liệu pháp oxy dài hạn cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là giúp cung cấp
ôxy có nồng độ cao hơn trong khí trời để điều trị tình trạng thiếu oxy máu mạn tính
II. Mục tiêu:
- Cung cấp ôxy với dụng cụ thích hợp và lưu lượng tối ưu để cải thiện tình trạng thiếu oxy máu.
- An toàn cho BN, tránh các tai biến ngộ độc ôxy.
III. Khi nào bệnh nhân COPD cần được điều trị liều pháp oxy dài hạn
- Phương pháp tốt nhất để xác định là :
. Khí máu động mạch : đo PaO2, PaCO2
. Oxy meter : SpO2
. Hct
- Bệnh nhân COPD được chỉ định liệu pháp oxy dài hạn khi :
+ Bệnh nhân COPD giai đoạn 4 có :
. PaO2 < 55
. PaO2 từ 55 – 60 nhưng kèm theo :
- Tăng áp động mạc phổi
- Suy tim
- Đa hồng cầu ( Hct > 55 )
IV. Lợi ích của liệu pháp oxy dài hạn tại nhà
. Cải thiện khả năng vận động gắng sức
. On định áp lực động mạch phổi, tránh bị tâm phế mạn, suy tim phải
. Giảm số lần nhập viện
. Cải thiện tâm thần kinh
. Có giấc ngủ tốt hơn
. Cải thiện chất lượng cuộc sống
. Giúp tăng tuổi thọ
V. Liều oxy cho liệu pháp oxy dài hạn
Những nguyên tăc qui định chung cho liệu pháp oxy tại nhà cho bệnh nhân COPD
- Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân
. COPD ở tình trạng ổn định, được điều trị thuốc như : dãn phế quản, corticosteroids dạng hít ..
. Có ít nhất 2 kết quả khí máu được thực hiện khi thở khí trời và cách nhau ít nhất 20 phút
. Có PaO2 < 55 mmHg hay PaO2 = 55 -60 nhưng có tăng áp phổi hay Hct > 55%
- Liều oxy
. Thở oxy liên tục bằng ống thông mũi đơn hay đôi
. Lưu lượng oxy thấp nhất sao cho PaO2 đạt 60-65 mmHg hay SpO2 đạt 88 94%
. Tăng thêm 1 lít so với liều căn bản khi vận động và ngủ
2. VI. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục
1. Sử dụng không đúng cách:
- Liều quá cao: bệnh nhân thường tự ý tăng liều thở oxy, nhất là khi bệnh trở nặng. Người nhà
thường tăng liều khi thấy bệnh nhân khó thở, điều hoàn toàn có hại vì sẽ làm mất cơ chế kích
thích hô hấp duy nhất của bệnh nhân BPTNMT.
- Thời gian thở không đúng: thông thường bệnh nhân chỉ thở khi thấy mệt, khoảng 15-30 phút.
Khắc phục : bệnh nhân thở đúng theo liều lượng được chỉ định, nên có số Điện thoại của bác sĩ
điều trị để được tư vấn kịp lúc khi cần.
2. Không có sự theo dõi của BS chuyên khoa
Đa số bệnh nhân BPTNMT thở oxy tại nhà chỉ dựa vào sự hướng dẫn của cửa hàng bán oxy mà
không có sự theo dõi của BS chuyên khoa hô hấp.
· Khắc phục:
- Lập sổ theo dõi cho bệnh nhân: đo KMĐM khi bệnh ổn định và lặp lại sau 3-4 tuần, sau đó theo dõi
hàng năm.
- Đảm bảo những điều trị khác tối ưu ( thuốc men, dinh dưỡng, ngưng thuốc lá…)
- BS theo dõi bệnh nhân tại nhà mỗi tháng hoặc khi bệnh nhân có vấn đề
3. Không biết cách theo dõi dụng cụ thở oxy.
- Dụng cụ thở không được vệ sinh đúng cách
- Bình làm ẩm không được vệ sinh, thay nước sạch
- Theo dõi lượng oxy đã thở, bình oxy khi nào là hết.
· Khắc phục:
- Dây thở khi không sử dụng phải đựng trong túi ni long sạch . Canula rửa bằng xà phòng và sấy
khô 1-2 lần / tuần. Thay canula mới mỗi 2-4 tuần. Sau 1 đợt cảm cúm phải thay canula mới.
- Bình làm ẩm nên tháo ra rửa sạch và thay nước hàng ngày, hoặc khi cạn nước.
- Khi đồng hồ áp suất bằng 0 tức đã hết oxy nên thay bình khác.
- Khi không sử dụng phải khóa van lại cẩn ٳận.
4. Nguyên tắc an toàn cháy nổ:
Bệnh nhân và người trong nhà chưa nhận thức được mức độ nguy hại của oxy, còn hút thuốc gần
nơi thở oxy hoặc bố trí bình oxy gần nơi nấu nướng hay dễ va chạm.
Oxy thật sự không phải là chất gây nổ, gây cháy nhưng nó sẽ làm cháy to hơn, mạnh hơn. Trên
thế giới chưa ghi nhận cháy nổ do thở oxy tại nhà, chỉ bị phỏng mặt ở những người vừa thở oxy
vừa hút thuốc.
Phòng thở oxy nên cách ly, cách xa các nguồn dễ cháy (bình gas, nến, nơi đốt nhang…) Không
hút thuốc nơi thở oxy.
3. VII. DỤNG CỤ:
5.1. NGUỒN ÔXY:
- Ôxy bình: ôxy được nén trong bình, được vận chuyển đến
cạnh giường BN.
- Thường có hai loại bình phổ biến : 3 khối và 6 khối
- Máy tạo ôxy từ khí trời (Extracteur de l’oxygène): máy tách ôxy từ khí trời sau khi loại hết các
loại khí khác không có khả năng hô hấp.
- Oxy được hoá lỏng : ít có ở Việt Nam
5.2. BÌNH LÀM ẨM: loại sủi bọt đã khử trùng, có đánh số theo ngày sử dụng, đổ nước cất vô trùng đến
mức qui định (water level)
5.3. DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY:
- 5.3.1.1. Ống thở oxy 1 mũi :
Ưu điểm :
- Còn một mũi trống.
- Dễ cố định.
- Dễ sử dụng
Khuyết điểm : .
- Nồng độ ôxy có thể thấp hơn.
- Dễ kích thích hầu họng.
- Dễ cản trở nuốt.
- Khí không được sưởi ấm ở mũi hầu.
- Dễ bị bít do xuất tiết.
- Khô màng nhầy mũi hầu / lưu lượng > 6
lít/phút.
5.3.1.2. Ống thở ôxy 2 mũi (nasal cannula):
- Phần nằm trong mũi BN của cannula là 2 nhánh
ngắn 1cm, nên không gây sang chấn mũi.
- BN dễ dàng chấp nhận.
o Công thức tính FiO2 = (số lít ôxy cho X 4) +
20% (20% ôxy của khí trời)
Ưu điểm Khuyết điểm
- Cung cấp nồng độ ôxy khá hơn. - 2 mũi bị cản trở.
- Ít bị kích thích hầu họng hơn. - Cố định kém hơn, FiO2 dao động.
- Ăn uống, nói chuyện trong lúc thở ôxy. - Làm khô màng nhầy mũi hầu khi lưu
lượng khí > 6 lít/phút.
4. - Khi được sưởi ấm khi qua hầu họng.
VIII. NGUYÊN TẮC AN TOÀN:
- Nguồn ôxy có bảng cấm lửa.
- BN luôn luôn được thở ôxy ẩm (không để bình làm ẩm cạn nước).
- Thay bình làm ẩm hay xác định mực nước trong 24 giờ
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Võ Công Đồng. Oxy liệu pháp. Trong: Tài liệu thực tập cấp cứu. Bộ môn Nhi, trường
Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, trang 5-11.
2. Cách cho bệnh nhân thở ôxy. Trong: Kỹ thuật chăm sóc ngưòi bệnh. Bộ Y Tế – Vụ Khoa
Học và Đào Tạo. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 1995, trang 212-222.
3. Martin H. Kollef. Oxygen therapy. In: The Washington Manual of Medical Therapeutics
2001, 30th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp197-198.
4. Thomas L. Petty . Long term oxygen therapy . National Lung Health Education program
Sơ lược về Thở Oxy qua ống thông mũi,Mask và Nội Khí Quản(g1 s or s)
Oxy qua ống thông mũi,Mask và Nội Khí Quản dùng cho những bệnh nhân cần thở oxy,Sự lựa chọn
phương pháp nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, nồng độ oxy cần cho, trang bị của bệnh viện và
sự thoải mái cho bệnh nhân.
*Thở oxy qua ống thông mũi:được sử dụng để cung cấp nồng độ oxy thấp
Phương pháp này có thuận lợi là bệnh nhân dễ chấp nhận, có thể ăn uống, nói chuyện trong khi thở
oxy.
Tuy nhiên nó có một số bất lợi sau:
- Nồng độ oxy thở vào (FiO2) thay đổi và không đo được chính xác vì tùy thuộc vào kiểu thở và thể tích
thở của bệnh nhân. Không đạt được nồng độ oxy tối đa trong khí thở vào, chỉ làm tăng FiO2 được
khoảng 3%/ 1 lít oxy.
- Lưu lượng khí chỉ nên giới hạn tối đa khoảng 5-6 lít/phút. Nếu sử dụng lưu lượng cao hơn nó vẫn
không tăng hiệu quả mà lại có nguy cơ khí vào dạ dày làm căng giãn dạ dày.
- Dễ gây bít tắc ống do chất tiết, Khó làm ẩm khí thở.
Thở oxy qua ống thông mũi chỉ nên áp dụng cho các trường hợp thiếu oxy nhẹ, bệnh nhân còn tỉnh táo.
5. *Thở oxy qua mask:
- Mask đơn giản: Là loại mask không có van và bóng dự trữ. Loại mask này có thể cung cấp nồng độ oxy
khí thở ổn định hơn qua ống thông mũi. Cho FiO2 vào khoảng 35-60% với lưu lượng 5-6 lít/phút. Thay
đổi các thông số hô hấp cũng có thể làm thay đổi FiO2. Thông thường ở người lớn nên thở ít nhất là 5
lít để tránh thở lại CO2..
- Mask không thở lại: Là mask có bóng dự trữ và có van một chiều tránh thở lại. Mask này có thể cung
cấp FiO2 đạt 100% nhưng phải thật kín để tránh lọt khí trời vào mask và lưu lượng khí phải đủ để làm
căng bóng dự trữ
- Mask thở lại một phần: Mask này chỉ có bóng dự trữ, không có van một chiều. Với lưu lượng 10
lít/phút có thể cung cấp FiO2 50-65%.
- Mask Venturi: là mask có cấu tạo theo nguyên lý Bernulli để dẫn một thể tích lớn không khí (đến 100
lít/phút) để trộn với dòng oxy vào (2-12 lít/phút). Kết quả sẽ tạo khí trộn có nồng độ oxy ổn định từ 24-
40%, phụ thuộc vào lưu lượng oxy.(Tham khảo thêm tại
đây:http://www.ycantho.com/qa/showthread...%C3%A0-g%C3%AC )
6. *Nội khí quản: (mời mọi người tham khảo tai đây:http://www.ycantho.com/content/6/23/...-khi-
quan.html )